Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
Họ là những đầu mối tội lỗi? Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên Và tiếp tục yêu nàng Như yêu Giáo Hội (mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa) Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc) Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô Hỡi chàng thi sĩ dễ thương Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh
Những lời kinh đã cũ
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi
Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng Những toan tính lọc lừa đầy rẫy Những rình rập bắt nộp người công chính Những lời kinh cũ vẫn như có như không
Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài Dù mùa cưới vẫn còn xa Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.
Chàng hôn tôi. Bỗng tôi cảm thấy đau nhói lên ở phía sau lưng vì chiếc móc soutien bị cấn vào vách ván. Tôi dướn người về phía trước làm như đáp trả lại nụ hôn vội vàng của Vị nhưng thật ra là để tránh cho phiến lưng bị chàng ép mãi vào vách. ...Chúng tôi vẫn im lặng hôn nhau. Tôi nhắm khít mắt khi Vị yêu tôi. Nắng rực rỡ đổ xuống, vách ván nóng cùng với hơi thở hâm hấp nóng của Vị không ngớt phả vào cổ vào mặt. Tôi cắn chặt răng để ngăn một tiếng khóc tội nghiệp. Quả thật chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng chúng tôi lại có lúc trở nên khốn đốn như lúc này.
Saburo Sakai đã trở thành một huyền thoại “sống” ở Nhật Bản trong suốt thời đệ nhị thế chiến. Khắp nơi, các phi công Nhật Bản đã nói đến những chiến công không thể tưởng tượng được của Sakai với tất cả sự nể phục.
LTS:Sinh trưởng trong một gia đình Bắc di cư và trải qua tuổi thơ ở Tam Kỳ, Nguyễn Xuân Tường Vy vượt biên đến Phi Luật Tân năm 14 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Sinh Hóa ở San José, Nguyễn Xuân Tường Vy thuộc lớp người viết mới, vừa xuất hiện, của Văn học Di dân Việt Nam. Tạp Chí Hợp Lưu
Tìm hiểu về rùa Hoàn Kiếm chúng ta hãy đi ngược trở lại những trang sử Việt Nam , chính sử cũng như huyền sử, và những bài viết thực tế đương thời đã được lưu trữ trong các mạng lưới. Khi đọc những dữ liệu trên, nhiều người sẽ có một cảm tưởng những dữ kiện về rùa không được thống nhất cả về huyền sử lẫn thực tế, và có những vấn đề cần được thảo luận.
Ba tháng trời, thằng nhỏ đã bớt lầm lì hơn nhưng Sa ngày càng ghét nó. Nó có đôi mắt sâu bí hiểm. Đôi mắt đựng những mảng trời xanh tan tác. Đôi mắt hay nhìn ra biển chiều.
... V ị thế địa lý chính trị Việt Nam khiến người Việt luôn mong mỏi và tìm cách duy trì chính sách ngoại giao hòa bình, thân hữu với các liên bang Á Châu, nhất là hai nước Trung Hoa và Đài Loan. Nhưng tình hữu nghị có giới hạn của nó. Những lãnh đạo gốc Hán ở Trung Nam Hải như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo dường đang đi vào vết xe đổ của thời phong kiến Trung Hoa.
LTS:Trong năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh đã gửi đến chúng ta một tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, với những tài liệu liên quan tới sự suy thoái hệ sinh thái của con sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long một khi chuỗi 14 con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc hoàn tất. Tạp Chí Hợp Lưu gửi tới bạn đọc bài viết cách đây 7 năm của nhà văn Ngô Thế Vinh nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự sôi bỏng và là một việc cần làm cấp bách.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.