- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐI LỄ GIAO THỪA

25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106385)

 

le_chua_dem_giao_thua-content

 

Đã qua mấy chục năm ở Mỹ và dù không phải là Phật tử thuần thành, nhưng lễ Giao Thừa nào vợ chồng con cái chúng tôi cũng có mặt tại chùa Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên của thành phố.

 

Chiều cuối năm chúng tôi dọn dẹp nhà cửa đón Tết, bầy bàn thờ, sắp mâm cơm cúng, thắp hương mời tổ tiên về cùng ăn Tết với con cháu. Vợ chồng chúng tôi theo ảnh hưởng của các cụ xưa, nên không quên cúng cả vàng bạc tiền giấy, mặc dầu không biết các cụ ở bên kia thế giới có dùng được hay không. Dần dần thành thông lệ, các con tôi khi còn nhỏ rất thích thú được tham gia việc đốt vàng như một trò chơi. Nay đã trưởng thành, làm việc trong các ngành khoa học, giáo dục, ngoại giao mà khi đi tảo mộ, các cháu cũng đốt vàng và tiền, chắc là để làm yên lòng chúng tôi?

Cúng Tất Niên xong, cả gia đình quần áo tươm tất lên xe đến chùa. Trong xe yên lặng, tôi mở nhạc nghe lại những bài mừng Xuân quen thuộc. Lời ca mơ hồ như từ thuở nào vọng lại, nghe thấy rưng rưng lãng mạn như thời còn đang tuổi thanh xuân:

 

 Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa 

 Hẹn gặp nhau khi pháo Giao Thừa

 Em đứng chờ tôi trước song thưa

 Tôi đi qua đầu ngõ,

 Hỏi nhau thầm Xuân đã về chưa…

 

Trời khuya, đường vắng nhưng chúng tôi luôn vội vã cố đến trước nửa đêm để kịp giờ xem đốt pháo. Có năm trời mưa lạnh, có năm tuyết bay phất phới như lông ngỗng trước kính xe. Lại có năm đến trễ không tìm được chỗ đậu, phải ngồi trong xe, nghe tiếng pháo vọng lại và ngửi mùi pháo thơm lừng trong làn sương lạnh đầu Xuân, cảm được thấy cái thiêng liêng của trời đất đang chuyển mình.

 

Năm nay, từ ngoài đường qua cổng tam quan vào trong sân chùa, người đông nghẹt. Những dây pháo giăng qua lại trên đầu như một màng lưới. Chúng tôi tìm chỗ đứng trên thềm chùa. Mọi người hồi hộp chờ đợi. Chợt một tiếng pháo nổ vang, tiếp theo là những tràng tiếng nổ tiếp nối rộn rã như reo vui, như mừng rỡ. Các con tôi vừa tìm chỗ tránh khói pháo mù mịt vừa đếm …năm phút…mười phút…pháo năm nay dài quá. Tiếng pháo đùng kết thúc hồi pháo, mọi người vỗ tay rầm rộ, quay sang bắt tay và chúc nhau những lời tốt đẹp nhất cho năm mới. Tôi nhìn quanh, những người tị nạn đến đây trong đợt đầu trong năm 1975 và đợt thuyền nhân chỉ còn rất ít. Sự hiện diện của họ ngoài cộng đồng đã vắng dần. Họ đã quá già để đi ra ngoài hay họ đã rời về những miền nắng ấm? Hay họ đã không còn nữa? Dần dần họ sẽ trở thành “những người muôn năm cũ…”?

Chúng tôi lên chính điện, chen chân đứng lễ Phật. Các bàn thờ đều rực rỡ hương hoa. Tượng đức Phật ngồi trên cao trong ánh vàng lung linh như đang mỉm cười nhìn xuống đám người đi lễ với ánh mắt từ bi độ lượng. Vị sư trụ trì ở chùa từ bao nhiêu năm qua, nay cũng đã luống tuổi và yếu đi nhiều. Chúng tôi vái chào chúc thọ, hòa thượng đáp lễ thăm hỏi sức khỏe và trao lộc Phật, thường là một quả cam hay một trái táo.

 

Sang bàn thờ vong, chúng tôi lễ cha mẹ, ông bà. Hai bức tường ngày càng kín hình những người đã khuất, những người đã mất ở đây và cả những người đã qua đời ở Việt Nam. Chúng tôi xuống phòng khách của chùa, mua vài món ăn chay, lịch năm mới và cho các con mỗi cô một bông hoa mang về nhà như nhánh lộc đầu năm.

