- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĂN HÀO ERNEST HEMINGWAY

24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85930)


 

 thuyvi_1_hl112

 Ernest Miller Hemingway


Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7, 1961) là một nhà văn, nhà báo Mỹ. Cách viết văn riêng biệt - biểu thị qua đặc điểm lối mô tả khiệm lời và khiêm nhường - cũng như những cuộc phiêu lưu và hình tượng công chúng của ông đã tạo nên nhiều ảnh hưởng cho nền văn chương hư cấu của thế kỷ thứ 20. Ông cho ra đời nhiều tác phẩm giữa thập niên 1920 và giữa thập niên 1950. Năm 1954, ông được trao giải văn chương Nobel Hòa Bình. Tác phẩm của Hemingway gặt hái thành công vì những nhân vật mà ông mô tả chứa đựng sự chân thực dễ cảm thông với độc giả. Rất nhiều tác phẩm của ông được liệt vào dòng văn chương cổ điển tiêu biểu của Mỹ. Ông đã cho xuất bản 7 tiểu thuyết, 6 tập truyện ngắn, và 2 tác phẩm phi hưu cấu trong lúc còn sống. Sau khi ông mất, thêm 3 quyển tiểu thuyết, 4 tập truyện ngắn và 3 tác phẩm thuộc loại văn miêu tả sự thật đã được xuất bản.

 

Hemingway được sinh ra và lớn lên tại Oak Park, Illinois. Sau khi rời trung học, ông làm việc vài tháng cho tờ Kansas City Star trước khi tham gia vào quân đội Ý để trở thành tài xế lái xe cứu thương trong Đệ Nhất Thế Chiến. Trải nghiệm đó trở thành nền tảng cho tiểu thuyết A Farewell to Arms của ông. Ông đã bị thương trầm trọng và trở về nhà trong cùng năm đó. Vào năm 1922 Hemingway kết hôn với Hadley Richardson, người vợ đầu tiên trong 4 người vợ, và hai người dời về Paris, nơi ông sinh sống bằng nghề đặc phái viên quốc tế. Trong thời gian ở tại đây ông gặp gỡ và chịu ảnh hưởng bởi những cây bút đương thời và giới nghệ sỹ thuộc cộng đồng tha hương của thập niên 1920 còn được gọi là “The Lost Generation.” Tiểu thuyết đầu tay của ông, The Sun Also Rises, đã được ra đời vào năm 1924.

 

Sau khi ly dị Hadley Richardson vào năm 1927, Hemingway tái hôn với Pauline Pfeiffer. Cặp đôi cũng đi đến ly hôn khi Hemingway trở về sau chuyến công tác tường thuật cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha. Ít lâu sau đã ông đã viết tác phẩm For Whom the Bell Tolls. Martha Gellhorn trở thành người vợ thứ ba của ông vào năm 1940, nhưng ông chia tay với bà khi phải lòng Mary Welsh Hemingway sau Đệ Nhị Thế Chiến, cuộc chiến mà ông đã có mặt để chứng kiến ngày D-Day và ngày giải phóng Paris.

 

Ngay sau khi xuất bản tác phẩm The Old Man and the Sea vào năm 1952, Hemingway thực hiện chuyến thám hiểm Phi Châu, nơi ông suýt tử vong trong một tai nạn máy bay. Tai nạn đó đã để lại thương tích và hao tổn sức khỏe trong những ngày còn lại của cuộc đời ông. Hemingway sống cố định tại Key West, Florida, và Cuba trong thập niên 1930 và 1940, nhưng vào năm 1959 ông dời từ Cuba về Ketchum, Idaho, nơi ông tự vẫn quyên sinh vào mùa hè năm 1961.

 

Một số tác phẩm chọn lọc của nhà văn Ernest Hemingway:

 

Indian Camp (1926)

thuyvi_3_hl112Indian Camp là một truyện ngắn viết bởi Ernerst Hemingway. Truyện này được đăng tải lần đầu tiên vào năm 1924 trên tờ báo văn chương The Transatlantic Review, và xuất bản một năm sau đó trong tập truyện ngắn của Hemingway tựa đề In Our Time.

