- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”.

24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87288)
 

toshihito_aisawa

 Toshihito Aisawa, 9 tuổi

 

Cậu bé Aisawa bên cạnh dòng chữ nhắn nhủ khiến bất kỳ ai cũng phải rơi lệ.

Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.

 

Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình.

 

Cầm chặt hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân, cậu bé Aisawa suốt tuần qua đã mãi miết đi dọc khắp các hành lang ở những khu trú tạm trong thành phố quê hương Ishinomaki để tìm kiếm những người thân yêu của mình. Cậu bé dường như không biết mệt mỏi và không bao giờ hết hy vọng.

 

Lần cuối cùng, Aisawa nhìn thấy bố, mẹ, bà và anh họ của mình là khi cả nhà lèn vào một chiếc xe hơi và tìm cách chạy trốn những con sóng thần đen nghịt hung dữ. Nhưng chiếc xe của họ cuối cùng cũng chẳng thoát nổi. Những con sóng thần cao ngất đã nuốt chửng chiếc xe hơi trong vòng xoáy nước điên cuồng.

 

Aisawa đã thoát chết nhờ vào việc đập vỡ cửa sổ của xe và được các nhân viên cứu hộ lôi lên từ dòng nước trong tình trạng bất tỉnh.

 

Ngay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.

 

Hy vọng đã lóe lên khi cậu bé Aisawa đã được đoàn tụ với anh họ - người đi cùng xe với gia đình Aisawa trong cuộc chạy trốn vừa rồi. Aisawa nhớ lại những âm thanh ầm ầm ghê sợ của những mảnh vỡ đang bị cuốn trôi bên cạnh chiếc xe hơi của gia đình mình trong vòng xoáy của cơn sóng thần.

 

Khi một trong những mảnh vỡ tác động mạnh vào cửa kính xe hơi và làm nó rạn ra, Aisawa và anh họ Yuto đã dùng tay để đập vỡ nó và bơi ra ngoài.

 

“Sau đó, một thứ gì đó, có thể là cái cây, lao về phía chúng cháu và cháu đã phải bỏ tay anh Yuto ra,” Aisawa cho biết. Cậu bé đã bị dòng nước chảy siết làm cho tơi tả suốt nửa tiếng đồng hồ trên một mảnh gỗ trôi nổi. Quần áo của Aisawa bị mắc vào một khóm tre và cậu được cứu khỏi dòng nước sau đó. Aisawa được đưa đến nhà người thợ cắt tóc 64 tuổi tên là Mitsunari Kitahara. Ông này là bạn của gia đình Aisawa.

 

Theo lời ông Kitahara, cậu bé đã không thể hiện nỗi đau khổ của mình khi đối mặt với thảm họa. “Nó vẫn giúp chúng tôi sắp xếp bàn ăn và làm việc vặt. Tôi chắc cậu bé đang trải qua thời điểm rất khó khăn nhưng tôi không thấy nó khóc”, ông Kitahara cho biết.

 

Dù không bộc lộ nỗi đau nhưng nếu nhìn thấy khuôn mặt buồn rầu của cậu bé, chẳng ai có thể cầm lòng được.

 

(theo Toshiaki Takeuchi)

Nguồn: VNDC Radio

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30209)
Đ ặng Mỹ Hạnh là một nữ nhiếp ảnh gia của những “Xứ sở rừng mưa” như tựa một bút ký của cô. Nếu nhiếp ảnh là đam mê chính, văn chương là đam mê thứ nhì mà cô tự định nghĩa: "Tiếp cận với nghệ thuật bằng ngữ ảnh của cảm xúc và viết ra cõi lặng bên trong như một nhu cầu thở." Một cõi lặng đôi khi ngấm ngầm dữ dội, như tùy bút "Những cơn man dại của trái phá".
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31449)
D ưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Văn Chương Việt”TCHL
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37336)
Nhân viên mai táng đến thật đúng giờ khiến María Dos Prazerès, còn khoác áo choàng tắm và đầu gắn các kẹp tóc, chỉ kịp giắt một đoá hồng đỏ lên vành tai để không xuất hiện quá ít quyến rũ như bà đang ấn tượng về chính mình.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35277)
Đ êm đọc những bài thơ của em Quả thật không sao giấu được nụ cười Vài ý nghĩ muốn làm một tuyển tập Gồm những bài thơ cứt thời gian
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33158)
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33195)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30478)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30007)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30256)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30732)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.