 

Bước ra sân, đi trên xác pháo đỏ ngập đầy, tôi xuống Am Vô Thường. Bên hồ sen cạn nước, trên tòa cao tượng Phật Bà uy nghi hiền từ nhìn xuống chúng sinh. Tôi vào thăm nơi thờ cha tôi. Cụ đã gửi tro tại đây hơn mười năm trước. Bỏ giầy ngoài cửa, tôi bước vào am, nơi có hàng trăm ngăn có gắn hình ảnh và tên tuổi những người đã khuất. Tôi đặt tay lên hộp tro của cha tôi một hồi lâu và nâng chiếc bình nhỏ trong đó đựng một nắm đất nơi mẹ tôi nằm xuống khi tôi mới có sáu tuổi. Lần về thăm Việt Nam mười năm trước tôi đã lấy mang về Mỹ. Tôi đóng lại ngăn cửa và bước ra ngoài. Vợ và các con tôi đang thắp hương thầm thì những lời khấn nguyện đầu năm với Phật Bà. 

 

Trên đường về, đã quá nửa đêm, xa lộ rộng thênh thang như hứa hẹn cả một mùa Xuân trước mặt. Sau khi mở cửa bước vào nhà để xông đất, chúng tôi tới trước bàn thờ lễ tổ tiên. Chờ xong một tuần hương, chúng tôi hạ mấy món cúng và cùng nhau nâng ly rượu Cointreau, chúc cho gia đình những sự tốt lành, để nhớ đến những năm cha tôi còn sống, tôi và người đều nâng ly rượu chúc mừng đầu năm.

 

Mấy ngày cuối năm vừa qua, khi cúng gia tiên, tôi chợt nhận ra cha mẹ tôi đã an nghỉ ở đây, hình ảnh những người thân đã khuất từ lâu cũng hiện diện trên bàn thờ tổ từ nhiều năm qua. Khi tôi ra cúng thần linh thổ địa bên ngoài, thì lại nghĩ ra thần linh và thổ địa mình đang cúng là Mỹ chứ đâu phải Việt Nam. Ngay như tuần trước cúng tiễn ông Công ông Táo về trời thì cũng là ông Công ông Táo của bếp Mỹ.

 

Tôi bỗng nhớ đến một cuốn truyện bằng Anh ngữ vừa được xuất bản vẫn còn luẩn quẩn trong đầu óc tôi từ mấy tuần nay. Cuốn truyện đã giới thiệu bằng bài phỏng vấn trong một tạp chí văn chương Mỹ. Tác giả là một thiếu nữ Việt Nam. Cũng như những truyện viết bằng Anh ngữ khác của thế hệ trẻ đã trưởng thành tại Mỹ, họ thường nhắc lại các kỷ niệm êm đềm ở quê hương cũ, đến cảnh trốn thoát đi tìm tự do và những dị biệt trong khi hội nhập với đời sống tại Mỹ. Cô tác giả đã về lại Việt Nam, thăm nơi cô sinh ra và thăm lại ngôi trường cũ mà cô đã học ở đó mấy năm đầu của bậc tiểu học. Những năm đó được cô coi là những hình ảnh đẹp nhất về Việt Nam. Nhưng ngôi trường thời thơ ấu của cô không còn như trước mà nay nhem nhuốc, không được tu bổ. Không hiểu còn những điều gì nữa làm cô thất vọng mà khi trả lời cuộc phỏng vấn, cô nói cô sẽ không bao giờ còn muốn trở lại Việt Nam và cô khẳng định “I belong here”. Điều này cũng dễ hiểu, có hàng trăm lý do khiến người ta trở lại với Việt Nam, và cũng có hàng trăm điều khác khiến người ta không muốn trở về.

Tôi đã hai lần thoát nạn Cộng Sản, lần đầu từ Bắc vào Nam, lần sau từ Việt Nam qua Mỹ, lần nào tôi cũng tìm được một cuộc đời tốt đẹp và tự do hơn. Bây giờ nhìn lại quê hương mình đã rời bỏ, đa số vẫn chưa thoát khỏi cảnh sống khó khăn. Mỗi lần về thăm quê, tìm quanh nhà cũ không còn, người xưa đã mất, ngôn từ cũng thay đổi. Tôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi.

