- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lời nhắn gởi một thi sĩ / Những lời kinh đã cũ

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 116388)


tanxuyenchi_nhungdieugiandi-content
 Tản xuyến chi / Photo Nhungdieugiandi



Lời nhắn gởi một thi sĩ

Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối
Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm
Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp
Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
 
Họ là những đầu mối tội lỗi?
Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian
Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau
Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên
Và tiếp tục yêu nàng
Như yêu Giáo Hội
(mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa)
Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
 
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi
Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa
Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
 
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội
Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết
Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc)
Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó
Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
 
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại
Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông
Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá
Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu
Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô
Hỡi chàng thi sĩ dễ thương
Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh


Những lời kinh đã cũ
 
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới
Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau
Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó
Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi

Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình
Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất
Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt
Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
 
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng
Những toan tính lọc lừa đầy rẫy
Những rình rập bắt nộp người công chính
Những lời kinh cũ vẫn như có như không

Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e
Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy
Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau
Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
 
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài
Dù mùa cưới vẫn còn xa
Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa
Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
 
NGUYỄN ĐỨC BẠN
 
 
 
 
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98823)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32248)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110662)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128067)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84044)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.