- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA KỲ CẢNH CÁO NHIỀU NƯỚC KIỂM SOÁT INTERNET

09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85501)

 

 humanrights

Tin Hoa Thịnh Đốn - Chính phủ Obama ngày hôm qua cảnh cáo nhiều nước trên thế giới đang gia tăng việc kiểm soát Internet, hạn chế không để công dân nước họ vào được nhiều trang mạng, cùng nhiều phương tiện truyền thông khác, nhằm ngăn không để xảy ra phong trào cách mạng như đang xảy ra ở Trung Đông. Báo cáo nhân quyền hằng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra hình ảnh đáng quan ngại mà nhiều nước đang bỏ thời gian, tiền bạc trong nỗ lực ngăn chận người dân không tận dụng được những phương tiện truyền thông mới mẻ này.Hơn 40 quốc gia hiện ngăn công dân của họ không vào được Internet, đồng thời thiết lập tường lửa cùng các kỹ thuật nhằm ôhạn chế tự do ngôn luận, và xâm phạm quyền riêng tư của người muốn sử dụng những kỹ thuật tiến hóa mau lẹ này.

Trưng dẫn tập báo cáo dày 7,000 trang, Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton cho rằng ngăn chận Internet là vi phạm các quyền căn bản về tự do tư tưởng, tụ tập và lập hội.

Bà Clinton nói nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền cùng các blogger nhận thấy e-mail của họ bị xâm nhập hoặc máy điện toán của họ bị gài nhu liệu dọ thám spyware, mà mỗi cú gõ trên bàn phím đều bị theo dõi. Nhiều nhà vận động bị tra tấn buộc phải tiết lộ mật mã của mình, đồng thời khai ra cả những người cộng tác.

Ngoại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập. Tại quốc gia giàu có này, e-mail và chat room bị theo dõi, các trang mạng về tôn giáo như của Ấn Giáo, Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo đều bị ngăn chận. Trong thời gian bầu cử, chính quyền Sudan chận các trang mạng giúp theo dõi cuộc bầu cử.

 

Chính quyền Việt Nam phối hợp tấn công nhiều trang mạng quan trọng và theo dõi các blogger chống đối. Trong năm qua Việt Nam đã bắt giữ 25 người, ập vào nhà nhiều người khác, đồng thời tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của họ. Chính phủ Trung Cộng là một trong số những nước nhạy cảm nhất đối với mọi dấu hiệu chống đối, kiểm soát chặt chẽ nội dung của Internet, đồng thời bắt giữ người có quan điểm chỉ trích đường lối và chính sách của chính quyền. Tại những nơi khác, vấn đề nặng nề nhất là đàn áp chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo thiểu số, kể cả đồng tính luyến ái. Bà Clinton nói Pakistan là nước có vấn đề, vì tội phỉ báng vẫn còn được xem là tội bị xử phạt bằng bản án tử hình, và hai viên chức chính phủ muốn thay đổi luật lệ này đã bị ám sát. Nhiều vụ bạo động quá khích giết hại hàng chục người chỉ vì họ muốn thực hành tôn giáo của mình ở Iraq, Ai Cập và Nigeria, trong khi hồi năm ngoái Iran đã hành quyết 300 người. Tuy nhiên bà Clinton đưa ra tên một số nước có cải tiến hơn về nhân quyền như Colombia, Guinea và Indonesia.

Để giúp những người muốn nói lên tiếng nói của mình, chính quyền Hoa Kỳ tài trợ tài chánh vào việc phát triển kỹ thuật giúp tránh được tường lửa. Để đối phó hành động xâm nhập máy điện toán hoặc trấn áp người chống đối của nhiều nước, chính quyền Hoa Kỳ huấn luyện 5,000 người trên khắp thế giới hầu giúp những người chống đối có thể để lại càng ít dấu vết trên Internet càng tốt.

Kết luận bài tường trình, bà Clinton nói Hoa Kỳ sát cánh với những ai thực hiện quyền căn bản về tự do tư tưởng và tập họp bằng đường lối ôn hòa, dù dưới bất cứ hình thức nào.

SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96651)
Chuyên đề Tạp chí Văn : Nhiều Tác Giả (văn hóa) Sau chuyên đề về Tập san văn chương Ý THỨC, Văn Chương Việt hân hạnh được giới thiệu chuyên đề về Tạp chí Văn và chân dung những người đã dựng nên tờ tạp chí một thời vang bóng này.
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 119844)
Cũng chẳng cần mầu xanh của lá mầu đỏ của hoa hồng chỉ thấy trong veo như nước lọc nước tan trên môi nước hòa trong mắt làm thế nào mà tách được nước ra
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 122403)
Tháng sáu bắt đầu bằng cành hoa mong manh Trưa nắng chói chang lấp lánh mảnh thuỷ tinh vỡ Theo vòng tay buông lơi Mùa hè trở lại ở góc 360 Những cánh phù du trĩu nặng mắt chiều
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116779)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94013)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86244)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90867)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88985)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88886)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115495)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...