- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Loài chi có vú mà không cho bú? / Đáng yêu như đòi yêu rất đáng...

23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 127123)

 

nhucodatungxanh
Loài chi có vú mà không cho bú?

 

Chuyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh

phố nguyên từng nắm

người nguyên từng gói

cười nguyên từng lố

khóc nguyên từng chén

ô hô...

 

Đêm trạm kiểm dịch động vật

hạch hỏi anh con và người

cũng chỉ đầu mình tứ chi

loài có vú mà không hề biết cho bú

 

Tự nhiên đọc những bè bạn xưa cũ

chợt nhớ rưng rưng mình

bạn nguyên từng khối

lời nguyên từng nét

khóc nguyên một tiếng

lòng đau một nén

dương cầm

tây ban cầm

vĩ cầm

mà tình cũng đem đi cầm

 

Nhiều thiên kỷ rồi bỏ quên ly rượu bạn

nhớ nguyên một gói

say nguyên một tối

điên nguyên một đáy

thuốc nguyên một khói

 

Chuyến xe Kinh kỳ đưa anh xuống phía đó

nặng chi một tên

nhẹ cho một thân

chỉ chi một ngón

nhẫn chi một lóng

ô hô

ai tai... 

 

 

 

Đáng yêu như đòi yêu rất đáng...

 

Cứ đáng yêu như buổi chiều sầm sập

mưa một phát không đủ mát một ngày

nhưng đủ rộng lượng lòng người

và mở cửa tù lâu như là... lâu lắm

(mắc mớ chi kể lể thời gian)

 

 

Cứ đáng yêungày hóa vàng tro than

ghểnh cẳng nằm gác trọ

nếm mùi cư sĩ

kiêng khem cả tỏi nén hẹ hành

chay tịnh đời trai làm bác cóc già khả kínhtrễ tràng cái kiếng cận 0,75 diop

mơ màng cô chủ nhà trọ vài phút tênh hênh

 

Vẫn cứ đáng yêunhư thằng hàng xóm trọ cùng

trầy trật vật lộn thăng rồi giáng rề rồi phá sol rồi mí

viết bài ca cây lúa cây bông cây mơ cây mồng

tối nay tặng ả sề của hắn

vẫn rất cứ đáng yêu

 

Mà cứ đáng yêu nhe

mà cứ đáng yêu nhé

ngày nảo ngày nao bên hanh hanh vàng hanh hao màu bàng bạc trắng

dựng mình dậy như dựng cây lưu niên

đặt một bàn chân xuống mặt sàn

ngừi mùi thương hồ dầy dậy cơn mưa cũn cỡn

nghe lòng bàn chân dẫm đạp lên sống đời

bước về phía mơ hồ

nhặt đao lên thế thiên hành đạo

làm con bạc bịp

xin chén rượu giang hồ

cứ đáng yêu như đời đang yêu rất đáng

khơ khơ...

 

ĐaMi

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34286)
Gia đình chúng tôi có mười bốn anh chị em, gồm năm anh em trai và chín chị em gái. Anh Mai Thảo là người thứ năm trong gia đình. Hai người chị và một người em gái mất sớm. Tới năm 1975, chúng tôi còn lại là mười một người. Tính theo anh em trai, anh là con trai thứ ba. Anh cả tôi là Nguyễn Đăng Thiện, anh kế là Nguyễn Đăng Viên rồi đến chị Tuyết là người chị gái đã mất vì bệnh thương hàn năm chị hai mươi tuổi. Tiếp đến là anh Mai Thảo...
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36585)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34476)
Chiến tranh kết thúc trên quê hương cô. Gió hòa bình thổi suốt từ bắc chí nam. Nhà nhà say mê chiến thắng. Người người ngột ngạt với cơn sốc hòa bình. Không còn ai nhớ đến lỗ hổng nơi trái tim cô.
24 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35588)
Nàng gặp một tỳ kheo. T ỳ kheo hỏi: Con đã quy y sao lại mê cờ bạc? Gia Ái đáp: Dạ, trong năm đều răn của nhà Phật (2) không có điều nào cấm cờ bạc. Tỳ kheo khẳng định: cờ bạc là gian dối… Gia Ái đáp: Dạ, càng không. Ở xứ Mỹ, đánh bạc trong các sòng bài đều minh bạch. Đánh bạc là một nghệ thuật kế hợp giữa trí tuệ và may mắn. Tỳ kheo lắc đầu, bỏ đi. Cờ bạc dễ kéo theo sân si. Tiếng xào xạc lá cây bồ đề khô xa dần xa dần rồi mất hút.
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31255)
T ối nay em uống rượu gì Anh muốn biết nỗi buồn trôi đi bằng giọt trắng sake hay màu nho tím Hay em lại đốt vàng mã để hối lộ nỗi buồn đi xa Hay em đang viết những giòng thơ không hồi kết cuộc
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34749)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nhà văn Trần Thanh Cảnh sống và làm việc tại Việt Nam. Truyện ngắn " Giáo sư Kê" như " tiếng chuông cảnh tỉnh" cho tầng lớp "Trí thức đểu" mà hàng ngày họ góp phần lừa mị người dân trên các báo trong nước hiện nay. Đây là một truyện khá tâm đắc của tác giả gởi đến Hợp Lưu như một chia sẻ cùng quí văn hữu và bạn đọc.
20 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33993)
Tôi nhìn thấy em bốc lửa ở Yosemite. Lửa trại cháy bùng ký ức. Ngàn năm sau tôi vẫn nhớ khuôn mặt em ngời sáng. Lửa bập bùng, củi nổ tí tách, những đốm than hồng nở xoè trong mắt em. Đôi mắt phượng dài hút đêm thâu. Càng về khuya, ánh lửa càng xanh biếc. Hơi nóng hun ngùn ngụt. Em phừng lên như ngọn lửa. Tôi nóng ran người, bừng bừng mặt.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32644)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33768)
m ùa lặng lẽ theo mùa rơi qua âm u tháng Tám  bỏ lại anh lạc lõng phía câu ca không lời dẫu hồn nhiên đứng lơ ngơ giữa ngã tư, ngã năm , hay ngã bảy vẫn nghe lòng lưa thưa vắng một mình thôi
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32165)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.