 

Đây là truyện ngắn đầu tiên mà Hemingway trình làng nhân vật Nick Adams. Trong câu chuyện cha của Nick Adams, một bác sĩ ngoại ô, được gọi đến phụ trách ca đỡ đẻ. Nick cùng ông chú đi theo vị bác sĩ, người bị buộc phải thực hiện một cuộc giải phẫu khẩn cấp trên người đàn bà mang thai. Sau đó, chồng của bà bị khám phá ra đã chết bằng cách dùng dao cắt cổ họng mình trong quá trình cuộc giải phẫu.

 

Giới chuyên gia phê bình đánh giá cao truyện ngắn này vì nó biểu lộ phong cách viết văn theo lối tương phản của Hemingway, và những chủ đề đặc thù khác tỏa rộng trong nhiều tác phẩm sau này của ông.

 

The Sun Also Rises- Mặt Trời Cũng Mọc (1927)

 

thuyvi_2_hl112Đây là quyển tiểu thuyết quan trọng đầu tiên bởi Ernerst Hemingway. Xuất bản vào năm 1926, nội dung tập trung vào một nhóm kiều bào sống tha hương người Mỹ và người Anh tại lục địa Âu Châu trong thập niên 1920. Câu chuyện đi theo nhóm này từ Paris đến lễ hội đấu bò tại Pamploma. Tựa đề nguyên thủy của tác phẩm này đã là Fiesta, vốn được dùng trong ấn bản tiêu thụ tại Anh Quốc, Đức, Nga, Ý, Tiệp Khắc và Tây Ban Nha. Tác phẩm này thường được cho là tiểu thuyết hay nhất của Hemingway. Nhân vật chính trong The Sun Also RisesTime đưa tiểu thuyết này trên bảng danh sách 100 tác phẩm Hoa Kỳ hay nhất từ năm 1923 đến năm 2005. là Jake Barnes, một nhà báo tha hương ở lứa tuổi 20, đang sống tại Paris. Barne trở nên bất lực do một vết thương trong cuộc chiến, mặc dù nguyên nhân gây nên vết thương này không được mô tả đến. Anh yêu Phu Nhân Brett Ashley, một phụ nữ người Anh từng 2 lần ly dị, đang trong lứa tuổi 30, người có được danh tước từ cuộc hôn nhân trước của bà . Brett để tóc ngắn và là hiện thân của sự tự do tình dục mới bùng nổ của thập niên 1920 và đã qua nhiều mối tình trong đời. Tác phẩm này đã giúp Hemingway nổi tiếng và tạo cảm hứng cho phụ nữ trẻ trên khắp nước Mỹ để tóc ngắn và ăn mặc giống như vị nữ anh hùng trong truyện - và mang thái độ cũng tương tự - và thay đổi đường lối sáng tác vốn có thể tìm thấy trong bất cứ tờ báo Hoa Kỳ nào phát hành trong vòng 20 năm sau đó. Tờ báo

 

 



A Farewell to Arms (1929)

 

thuyvi_4_hl112A Farewell to Arms là tác phẩm thể loại tự truyện viết bởi Ernest Hemingway, xuất bản vào năm 1929. Tác phẩm được kể lại qua ánh nhìn của trung úy Frederic Henry, một người lính Hoa Kỳ giữ trách nhiệm lái xe cứu thương trong quân đội Ý vào Đệ Nhất Thế Chiến. Tựa sách được trích từ một bài thơ bởi kịch tác gia người Anh George Peele của thế kỷ thứ 16. Tiểu thuyết này kể về những kinh nghiệm trong Đệ Nhất Thế Chiến của Hemingway và mối liên hệ tình cảm với Agnes von Kurowsky ở Milan. Trên bề mặt, A Farewell to Arms là một thảm kịch tình yêu giữa một người lính Mỹ Frederic Henry, và Catherine Barkley, một y tá người Anh. Mặt dưới chiều sâu, quyển sách này nói về Đệ Nhất Thế Chiến và nghịch cảnh cá nhân bao trùm trong một khung cảnh lớn hơn của thảm kịch vĩ đại. Câu chuyện mô tả sự ích kỷ thờ ơ của người lính chiến và sự mất mát dời đổi của dân số. Vị trí của Hemingway là một nhà văn Hoa Kỳ đã được bảo toàn với sự xuất hiện của A Farewell to Arms. Tiếu thuyết này đã được chuyển thể thành phim vào năm 1932 và một lần nữa vào năm 1957.

