Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
Họ là những đầu mối tội lỗi? Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên Và tiếp tục yêu nàng Như yêu Giáo Hội (mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa) Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc) Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô Hỡi chàng thi sĩ dễ thương Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh
Những lời kinh đã cũ
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi
Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng Những toan tính lọc lừa đầy rẫy Những rình rập bắt nộp người công chính Những lời kinh cũ vẫn như có như không
Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài Dù mùa cưới vẫn còn xa Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
Claude Lévi-Strauss, từ trần hôm nay thứ ba 03/11/2009, hưởng thọ 101 tuổi, là cây đại thụ đã thủ một vai trò quan trọng và rộng lớn trong nền văn học Pháp và thế giới hơn nửa thế kỉ vừa qua, từ giữa thế kỉ XX cho đến đầu kỉ XXI này.
Khách phong lưu vẫn ngồi ở quán cà phê bên hồ vắng. Không thấy mẹ nàng đâu. Có lẽ mẹ nàng đi kiếm củi trên dãy núi bên hồ chưa kịp về. Nàng cũng không còn ngồi xoã tóc. Nàng lúi húi bên tách cà phê đang pha dở cho khách. Mùi cà phê ủ trọn cái lạnh giá đầu mùa đông, quyện chặt lại, nén hương rồi dậy lên trong mê muội.
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
Hai người lớn lên cạnh nhà nhau, tại rìa thành phố, nơi tiếp giáp cánh đồng, khu rừng và vườn cây trái, trong tầm nhìn cái tháp chuông xinh xắn của ngôi trường cho người mù.
Khái Hưng gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương–nơi chính quyền Bảo hộ Pháp từng dùng bom đạn san bằng sau cuộc khởi nghĩa mùa Xuân năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ]. Thân phụ là Trần Mỹ, Tuần phủ Phú Thọ [Thái Bình?].
có một thời đạn bom bay qua tình trai trẻ có những hẹn hò hình như đã phôi pha có một xấp phong bì nào vàng úa trong tay ta và có lẻ tình yêu là một điều rất thật
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.