- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đoạn ghi từ biệt GaGa (1) thắp cây hương cho Phạm công Thiện

11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113607)
 

En ce monde bouleversé je ne vis plus que dans le souvenir

 (Paul Klee)

Khi Nguyễn xuân Hoàng từ San José

điện thoại báo tin Phạm công Thiện đã chết

tôi đang ăn múi cam mà nghẹn

buổi chiều mưa mù trởi, lại tiếng còi tàu ứa nước mắt

loanh quanh tìm lại kỷ niệm

những năm xưa mịt mùng xa tắp

Thiện đi xe hơi con nhà giàu ở Mỹ Tho

(sau này phá sản lên xây nhà ở Finom bên đường đi Đà Lạt)

lên Sài Gòn thường ghé thăm tôi ở Tân Định

đêm tối xuống ra nhà may Can của Ninh Chữ (2)

đường Tự Do, có căn gác nhỏ lên đó ngồi chơi

rồi qua phòng trà Tự Do cách một ngã tư

có cả Tuấn Huy mà Thiện đã viết

lá thư mở đầu Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (3)

 

Huy, suốt đời tôi chắc chắn không bao giờ tôi quên được

đôi mắt ướt lệ của một nàng ca sĩ mà chúng mình

đã nhìn thấy vào một đêm mưa tầm tã trong một

phòng trà mờ tối ở Saigon …

Những giọt nước mắt của Thanh Thuý giọng hát mù sương (4)

Huy nhớ không, Tuấn Huy tác giả Ngày vui qua mau

bây giờ đang ở Costa Mesa, California

người bạn luôn thủ những viên thuốc ngủ và thích ngồi nhìn lung

xuống dòng sông Thiện nhắc trong lá thư

như nhắc đến Trịnh khắc Hồng, người bạn luật sư trẻ tuổi

đã mất năm nào, lá thư ghi NhaTrang, tháng 6 năm 1963

và tôi đã vẽ bìa cho nhà xuất bản An Tiêm của Thanh Tuệ

một con ngựa xám đang tung vó giữa trời

khi bị con rắn năm sinh của Phạm công Thiện cắn, Thiện khoái chí

 

 pct1e

pct_2-content

Cuốn sách tôi mua lại được nơi hàng sách cũ

trước nhà thương Từ Dủ

trong phần cuối, thư gửi cho Nietzsche

Sau khi đã phá hoại đến cùng cực… Đi vào im lặng

Chào Dionynos Philosophos

 

Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (5)

Thư quán Hương Tích in ở Sài Gòn

Thầy Tuệ Sỹ nhờ tôi đem về mấy quyển

giao cho Thiện, chỉ có một người liên lạc được

với Thiện ở Houston …còn thì lặng im

 

Bây giờ thì

Đã đi rồi đã đi chưa

Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời

Đã đi mất hẳn đi rồi

Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều (6)

 

Ngọn lửa tịch mịch đã tắt

nhớ xưa trên căn gác nhà Thanh tuệ ở Lý thái Tổ

Bùi Giáng gặp Nguyễn đức Sơn và Phạm công Thiện

cả ba mặt trời như muốn nổ tung

làm Bửu Ý phải can, tôi thì nhìn xuống con hẽm

chờ kêu mua mấy chén chè xôi nước

các ngài ăn cho ngọt giọng rồi cười

 

Ôi làm sao nhớ hết thời xa xưa ấy

thời Thiện ở dưới căn phòng nhỏ tầng hầm

đường Yagut, mê mãi viết Saroyan

Đà Lạt nay tên đường vẫn vậy tôi ghé qua

muốn chụp tấm ảnh đưa về Thiện xem mà không kịp nữa

Ơi Hoài Khanh đang còn ở Biên Hoà tóc bạc phơ

nhớ đêm giáng sinh nào lên Đà Lạt thăm Thiện

Ơi Hoàng trúc Ly khuất mặt những câu thơ Thiện ngợi ca

bởi Thiện là thi sĩ là hoạ sĩ lạ lùng kia đã đi qua rồi

đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (7)

 

Thiện đã về Thiện đã tới.

 

Virginia, March 10.2011

Đinh Cường

pct_3-content
pct_4-content

1-“ông tự đặt tên là GaGa

gọi cô gái nhỏ là BinBin

chiều ba mươi Tết làm thơ lạ

gà tre nhỏ cùng bông mồng gà“

(4 câu trong bài thơ Thư Cho Cô Nhỏ Mùng Một Tết, Việt Báo Xuân – California 2011)

2- Nhà thơ Ninh Chữ tên thật Tạ văn Ân, sinh năm 1938 taị Hà Nội, mất sau 1975 taị Sài Gòn. 4 tập thơ đã xuất bản: Tuổi đời 1962, Miền lưu đày 1963, Tầm gửi 1964, Ngôn ngữ 1968.

3- An Tiêm xuất bản Sài Gòn 1965.

4- …Xin chiều mưa biên giới hỡi Thanh Thuý xin chiều mưa biên giới

Phù hộ tôi đêm nay. Xin chiều mưa biên giới… ( Phạm công Thiện –

Bay đi những cơn mưa phùn, Phạm Hoàng Xuất bản, Sài Gòn1970, trang195)

5- Nhà xuất bản Văn Hoá Sài Gòn, Thư quán Hương Tích, 2009

6- Trên tất cả đỉnh cao là lặng im( bài Đi đọan 2 trang22)

7- Trần Thi xuất bản California 1988

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 30631)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 31575)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30309)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 28733)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31106)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29556)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32265)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35102)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37486)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32041)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?