 

The Short Happy Life of Francis Macomber

The Short Happy Life of Francis Macomber (Cuộc Đời Ngắn Ngủi Nhưng Vui Vẻ của Francis Mabomber) là một truyện ngắn của Ernerst Hemingway, lấy bối cảnh tại Phi Châu và đã được đăng tải vào tháng 9, 1936 trên ấn bản của tờ Cosmopolitan.

Francis Macomber và vợ Margaret đang trên một chuyến đi săn tại Phi Châu được hướng dẫn bởi chuyên gia săn bắn Robert Wilson. Vào lúc ban đầu, Francis bị hoảng hốt khi một con sư tử bị thương chuẩn bị tấn công ông. Margaret chế nhạo Macomber cho cử chỉ hèn nhát này và cùng lúc ngụ ý bà đang ngoại tình với ông Wilson.

Ngày kế tiếp cả đoàn đi săn bò rừng. Macomber tham gia cùng với Wilson giết được hai con và không còn sợ hãi nữa. Con bò rừng đầu tiên đã bị thương và chạy trốn trong bụi rậm. Wilson cùng Macomber đi theo vết tích để tìm kiếm con thú bị thương, trường hợp tương đương với tình cảnh của ngày săn sư tử trước đó. Khi họ tìm thấy con bò rừng, nó chạy tới tấn công Macomber khi ông đứng trên đất và bắn vào nó. Ông bắn quá cao, và Wilson cũng bắn vào con vật, nhưng nó vẫn chạy tới. Macomber bắn khá hơn và giết chết con bò rừng trong giây phút cuối cùng, trong khi Margaret bắn một phát súng từ chiếc xe. Phát súng của bà bắn hụt con bò rừng và giết chết Macomber. Wilson tỏ ý rằng Margaret đã cố tình giết chết ông.

 

For Whom the Bell Tolls

thuyvi_5_hl112For Whom the Bell Tolls được xuất bản vào năm 1940, kể về câu chuyện của Robert Jordan, một thanh niên Hoa Kỳ trẻ trong đội quân của những người tình nguyện chống lại chủ nghĩa Phát Xít và sự gắn bó của anh với một toán quân Cộng Hòa du kích trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Là một chuyên gia về thuốc nổ, anh được giao nhiệm vụ làm nổ một cây cầu trong một cuộc tấn công thành phố Segovia. Cuốn tiểu thuyết này được nhìn nhận là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Hemingway.

 






The Old Man and the Sea

 thuyvi_6_hl112

The Old Man and the Sea (Ông Già và Biển Cả) được viết tại Cuba vào năm 1951 và xuất bản vào năm 1952. Đây là tác phẩm quan trọng cuối cùng trong loạt truyện hư cấu được sáng tác bởi Hemingway. Câu chuyện tập trung vào nhân vật Santiago, một ngư dân lớn tuổi gốc Cuba, người phải vật lộn với một con cá dao không lồ ngoài biển khơi.

 





A Moveable Feast

thuyvi_7_hl112A Moveable Feast là bộ hồi ký viết bởi nhà văn Ernest Hemingway, kể về những năm ông sống tại Paris và thuộc trong thành phần của những người viết Hoa Kỳ sống tha hương vào thập niên 1920. Tác phẩm mô tả thời gian học nghề của một tay viết trẻ tại Âu Châu (đặc biệt tại Paris) trong thập niên 1920 với người vợ đầu tiên, Hadley. Một số người nổi tiếng sau này được giới thiệu trong quyển hồi ký của ông bao gồm Aleister Crowley, Ezra Pound, F. Scott Fitzgerald, Ford Madox Ford, Hilaire Belloc, Pascin, John Dos Passos, Wyndham Lewis, James Joyce và Gertrude Stein. Tác phẩm đã được biên tập từ những bản thảo của ông bởi người vợ thứ tư là bà Mary Hemingway - một nhà báo được kính trọng -và đã được xuất bản vào năm 1964, ba năm sau ngày ông qua đời. Một ấn bản khác cũng được viết lại bởi cháu trai ông là Sean Hemingway và xuất bản vào năm 2009. Cả hai ấn bản này đều bị chỉ trích trầm trọng.

