- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĂN NGHỆ ĐỜI SỐNG

19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 104492)

 


THƯ VIỆN DO THÁI ĐƯỢC GIỮ TÀI LIỆU CỦA NHÀ VĂN FRANZ KAFKA SAU MỘT CUỘC THƯA KIỆN

 thetrial-kafka-content

Tin Jerusalem: Một tòa án tại Tel Aviv phán quyết rằng những tài liệu viết bởi nhà văn Franz Kafka, được giữ nhiều thập niên trong một gian phòng chung cư của một phụ nữ cao niên đã qua đời, phải được chuyển lại cho thư viện quốc gia Do thái. Những giấy tờ này đã được giữ lần cuối cùng bởi Eva Hoffe và Ruth Wiesler, hai chị em, người tranh cãi trong một vụ xử kéo dài hơn 4 năm rằng họ là người chính thức thừa hưởng tài liệu này từ người mẹ Esther Hoffe, thư ký của bạn thân và là người thực thi di chúc của nhà văn Kafka ông Max Brod. Luật sư cho Ruth Wiesler nói họ sẽ nộp đơn kháng cáo. Vào năm 1939, ông Brod trốn thoát từ quân đội Nazi, đi trên chuyến xe lửa cuối cùng rời khỏi Prague với một chiếc xách tay chứa đựng những giấy tờ tài liệu của Kafka. Sau cái chết của Brod ở Do Thái vào năm 1968, tài liệu này được truyền xuống cho Esther Hoffe. Khi bà Hoffe qua đời vào năm 2007, bà để lại cho hai con gái, một hành động thách thức bởi quốc gia Do Thái, trong đó nói rằng ông Brod để lại những hướng dẫn trong di chúc, tài liệu này phải được đưa vào một nơi lưu trữ công cộng. Quyển sách The Trial", "The Castle" và "Amerika" của Kafka đã được xuất bản sau cái chết của ông vào năm 1924, khi Brod, cũng là người viết tiểu sử cho ông Kafka, đã làm ngơ và bác bỏ ý muốn trước khi chết của nhà văn người Do Thái nói tiếng Đức phải đốt hết những công việc chưa xuất bản của ông. Những giấy tờ này được tin là bao gồm cả bản thảo bởi Brod vốn có thể chiếu rọi ánh sáng mới trên thời gian và cuộc đời của Kafka tại Prague.

 

PHỎNG VẤN NHÀ VĂN J.K.ROWLING TRÊN CHƯƠNG TRÌNH DAILY SHOW

the_casual_vacancy-content 

Tin New York - Nhà văn người Anh J.K. Rowling tiếp tục chuyến lưu diễn quảng bá cho quyển sách mới của bà tựa đề The Casual Vacancy trên chương trình The Daily Show với Jon Stewart vào ngày thứ hai vừa qua tại New York. Trong khi nói chuyện về sự nổi tiếng và thành công, Rowling đã bàn luận về những thời gian khó khăn trước cơn sốt của loạt trường thiên tiểu thuyết Harry Potter. Bà nói với Stewart gia đình của bà đã phải nhận tiền trợ cấp của chính phủ Anh trong vài năm. Hiện thời tài sản của bà ước tính khoảng 1 tỉ mỹ kim theo từ tạp chí Forbes, bà vẫn biết ơn chính quyền Anh cho số tiền trợ cấp vào thời gian khốn khó này, và cũng vì lý do kể trên mà bà vẫn ở lại Anh Quốc và đóng rất nhiều tiền thuế, bà có thể dời về sống tại Monaco, nhưng thật sự bà cảm thấy quê hương Anh Quốc đã giúp đỡ cho bà rất nhiều, có rất nhiều những nơi chốn khác trên thế giới nơi con người phải chịu đói khát. Sau khi làm việc trên loạt tiểu thuyết Potter trong hơn một thập niên, Rowling đã cho xuất bản quyển sách đầu tiên dành cho người lớn vào ngày 27 tháng 9.

 

VĂN SĨ MẠC NGÔN ĐƯỢC CHỌN TRAO GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG

 macngon

Tin Stockholm - Giải Nobel Văn chương năm nay đã được trao cho nhà văn Mặc Ngôn của Trung Cộng. Giải Nobel Văn chương là giải thứ 4 được lần lượt tuyên bố sau các giải y khoa, vật lý và hoá học. Các giải Nobel khoa học, văn chương và hòa bình đã được trao tặng từ năm 1901 theo di chúc của nhà khoa học Alfred Nobel. Nhà văn Mặc Ngôn có tên thật là Quản Mô Nghiệp, sinh năm 1955, được coi là nhà văn nổi tiếng nhất người Trung Hoa. Tây Phương đã biết đến tên tuổi Mặc Ngôn nhờ 2 cuốn tiểu thuyết được dùng làm nền tảng cho cuốn phim Red Sorghum.

