- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nguyễn Mộng Giác thức từ giấc mơ

18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87835)

 

 

 nmgiac_thuctugiacmo-content

 

Thứ Hai ngày 9 tháng 7 năm 2012

 

A short night

 

wakes me from a dream

 

that seemed so long

 

Tôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.

 

Chợt mở sách. Một cuốn sách khá xưa tìm thấy. Trong tiệm sách Half Price Books ở Little Rock, Arkansas, lúc đó, anh Giác và tôi lựa mua vài cuốn sách on sale. Khi chia tay, anh bỏ quên lại. Hoặc anh đã đọc xong sau vài ngày thăm viếng chúng tôi ở một thành phố nhỏ vắng. Cuốn sách: Japanese Death Poems của Yoel Hoffmann. Tôi mở ra, đọc đúng dòng thơ cuả Yayu, viết trước khi qua đời.

 

Đêm ngắn

 

gọi tôi thức giấc mơ

 

hình như quá dài

 

Có lẽ tôi bắt đầu từ đây.

 

Không hiểu tôi nợ anh Giác hay anh Giác nợ tôi. Tôi nợ anh Giác đã mở cánh cửa văn chương cho tôi bước vào và anh Giác nợ tôi những rối rắm của văn chương mà tôi phải mang cho đến hết như giấc mơ hình như quá dài.

 

Tôi không phải là người trời sinh thích văn chương. Tôi thích sáng tạo. Sáng tạo làm cho tôi sung sướng. bất cứ là việc gì, dù tầm thường đến đâu, nếu để sáng tạo vào, tự dưng sẽ thú vị. sáng tạo trong văn chương nghệ thuật tạo ra cái hay cái đẹp nhưng xa vời như trăng ở trên cao. Trăng đẹp hay ánh trăng đẹp? Trăng của của người, trăng của tôi, khác nhau vô cùng. Trong khi sáng tạo trong khoa học thì như con voi. Cho dù mù vẫn rờ được. Cho dù nói sai vẫn là cái chổi, cái ống, cái quạt....Thử hỏi những người mù làm sao luận ánh trăng?

 

Vậy mà anh Giác đã đưa tôi vào chốn mơ hồ này, từ số 3 của tờ Văn Học Nghệ Thuật do anh và nhà văn Lê Tất Điều chủ trương từ Quân Cam California, thập niên 80. Từ đó tôi mãi ngụp lăn cho đến nay. Trong gần mười năm gần đây, tôi đã dụng công hầu hết khả năng sáng tạo vào việc sáng chế robots cho thị trường tiền tệ quốc tế. Nhưng vẫn không quên được cái nghiệp văn thơ sau những giờ căng thẳng của áp lực khoa học, tài chánh và người theo học. Dạy văn chương mà dở, học viên vẫn trở thành nhà văn nhà thơ. Dạy giao dịch tiền tệ mà sai, học viên sạt nghiệp. Nghệ thuật đã giúp tôi giải tỏa những áp lực của trách nhiệm và những thất bại của robots. Để vẫn tiếp tục có sung sướng khi sáng tạo các phương trình điện tử. Ở đây, tôi phải thật lòng cảm ơn anh Giác.

 

Chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Chỉ liên lạc bằng điện thoại vào cuối tuần. Thỉnh thoảng về Cali, bù khú với các anh Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Bá Trạc, Vũ Huy Quang, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Quốc Bảo, Khánh Trường, Nguyễn Mạnh Trinh, Bùi Vĩnh Phúc, Khế Iêm, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Công Thiện, Mai Thảo ..... còn nhiều nhưng vượt qua trí nhớ. Tôi sang Cali thường ngủ lại nhà của anh Giác, lúc đó có luôn cả thấy Từ Mẫn, (bây giờ là anh Võ Thắng Tiết) và hai đứa con của anh.