 

Nhạc mẫu tôi thường nói “Con đâu cha mẹ đó”. Bốn thế hệ chúng tôi đã nhiều năm sống ở phần đất này. Về tâm linh thì cha mẹ ông bà chúng tôi cũng đang gần gũi với con cháu nơi đây. Như cô tác giả trẻ tuổi kia, hiển nhiên chúng tôi đã “belong here”. Nghĩ thì nghĩ vậy mà trong lòng vẫn cảm thấy một cái gì ràng buộc không dễ ngoảnh mặt quay đi. Quê nhà dù còn nhiều bất công khốn khó nhưng vẫn là nơi tôi, vợ tôi và các con tôi ra đời, vẫn còn những gì làm tôi hãnh diện vì tôi vẫn nhận với người bản xứ tôi là người Việt Nam. Nhìn quanh, trong gia đình các bạn bè cũng như gia đình chúng tôi, có biết bao thanh thiếu niên vẫn được cha mẹ đặt cho cái tên Nam hoặc Việt Nam. Năm tới là năm Thìn, hi vọng con Rồng Việt Nam linh hiển sẽ dương oai xua đuổi kẻ xâm lăng và mang lại cho người dân Việt Nam một cuộc đời đáng sống.

 

 Nguyn Công Khanh

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98724)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 110565)
K hi ra toà, thằng Hoàng đòi con Quyên bồi thường... Bồi thường vì đã lấy con Quyên, ... Thằng Hoàng bảo với quan toà: Tôi đã lấy phải một con điếm, nên tôi phải được bồi thường. Toà đang không biết nói sao thì con Quyên đã đứng dậy: “Thưa toà, tôi có là con đĩ tôi mới lấy nó”...
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 100773)
Q uyển sách The Trial", "The Castle" và "Amerika" của Kafka đã được xuất bản sau cái chết của ông vào năm 1924, khi Brod, cũng là người viết tiểu sử cho ông Kafka, đã làm ngơ và bác bỏ ý muốn trước khi chết của nhà văn người Do Thái nói tiếng Đức phải đốt hết những công việc chưa xuất bản của ông.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 101934)
Tin New York – Newsweek hôm 18/10/2012 thông báo cuối năm nay họ sẽ chấm dứt báo in sau 80 năm hoạt động và sẽ chuyển sang báo kỹ thuật số để đương đầu với tình hình kinh doanh báo chí ngày càng khó khăn.
04 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 104573)
Ông Kissinger chỉ trích ngôn ngữ vô cùng đáng trách về Trung Quốc mà cả 2 ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến dịch vận động của mình. Ông nói rằng luận điệu này không có gì mới trong các chiến dịch vận động tại Hoa Kỳ
04 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 102498)
T in Denver – Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc tranh luận của cuộc bầu cử năm 2012. Trọng tâm cuộc tranh luận là kinh tế, chăm sóc y tế và vai trò của chính phủ Hoa Kỳ trong đời sống hàng ngày của người dân.
02 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 99242)
N hà Thơ Nguyễn Chí Thiện đã ra đi lúc 7 Giờ 17 Phút sáng Ngày 2 Tháng 10 năm 2012 tức 17 Tháng 8 Năm Nhân Thìn tại nhà thương Western Medical Center, Santa Ana, California do những di căn và biến chứng của bệnh hoạn mắc phải trong thời gian dài 27 năm hơn nơi ngục tù tại Việt Nam, hưởng thọ 73 tuổi.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 107747)
T HƯ CẢM TẠ. Kính gửi Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.Thưa Trung tá,Lời đầu tiên, cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Trung tá, người đã vinh danh tôi với hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước và nước ngoài trong ngày hôm qua, 24 tháng Chín năm 2012. Xin Trung tá cho tôi được tự giới thiệu...
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 99613)
T ổng Thống Obama nói rằng ông lên án nội dung cuốn phim chống Hồi giáo đó và ông tin rằng tương lai không thể thuộc vào những người lăng mạ Tiên Tri Mohammed của Đạo Hồi, nhưng những người lên án sự báng bổ ấy cũng phải lên án sự thù hận qua hình ảnh của Chúa Jesus cũng đã bị báng bổ, nhà thờ bị hủy hoại và di sản của diệt chủng Holocaust bị phủ nhận... Ông nói tự do ngôn luận có nghĩa là ông có thể lên án nhưng không cấm cuốn video đó. Tổng Thống Obama nhấn mạnh rằng hàng ngày, tại nước Mỹ, dù là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội người ta gọi ông bằng đủ mọi từ ngữ xấu xa, nhưng ông luôn luôn vẫn bảo vệ cái quyền đó của họ...
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 95031)
T in Sydney: Một cuộc triển lãm nghệ thuật đặt tầm quan trọng của ánh sáng cho người khiếm thị đã được thực hiện tại Sydney.Cuộc triển lãm với tựa đề cBraille, đã được mở cửa vào tuần trước, trình bày 16 tiết mục về ánh sáng và sự mù lòa.