- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BẮT RỒNG

13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 108529)


ngannamthanglong-content

 "Rồng của Ngàn năm Thăng Long" / Ảnh Internet


Những vòi nước bất ngờ đồng loạt phun tung tóe đầy khắp trên mặt cỏ. Cô gái không thể từ chối cơn cám dỗ lao mình vào làn nước ngọt ngào đó và cô chạy vào đám cỏ mặc cho nước phun tràn lên người cô. Một cơn cám dỗ khác tiếp theo và cô cũng không thể từ chối. Cô cởi phăng quần áo vất dưới gốc cây. Người cô tràn trề nước. Cô cũng tràn trề sự hưng phấn mà cô không biết rõ nó là gì và cô chạy lăng quăng dưới làn nước giống như một đứa bé tắm mưa.

Phải có một đôi mắt rất tinh người ta mới nhìn thấy ngay giữa khe đít cô có hình xâm một con rồng. Khi cô chạy, con rồng oằn oại cử động.

Một con rồng chỉ có thể bay lên từ lỗ đít.

Đó là sự khả ngộ về cái hữu hạn khi người ta thực chứng được nó cũng chính là cái vô hạn. Tôi không biết khoa học có chứng minh được vô cực thì bằng không (∞ = 0) hay không, nhưng tôi biết huyền thoại thì vừa có thể là tất cả, vừa có thể là không gì hết.

Như con rồng.

Và tôi không thể nào từ chối được cơn cám dỗ đi bắt rồng. Tôi chạy đến chỗ cô gái chạy vào trong làn nước. Tôi ôm lấy cô và nói: “Tôi đã bắt được rồng”. Cô gái bảo “Buông tôi ra. Tôi không phải là rồng”. Tôi nói “Cô là rồng”. Cô gái cãi “Không phải. Tôi không là rồng”. Tôi vẫn nói “Cô là rồng” và tiếp tục ôm lấy cô.

Một con rồng không bay thì không phải là rồng.

Tôi muốn hỏi cô gái “Tại sao cô lại xâm hình con rồng mà không phải cái gì khác?”. Cô gái nói: “Tôi thích”. Một câu trả lời không trả lời gì cả. “Tại sao cô thích?” Cô gái bảo: “Đi mà hỏi rồng”. Tôi muốn banh đít cô ra để hỏi, nhưng cô đang đối diện với tôi. Có nghĩa là tôi đang đối diện với cái điều “hữu hạn thì hư ảo mà cái vô hạn thì bất khả tri”.

Khi cô quay lưng và bước đi, con rồng ở khe đít cô nhúc nhích. Tôi bị kích động kịch liệt. Nếu tôi đâm vào lỗ đít cô thì hẳn nhiên con rồng sẽ bay. Thế là tôi chạy đến và đè sấp cô xuống. Tôi nói, “Tôi muốn bắt rồng”. Cô bảo “Anh không thể bắt được rồng”. “Nhưng ít ra tôi có thể nhìn thấy nó bay”, tôi nói. Cô bảo “Điều đó không dành cho anh”. Tôi nói “Tôi muốn nhìn thấy rồng bay” và cô không thể cưỡng được sức mạnh và lòng ham muốn của tôi. Tôi ấn lưng cô xuống và đút con đại bàng vào đít cô. Con đại bàng vỗ cánh mặt trời thực chứng cho sự huy hoàng của mặt đất. Cô nhổng mông lên. Tôi đã ở tư thế quì và thúc cho con đại bàng bay về phía vô hạn.

Và cũng tới lúc sự hữu hạn đã bằng với sự vô hạn. Tôi nhìn thấy con rồng bay.

Sự sống hay sự chết và ý nghĩa của cuộc tồn sinh này chỉ là sự hãm hiếp của cái hữu hạn với vô hạn. Đôi khi dồn dập đôi khi buông lơi như một cơn gió thoảng.

Người ướt đẫm.

Đấy là một số phận nhưng làm thế nào để có thể chấp nhận số phận? Chẳng phải là chúng ta vẫn luôn luôn cúi đầu đi vào địa ngục? Chúng ta vẫn để cho người khác quất lên lưng mình?

Triết lý không đi đến đâu và cũng không giải quyết được bất cứ điều gì cho con người. Cô gái vẫn ngồi trên hai chân dưới làn nước. Tôi không thể biết được cô đã hài lòng với ân sủng của trời đất hay cô đang khóc. Nhưng dù cô đang khóc hay cô đang nhận mưa ân sủng thì hình ảnh cô ướt đẫm dưới làn nước đang phun tung tóe vẫn là một cái đẹp vĩnh cửu.

Cái vô hạn hãm hiếp cái hữu hạn.

Tôi muốn nhìn ngắm cô mãi. Nhìn ngắm sự xung đột trong cô. Nhìn thấy cô vỡ nát đau đớn. Tôi nói “Cô không thể dùng con rồng để bay ra khỏi mặt đất này”. Cô gái bảo “Tôi không có ý định bay đi đâu. Mà thực ra làm gì có chỗ nào khác”.

Cuộc sống chỉ là sự triển hạn.

Cô gái nói “Tôi chỉ là cái căn nguyên của chính tôi, bởi thế tôi không thể ra đi cũng như không thể quay về”.

Nước đầm đìa.

“Đừng tìm cách gặp lại tôi nhé”, cô gái bảo. Tôi gật đầu. Cô nói tiếp “Vả lại, tôi chưa bao giờ hiện hữu”. Và khi bước đi, cô nói lời cuối cùng “Chỉ là những ước muốn của tôi lởn vởn trên mặt đất này”.

 

13.4.2011

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 201411:27 SA(Xem: 26580)
LOS ANGELES (VB) -- Đêm Thứ Ba 21-10-2014, nhà hoạt động Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tới phi trường Los Angeles khoảng hơn 9:30pm.
19 Tháng Mười 20141:36 SA(Xem: 32443)
- những giấc mơ hiền ngoan miên man lòng tôi cổ tích - những giấc mơ rực ngời dòng sông đêm tĩnh mịch Tôi ôm hết vào người, lặng lẽ chất nỗi buồn vác cuộc-ra-đi (HDP)
19 Tháng Mười 20141:12 SA(Xem: 34351)
Không phải em đói chỉ là giấc mơ chưa đi hết chặng đã ngủ quên bên mương suối ừ, đã bảo em cứ mơ đi mơ cho đến khi hoàng hôn nhỏ ròng vào mắt
16 Tháng Mười 20144:36 CH(Xem: 33881)
Tôi đến New York vào một ngày đầu tháng 10, với mục đích viếng thăm Đài Tưởng Niệm Quốc Gia và Viện Bảo Tàng 9/11. Công viên 9/11 Memorial thì đã mở cho công chúng từ hồi kỷ niệm 10 năm Biến cố 9/11. Riêng Viện Bảo Tàng 9/11 thì mới mở cửa cho công chúng vào xem hồi tháng 5 vừa rồi.
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32538)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32181)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33427)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34634)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33206)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43777)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.