 

Là một đêm trong cuối thập niên 80, tôi cùng Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Mộng Giác, Phạm Công Thiện, hình như có Nguyễn Xuân Hoàng... cùng nhau đến uống bia trong nhà đậu xe của anh Vũ Huy Quang. Trước là uống, sau là cãi. Về mục này thì anh Quang và Trạc là số một. Quá nửa đêm, trời về sáng, chúng tôi bắt đầu đóng tuồng, hát hò...Hội Nghị Diên Hồng. Anh Quang làm vua. Anh Trạc làm tướng. Tôi , anh Phạm Công Thiện và một anh nào nữa làm bô lão. Chúng tôi diễn tuồng này rất hào hứng. Quyết chiến, quyết chiến, mấy anh văn thơ la lên và lòng rất thoải mái.....Anh Nguyễn Mộng Giác như thường lệ, im im, cười cười, làm khán giả xem chúng tôi. Đêm đó vui. Nhớ hoài. Sáng hôm sau, đói meo. Xanh mướt vì mất ngủ và mất sức. Phải len lén đi về vì bà cụ của anh Vũ Huy Quang phải ra sân xối nước xối xả. Khai quá.

 

Anh Giác đến thăm vợ chồng chúng tôi và Little Rock trong những ngày cuối thu, năm chín mấy. lá vàng không còn nhiều. Trời xám đục suốt ngày. Thành phố nhỏ, không biết đi đâu. Anh em nằm nhà, uống trà, đấu hót. Anh Giác là người hiền hậu, trung thực, người Bình Định gọi là thàng. Anh có thể hoạt bát, tranh luận qua nhân vật. Có thể hung hăng qua vai những người gian ác nhưng bên ngoài anh là người ít nói, tư duy và thâm trầm. Tôi không thích thàng nên hay tranh cãi với anh. Lúc đó đời sống của đám di dân Việt ở Hoa Kỳ rất là tâm lý mặc cảm, cơm áo tranh đua, mưu kế phức tạp......thường là đối với người đồng hương. Tôi hỏi, nên chọn thái độ tử tế đối với hạng người này để chịu thiệt thòi hay chọn thái độ khôn ngoan ra tay trước. Anh Giác trả lời không suy nghĩ gì: Tử tế. Tôi không được như vậy. Tôi chỉ có thể tử tế với người tử tế. Tinh thần thiện ác của ông Friedrich Nietzche thể hiện qua Hồng Thất Công, tàn sát một kẻ ác là cứu nhiều người khác. Nhường nhịn một kẻ ác là thiệt hại cho nhiều người lương thiện. Tôi nghĩ như vậy. Với tinh thần đó, anh Giác đã sống những ngày tháng chật vật với những người lợi dụng anh nhiều phương diện, kể cả phương diện văn chương. Cùng một lúc, anh lại có những anh em chia đắng xẻ bùi trong những tháng ngày cô đơn cho đến khi vợ anh, chị Chi sang Mỹ. Từ lúc đó, tôi cũng ít làm phiền anh. Để anh có thời giờ cho một gia đình nối lại hạnh phúc muộn.

 

 

 

Ngọc Phụng, Ngu Yên, Nguyễn Mộng Giác, 1984

 

 

Mặc dù anh là người viết tiểu thuyết luận đề nhưng anh chia sẻ với tôi về những nhân vật trong các truyện của anh. Anh nói, nếu mình không yêu thương nhân vật nào thì đừng dựng nhân vật đó. Yêu thương ở đây có nghĩa tôn trọng và tử tế với nhân vật được dựng ra. Đôi lúc vì tôn trọng nhân vật anh lại đi ra xa chủ đề mà anh muốn xúc tác. Nói thật lòng, tôi không cho anh Giác là một chủ bút xuất sắc cho dù sự đời đã đưa đẩy anh làm chủ bút tờ Văn Học Nghệ Thuật rồi sang tờ Văn Học. Anh rất được những người nghiêm túc tin tưởng và kính trọng. Tuy nhiên vì bản tính "thầy giáo" của anh và quan niệm văn chương có truyền thống của anh đã khiến cho nhiều sáng tác góc cạnh, bùng nổ của một số giới trẻ đã không lọt vào sân chơi Văn Học. Văn Học là một nội và hình nối dài của Bách Khoa. Nhiều đêm tôi ngồi coi anh đánh máy, sữa lỗi chính tả. Lúc đó người viết tay và đánh máy chữ, chưa có computer. Anh làm việc rất mực chăm chỉ, cần cù. Hút thuốc liên miên và ăn cơm ngụi chan nước mắm ớt.

