- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Để Đưa Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93556)

Ủy Ban Xuất Bản Sử Liệu & Tài Liệu Quốc Gia vừa công bố

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Mỹ Kim Để Đưa
Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

  • Hội VAHF và Vietnam Center đã hợp tác làm việc từ năm 2005
  • Bộ Sưu tập là một tài liệu phản bác mạnh mẽ trước những xuyên tạc của CSV

 

AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.

Cô Ann Mallett, quản thủ thư khố tại Vietnam Center, chuyên trách về bộ sưu tập này trong bức điện thư ngắn gọn gửi cho hội VAHF đã cho biết: với ngân khoản kể trên, Việt Nam Center sẽ làm việc trong 3 năm và sau khi hoàn tất, độc gỉa trên toàn thế giới sẽ có thể nghiên cứu tham khảo qua mạng lưới điện tử của Việt Nam Center cũng như của Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress) và của hội VAHF về sự thật về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam sau năm 1975.

Cũng nên nhắc lại bộ sưu tập này bao gồm phần lớn là tài liệu của hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (FVPPA) tranh đấu trong khoảng 30 năm. Những tài liệu bao gồm những hồ sơ xin định cư của khoảng trên 12,000 gia đình cựu tù nhân, những văn thư của hôi FVPPA vận động với 6 đời tổng thống Hoa kỳ, với Quốc hội Hoa kỳ, với những quốc gia tự do khác như chính phủ Pháp, Anh, Thuỵ sĩ, hoặc các hội Ân xá quốc tế, các hội thiện nguyên trên toàn thế giới, hoặc những là thư từ kêu cứu đau thương của tù nhân viết từ trong nhà tù, hoặc của gia đình họ nói lên tinh trạng khốn cùng của tù nhân trong những nhà tù khổ sai tại Việt Nam. Những tài liệu quý giá này đã được Bà Khúc Minh Thơ và hội viên gìn giữ, bảo quản và đã chuyển sang cho Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam năm 2004. Sau đó, hội VAHF đã ký văn jiện hợp tác với Vietnam Center để đưa bộ sưu tập quan trọng này vào thư viện lịch sử của Hoa kỳ.

Tháng 5 năm 2008, hội VAHF và Vietnam Center đã có một buổi lễ khánh thành Bộ sưu tập này để giới thiệu tới các sử gia, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh và công chúng Hoa kỳ. Từ đó cho đến nay, độc giả có thể xem một phần của bộ Sưu tập này qua mạng lưới điện tử qua link:

http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm


Tuy nhiên, nếu muốn xem toàn bộ bộ sưu tập này thì người nghiên cứu phải đến tận Vietnam Center tại đại học Texas Tech thuộc thành phố Lubbock, Texas. Dù vậy, theo cô Ann Mallett, trong bài tường trình về thành quả của bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam, thì sau hơn ba năm ra mắt đã có hàng ngàn sử gia, học giả, tác giả, sinh viên học sinh từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam đã đến đây để đọc và nghiên cứu. Có 17 người tham khảo bộ Sưu tập này cho luận án tiến sĩ hoặc cao học. Một số luật sư cũng đã tham khảo bộ sưu tập này để tranh cãi cho thân chủ của họ trước toà. Một số khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như cựu chiến binh Hoa kỳ từng tham chiến tại Việt Nam đã dùng bộ sưu tập này để tìm ra những thân nhân, bạn bè, chiến hữu của họ.

“Đây là một tin vui cho cộng đồng Việt Nam vì với ngân khoản kể trên, Vietnam Center sẽ hoàn tất việc đem những tài liệu quan trọng này lên mạng toàn cầu để thế giới hiểu được miền Nam Việt Nam đã bị CSVN đối xử ngược đãi ra sao sau khi chiến tranh đã chấm dứt và hoà bình đã vãn hồi,” Bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF, đã cho biết. “Tài liệu này cũng là những phản bác mạnh mẽ đối với những trang sử gian trá mà nhóm sử gia phản chiến cùng với CSVN hợp tác để bóp méo lịch sử và bôi đen chính nghiã của người Việt quốc gia yêu chuộng tự do.”

