Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
Họ là những đầu mối tội lỗi? Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên Và tiếp tục yêu nàng Như yêu Giáo Hội (mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa) Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc) Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô Hỡi chàng thi sĩ dễ thương Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh
Những lời kinh đã cũ
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi
Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng Những toan tính lọc lừa đầy rẫy Những rình rập bắt nộp người công chính Những lời kinh cũ vẫn như có như không
Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài Dù mùa cưới vẫn còn xa Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
T ôi
đọc xong tập truyện"Giấc mơ" của Phạm Phương, mất mấy hôm lúc nào
cũng vất vưởng tâm trạng của người không rõ mình đang thế nào. Tôi bị khuấy
động. Giống như kẻ lâu ngày quen sống yên ổn, bàng quan, bỗng bị một
cú đánh bất ngờ, bản năng sững lại một tí, ngớ người ra một tí, rồi mới chợt
hồi lại, rồi mới cảm được nỗi đau nhân thế mà người trẻ tuổi này
"nhắc nhở". Đúng hơn, cô ta tự bạch và tôi bị chạnh lòng.
.. .Ở ngoài đời, nó khuất sau những khuôn mặt đạo đức hay ra vẻ đạo đức. Trên mạng, những nickname không hề giấu diếm ham muốn, không hề tỏ ra quan cách, chỉ muốn thỏa mãn và tất nhiên là im lặng ...
H ợp
Lưu 116 với tranh bìa Biến khúc tháng 11 của họa sĩ Đinh Cường được
gởi đến quí độc giả và văn hữu như những bước chân đi qua mùa Đông để vào mùa
Xuân nắng ấm, bằng những đổi thay, những hy vọng, để hướng về tương lai với
những đều tốt đẹp. Tựa chuyện chuyển thể từ phim câm đến phim có tiếng nói, từ
trang báo viết tay đến liên mạng toàn cầu. Chấp nhận đổi thay để sinh tồn. [...] duy chỉ có một điều không thay đổi, đó là giá
trị của những bài vở trong từng số báo của Hợp Lưu.
“Nước
là một trong những cơ hội lớn về ngoại giao và phát triển trong thời đại chúng
ta. Không phải mỗi ngày chúng ta tìm được một vấn đề mà hiệu quả về ngoại giao
và phát triển giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng, cứu đói, tăng sức mạnh phụ
nữ...Nước chính là chủ đề quan trọng đó.” Hillary Rodham Clinton, World Water Day 2010.
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối
với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng
năm cánh mộng hồn quanh. Con
rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải
là một người trong chúng ta.[...] Con người là
vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp
anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao
Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn,
nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
Q ua những bài dạy sử địa từ
cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên
chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự
bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu
năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL]
kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.