 

BỨC TƯỢNG GÂY NHIỀU TRANH LUẬN CỦA HOẠ SĨ DAMIEN HIRST

damienhirst_1 

Tin Devon: Bức tượng một phụ nữ đang mang thai của họa sĩ Damien Hirst đã được chính thức khai trương vào ngày thứ ba vừa qua, tại một thành phố duyên hải thuộc quận hạt Devon, 300 dậm về hướng tây nam của Luân Đôn, tuy nhiên giống như những tác phẩm khác của người họa sĩ, bức tượng này cũng đã tạo nhiều bàn cãi tranh luận. Bức tượng đồng cao 20 mét của một phụ nữ mang thai được gọi là Verity đã được dựng lên bằng một cần cầu trên cầu tầu Ilfracombe. Hằng trăm cư dân đã đến để được ngắm nhìn lần đầu tiên tác phẩm này, vốn sẽ phải cần hơn một tuần lễ để lắp ráp hoàn hảo. Thị trưởng của Ilfracombe là Lynda Courtnadge cho biết ông Damien Hirst sống gần đó tại ngôi làng của Combe Martin và ông có một nhà hàng tại Ilfracombe cùng những bất động sản khác chung quanh khu vực. Bức tượng được cho thành phố mượn và họ rất hài lòng với tác phẩm này. Tuy nhiên không phải ai cũng ca ngợi cho công việc của người họa sĩ, một số nghĩ rằng bức tượng khuyến khích giới thiếu nữ trong tuổi teen mang thai và khoảng một chục cư dân đã viết thơ phản đối với hội đồng thành phố địa phương. Hội đồng địa phương nhấn mạnh rằng bức tượng sẽ giúp gia tăng con số du khách và cải tiến hình ảnh của thành phố. Tuy nhiên dù có yêu thích hay chán ghét, cư dân địa phương sẽ là người bảo quản cho bức tượng khổng lồ này trong 2 thập niên tới.

 

CỤ GIÀ NGƯỜI ẤN ĐỘ 96 TUỔI TRỞ THÀNH NGƯỜI CHA CAO NIÊN NHẤT THẾ GIỚI

oldest_father 

Tin Sonipat: Cụ Ramajit Raghav, công nhân lao động từ một thành phố nhỏ bên ngoài vùng ngoại ô của thủ đô Ấn Độ đã trở thành người cha hãnh diện của một bé trai ở một tuổi không còn trẻ của 96, đạt được tước vị là người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới làm cha một đứa trẻ. Vợ của cụ Raghav đã cho chào đời bé trai tại ngôi làng Kharkhoda thuộc khu vực Sonipat miền bắc nước Ấn vào ngày 5 tháng 10. Hai người lúc đầu nổi tiếng vào năm 2010 khi ở tuổi 94 cụ đã làm cha đứa con đầu tiên. Hiện thời vợ cụ là Shakuntala Devi, đang trong lứa tuổi 50, đã cho chào đời đứa con trai thứ nhì tại một trung tâm y tế trong thành phố. Đứa trẻ đã được sinh ra tại một bệnh viện chính phủ với tình trạng sức khỏe tốt đẹp. Cụ Raghav cho biết nhờ vào đời sống độc thân không quan hệ tình dục lâu dài đã giúp cho cụ sinh khí hiện thời đang có. Cụ cho rằng đứa con trai thứ hai này là một phép lạ, một hành động của thượng đế. Hiện nay hai người quyết định bà Devi sẽ trải qua một phương pháp giải phẫu vốn sẽ giúp cho bà ngăn ngừa mang thai trong tương lai. Vào năm 2007, cụ Nanu Ram Jogi 90 tuổi từ tỉnh Rajasthan miền tây bắc Ấn Độ đã là người giữ tước vị người cha lớn tuổi nhất thế giới. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 5699)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 6504)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 5541)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 6469)
Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết. Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời. Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 6688)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
08 Tháng Tư 20248:51 CH(Xem: 7185)
Từ phòng ngủ của Tư-Lệnh bước ra, Y-Sĩ Thiếu-Tá Đàm-Quang-Hiển xúc động, nghẹn ngào : “Thiếu-Tướng… đi rồi!” … Các Sĩ-Quan hiện diện, không cầm được nước mắt, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt chủ tướng. Bác-sĩ Đàm-Quang-Hiển, hiện định cư tại Mỹ, bang Minesota, nguyên là y sĩ trưởng Sư-Đoàn 5 Bộ Binh, kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Quân-Y. Vào trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy, ông được gọi lên, với hy vọng cấp cứu Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh vừa dùng súng tự sát... Bác sĩ Hiển khám nghiệm, bắt mạch….Nhưng không kịp ! Người đã “đi” rồi! Ôi ! Thực buồn làm sao!
04 Tháng Tư 202410:16 CH(Xem: 6420)
PHÂN ƯU / Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà thơ, Nhà văn, Nhà báo / VIÊN LINH / tên thật là Nguyễn Nam Tạ thế ngày 28 tháng 3, 2024 tại Annandale, VA, Hoa Kỳ / Hưởng Thọ 86 tuổi
03 Tháng Tư 20248:43 CH(Xem: 6781)
Nhận được tin buồn / Cụ Bà : TRẦN THỊ NGÃI / Pháp danh:QUẢNG NIỆM / Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1929 tại Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 25 tháng 03 năm 2024 / (Nhằm ngày 16 tháng 02 năm Gíap Thìn) / Tại San Jose, California, Hoa Kỳ Hưởng thượng thọ 95 tuổi.
03 Tháng Tư 20247:59 CH(Xem: 5527)
Bà Trần Thị Ngãi, Pháp Danh Quảng Niệm, Sinh ngày 10 tháng 5, năm 1929 tại Đà Nẵng Đã từ trần ngày 25 tháng 3 năm 2024 tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 95 tuổi
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 8120)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.