Được biết, hội VAHF được thành lập từ năm 2004, với mục đích sưu tầm, gìn giữ, quảng bá và biểu dương văn hoá và lịch sử người Mỹ gốc Việt. Mục tiêu và môi trường hoạt động của hội là học đường Hoa kỳ. Hội đã hoàn thành được hai bộ sưu tập; Bước chân đầu tiên của người Việt tại Guam (2006), Tù Nhân Chính Trị VN (2008). Đặc biệt, hội đang hợp tác với University of Texas tại Austin và Tổng hội Sinh Viên VN tại Hoa kỳ và Canada (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) để thực hiện bộ sưu tập lớn nhất bao gồm tất cả các đợt di dân của người Việt vào Mỹ.

Riêng về bộ sưu tập 500 Lịch sử Phỏng vấn, hội đã hoàn thành trên 500 cuộc phỏng vấn tại sáu thành phố nơi có nhiều người Việt định cư. Hội đang cần sự trợ giúp về tài chánh để hoàn tất việc chuyển ngữ, phiên dịch, đưa các tài liệu lên thư viện điện tử, viết thành sách, và làm một phim tài liệu để giới thiệu tới người Mỹ và các cộng đồng bạn về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

Mọi liên lạc, đóng góp xin thư về: VAHF, P.O. Box: 29534, Austin, TX 78734. Email: info@vietnameseamerican.org. [VAHF, 01/2012]

 

HÌNH ẢNH:

vahf-vnc-fvppa-01-content 

 

Một khung cảnh trong buổi khai mạc bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam tại Vietnam Center, University of Texas Tech, Lubbock, tháng 5, 2008. Ngồi hàng đầu, từ trái, ông Lê Hoàng Ân, cựu tù nhân chính trị và giám đốc chương trình SHARE của VAHF; cô Ann Mallett, quản thủ bộ Sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Vietnam Center, bà Khúc Minh Thơ, cựu chủ tịch hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam; và Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF. (Ảnh Vietnam Center)

vahf-vnc-fvppa-02-content

 

Bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Vietnam gồm trên 200,000 trang tài liệu và hình ảnh, chiếm hơn một phần ba của tầng lầu thứ ba của Vietnam Center tại đại học Texas Tech, thuộc thành phố Lubbock, Texas (Ảnh VAHF)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37272)
T uần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36830)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34037)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 28840)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.
04 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 32921)
A nh đang làm gì sao chưa ngủ Em biết anh đang yêu Như vòng tròn tự vẽ Như cởi truồng tắm với vòi sen Em không ghen sao anh lại sợ Một bề mặt phi lý của đêm...
03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 31361)
c ứ sống như đã sống cứ rầu như đã vui cám ơn người dăm mống lân la. đủ dập dìu
02 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34685)
Lê Văn Hiếu lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, thơ của anh ray rứt như những câu chuyện buồn trải dài từ rừng cao nguyên đến vùng sóng biển…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lê Văn Hiếu đến cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu… (TCHL)
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 45353)
Bài viết của Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ Luật học Vũ Ngự Chiêu "Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa" trên cả hai bình diện sử học và công pháp quốc tế. Bài nghiên cứu được viết vào năm 2009 và đã đăng trên Hợp Lưu báo in cũng như trên trang nhà của Hợp Lưu. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng tính thời sự vẫn còn rất mới ... Chúng tôi xin post lại bài viết để gởi đến quí bạn đọc và văn hữu Hợp Lưu. TCHL
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 32583)
Ở khúc nhạc nào cho em đây Những dở dang cùng buổi chiều vàng Nghe mưa mây cũng buồn u uất Ta nợ tình em một dịu dàng…
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35627)
Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, Minh Thùy sống và làm việc tại Âu Châu. Truyện của Minh Thùy sống động và lôi cuốn người đọc từ những dòng đầu tiên. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện "Terminal, miễn phí!" cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu. (Tạp Chí Hợp Lưu)