 

Có một điều nơi anh Giác, tôi rất muốn học mà không học được, đó là sụ tôn trọng dư luân. Những nghệ sĩ đồng hương huynh trưởng nổi danh của tôi ở hải ngoại, có nhà văn Võ Phiến và nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Người Bình Định, thật sự rất coi trọng mặc mũi. Ngày xưa dân xứ nẫu ít học nên xem việc khoa bảng là thanh danh. Mặc cảm không đủ văn hóa như các xứ khác, đã khiến cho người Bình Định rất quan tâm về lễ nghĩa, bề mặt bên ngoài và rất sợ dư luận. Tranh cải thì nhiều mà làm thì sợ hậu quả cho dù biết hậu quả đó tốt.

 

Phải nói nhà văn Võ Phiến là người rất e dè đối với dư luận nhưng ông có biệt tài là "lách" rất giỏi. Cứ đọc văn của ông là biết tài tránh né của ông đến mức Lăng Ba Vi Bộ. Ông không sợ dư luận nhưng xa lánh những phiền toái đó. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác rất tôn trọng dư luận nhưng ông cũng không hề sợ dư luận. Khi cần thiết để đương đầu với những dư luận chính trị cực đoan, những đầu óc ẩn núp bình phong và những tâm tình bị giựt dây, anh Giác cũng không run tay. Những bài viết trả lời của anh sâu sắc và thú vị tuy thiếu sự phản công mà giới hạn đúng tôn chỉ "đỡ đòn". Tôi là người bất cần dư luận từ gia đình, đời sống đến văn chương. Lòng sợ hãi sẽ thui chột sáng tạo. Trí sợ sai sẽ ngập ngừng sáng tác. Nếu chỉ vì sợ chi tiết nhỏ sai mà không dám viết một ý nghĩ lớn thì cầm viết để lựa sạn hay sao? Tất cả những tác phẩm triết học to lớn đều có nhiều sai lầm sau khi thời gian chứng minh nhưng những tác phẩm đó vẫn để đời. Có tác phẩm nào, tác giả danh tiếng nào mà không có sai lầm trong tác phẩm của họ? Kể cả kinh thánh? kinh Phật? kinh Koran? Tuy nhiên, bất cần dư luận không phải là thái độ bên ngoài mà là một trạng thái tâm lý. Những ngày còn trẻ tôi đã mắc phải lỗi lầm bày tỏ sự bất cần. Bây giờ nghĩ lại, mới hiểu, tôn trọng dư luận không có nghĩa là sợ. Lắng nghe dư luận không có nghĩa là bị ảnh hưởng. Cám ơn anh Giác.

 

Để cám ơn anh một cách tích cực, anh đã từng nói với tôi, lòng tử tế không chỉ nói cám ơn. Tôi sẽ "dịch" lại cuốn sách Japanese Death Poems. Những bài thơ cuối cùng của các nhà thơ, thiền sư, vương tôn .....viết trước khi qua đời. Người ta chết thường để lại di chúc hoặc lời trăn trối. Người Nhật trước khi vĩnh viển ra đi để lại bài thơ, vài câu thơ.

 

Nhà thơ Uko, nằm liệt trên giường bệnh lâu ngày. Rồi một hôm, chuẩn bị ra đi, ông viết:

 

The voice of the nightingale

 

makes me forget

 

my years

 

Tiếng hót Sơn ca

 

làm tôi quên

 

đời tôi

 

Những lời của Ngu Yên hôm nay cũng mong sẽ làm cho anh quên đi năm tháng gian trần để thức dậy sau một giấc mơ dài.

 

 

 

Ngu Yên

 

7.7.2012

 

 

(Nguồn: http://www.gio-o.com/NguYen.html)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116974)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91653)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89125)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105668)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88993)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101542)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96561)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89403)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118966)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105267)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.