- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Rồi sẽ tới

25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 113800)
 dapvaomat

 (đoản khúc cho gót giày, mặt, biển đảo và nước mắt)

Gót giày đạp

 vào cái mặt một người

 một người yêu nước

 thân chăng bốn góc công an

 voi giầy

 ngựa xé

 chịu phận phanh thây

Chúng ta đang sống thế kỷ nào đây?

*

Kẻ ``canh cho dân ngủ``

 bằng dùi cui, roi điện

 ngủ đi

 ngủ yên

 ngủ đến độ chẳng bao giờ mở mắt

 ngủ đi, ngủ triền miên

 giấc cuối cùng không ai cần mộng mị

*

Trong khi những con sâu tràn qua biên giới

từ Cao, Bắc

 đến Tây Nguyên

 chúng lẳng lặng lẩn vào cơ thể mẹ hiền

 chúng phục xuống ẩn sâu trong não tủy

 chúng o bế đám tập đoàn kinh tế

 chúng đầu tư xây những nhà máy nhiệt điệt lỗi thời

 chúng mua tài nguyên và bán của chợ trời

 loại hàng tiêu dùng mạt hạng

 chúng rắp tâm bới lòng sông Hồng móc lấy than

 chúng đấu thầu những công trình, giá rẻ

 trúng thầu rồi nhưng để đó không làm

 chúng toa rập cướp đất dân oan

 chúng bắt ngư dân, sang đoạt thuyền bè, bằng đầu dao mũi súng.

 *

 Bây giờ,

 chúng đã rải hàng trăm hàng ngàn mầm mống

 gây căn ung thư toàn bộ

 từ óc xuống đến chân

 Những bộ óc nhão nhoét lương tâm

 Và những bàn chân mang giày

 đạp vào mặt người

 người yêu nước

 Những con người chỉ một niềm ao ước

 là giữ lấy quê hương

 ông cha mình để lại

 *

 Bây giờ,

 giờ chẩn bệnh

 Trái tim quê hương ta lỗ chỗ

 U ác vây U lành

Máu đen như cuồng lũ

 Còn máu đỏ?

 Lạnh tanh?

 U vô cảm đã lùa vào chân răng kẽ tóc?

 *

Bây giờ,

 đã qua chưa cái thời xin mưa móc

 xin thánh đế hồi tâm

 xin quí quan mở lượng thi ân

 đừng bán chui đất nước?

 *

 Bây giờ,

 nước mắt biển Đông mặn chát

 cái lưỡi bò liếm láp bước chân ta

 Thì anh ơi,

 chính anh phải giơ chân lên đạp

 không phải vào một khuôn mặt người yêu nước

 mà là đạp thẳng vào miệng lưỡi cường quyền

 Ta đừng hát khúc con Rồng cháu Tiên

 hát vui miệng và rồi quên quá khứ

 Ta đã từng có một lịch sử oai linh

 chẳng thể để lũ sâu vào đo đạc đất nước mình

 trồng trụ đồng Mã Viện

 trấn yểm phép Cao Biền

 Ta phải đạp nát đất đường qua Ba Đình

 đến thẳng dinh quan Thái Thú

 cùng nhau hô vang

 Việt Nam Việt Nam

 *

 Hà Nội ơi,

 chủ nhật ngày mai là lần thứ tám

 và tất cả những chủ nhật về sau

 Ta cùng đi

 bất chấp lũ kiêu binh

 Chúng đi giày

 chúng có đạp

 ta chỉ coi khinh

 ngửng cao đầu

 vững bước cùng nhau

 Ta đi tới

 *

 Các em ơi! Các anh ơi!

 và nhân loại công chính này ơi!

 Chúng ta lên đường

 Chúng ta cùng đi

 ta rồi sẽ tới!

 Ta đi tới,

 Vì ngày mai

 Ta đi tới

Nam Dao

23-07-2011

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 201512:16 SA(Xem: 28023)
Tháng mười ở Sài Gòn Mưa không nhiều như mọi năm Nhưng lại ngập lụt và tắc đường triền miên Đi làm cũng mệt Người về hưu cững không biết đi đâu mỗi buổi chiều vắng vẻ
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 34702)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33796)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
18 Tháng Mười 20154:41 CH(Xem: 31038)
Ngồi giữa buổi chiều mênh mông hắn chờ một cuộc điện thoại, bầu trời mở rộng trước mắt hắn, một dãy nhà cao thấp lô nhô trải dài làm cho đường chân trời trở nên răng cưa, gấp khúc. Xa hơn nữa, ở một góc nhỏ xíu lóe lên những tia sét lẫn trong những đám mây xám, những tiếng sét không âm thanh chớp lên rồi tắt ngúm một cách vô thưởng vô phạt.
18 Tháng Mười 20151:23 CH(Xem: 33228)
Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống như con cầy), mạch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự...
18 Tháng Mười 20151:00 CH(Xem: 34872)
Ngôi nhà của anh không hoàn toàn im lặng, hoang vắng mà là một nơi chốn dừng chân của khách thập phương. Nó như là một thứ “trại tỵ nạn thứ hai” mà hầu hết những người lui tới gặp anh đều có mục đích khác nhau. Có người đến để nhờ anh “hợp tác” làm một công việc gì đó; có người đến vì cần một nơi chốn ở tạm; có người đến chỉ để bày ra những cuộc rượu say bí tử, ca hát, ngâm thơ, bày tỏ những tàn tích quá khứ, họ là những người lính đã từng tham dự chiến tranh kể về những trận đánh, trong đó có người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến. Họ là những “linh hồn” vất vưởng, thất lạc giữa một khoảng trống mênh mông trong tâm thức bám vào cái hào quang quá khứ hào hùng, đau thương đầy căm phẫn tủi nhục của lịch sử. Có người rũ bỏ quá khứ, lột xác hội nhập vào đời sống mới của xứ sở tự do. Họ bước vào cuộc thử thách trong thương trường, khởi nghiệp bằng đôi bằng tay trắng.
16 Tháng Mười 201510:35 CH(Xem: 37283)
Như nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong, hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với "mùa nước nổi" và "mùa nước giựt". Theo anh Dohamide Đỗ Hải Minh, một học giả gốc người Chăm, một cây bút quen thuộc của báo Bách Khoa trước 1975, sinh ra và lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc rất am tường về hệ sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì trong bao thập niên qua, người dân Miền Tây đã quen sống với nạn ngập lụt hàng năm, hay còn gọi là mùa nước nổi, như là một hiện tượng thiên nhiên đến đều đặn theo chu kỳ. [2]
16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 32324)
Em không thể đi hết còn đường còn lại của mưa, anh biết không, có thể chúng dài hơn điều em nghĩ, có thể chúng đang ghen tuông với điều tự do của gió
12 Tháng Mười 201512:25 SA(Xem: 29900)
không phải thơ đâu em chỉ là lời nguyện đêm tha thiết không phải sáng mai nào cũng trong veo như sáng nay gió về vẩn đục lời kinh rớt xuống lũng oan cừu
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 31347)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.