 





True at First Light

thuyvi_8_hl112True at First Light đã được xuất bản sau khi nhà văn Ernest Hemingway qua đời vào năm 1999 trong ngày lễ kỷ niệm 100 năm của danh hào. Tác phẩm này đã không được hoàn tất trước khoảng thời gian ông Hemingway tự vẫn vào tháng 7, 1961. True at First Light kể về chuyến đi săn đến miền Đông Phi Châu vào năm 1953 của Hemingway với người vợ thứ tư, Mary. Tác phẩm đi sâu vào xung đột hôn nhân, xung đột văn hóa và nỗi lo sợ mà một nhà văn phải đối diện khi viết lách trở thành khó khăn bất khả, trong khi mặt nổi mô tả một chuyến đi săn tại Kenya.

Khi chuyến đi săn kết thúc, vào tháng 1, 1954, Hemingway cùng vợ bị thương tích liên tiếp trong hai tai nạn rớt máy bay vào thời gian cách biệt chỉ hai ngày. Mặc dù giới báo chí quốc tế đưa tin ông đã chết, ông cuối cùng đến được Entebbe để trực tiếp trả lời các câu hỏi của phóng viên. Chỉ nhiều tháng sau đó, khi ông trở về lại Âu Châu, thương tích trầm trọng đó mới được biết đến.

Phần nhiều trong hai năm sau đó ông hồi phục sức khỏe tại Cuba và làm việc với bản thảo mà ông xem như cuốn sách cuối cùng về Phi Châu mà ông không thể hoàn tất. Vào thập niên 1970, sau cái chết của ông, Mary đã biếu tặng bản thảo chưa hoàn tất này cho thư viện John F. Kennedy; và vào cuối thập niên 1990 bản thảo này được trao trả cho con trai ông – Patrick - người đã biên tập lại hơn phân nửa tác phẩm trước khi xuất bản. Qua hành động đó, Patrick khẳng định anh củng cố lại câu chuyện và nhấn mạnh thêm những khía cạnh hư cấu, kết quả là sự kết hợp của hồi ký và tiểu thuyết hư cấu.

True at First Light nhận được phê bình khen chê lẫn lộn, khi được đồng xuất bản với Hemingway Ltd. Line, thương hiệu giới thiệu những di vật của nhà văn Earnest Hemingway.

Vũ Thuý Vi lược dịch

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31383)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33567)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34468)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33705)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32632)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 40495)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32561)
c ắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại đêm soi gương sâu hút ánh mắt thoai thoải đường cong li tâm ấm ức
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35245)
X uân Lộc là nút chặn đường tiến vào Sài gòn của quân Bắc Việt. 35 năm, thời gian tuy dài, nhưng có khi không thể xóa nhòa một vui buồn, huống chi những mất mát đớn đau trong đời người. Trong ký ức của người dân Long Khánh, và người dân miền Nam, trận chiến Xuân Lộc, không thể phôi pha.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33224)
h ôm qua thấy bạn về cười cụng ly một cái hỏi đời ra răng? thì đời vẫn sống nhăn răng từ bạn đi mất nhì nhằng tới lui buồn. thì cứ nhe răng cười mà vui cũng đã lệ rơi trùng trùng
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35593)
B à ngoại tôi kể, dòng họ tôi đời nào cũng có một người chết vì tình. Có thể dòng máu đa tình chảy ngấm ngầm trong huyết quản, truyền từ đời nàng Công nữ Nguyễn Phúc Hồng Miên đầu tiên đã gieo mầm mống yêu si cuồng thái quá cho các nàng Tôn nữ. Thường chỉ là các nàng Tôn nữ mới đủ can đảm chết vì tình. Những người đàn ông trong dòng họ tôi chỉ đủ can đảm để bỏ chạy.