Làm sao tìm lại được những gì ta đánh mất trong một giấc mơ?
Tôi cất các giấc mơ của mình giữa những trang sách và các dòng nhạc. Khi tôi cần tìm lại chúng, tôi chỉ cần giở lại những cuốn sách tôi yêu thích nhất, lắng nghe lại những bản nhạc tôi say mê nhất, và các giấc mơ sẽ trở về, rơi vào lòng tôi lại.
Nhưng liệu chúng ta có biết phải làm gì một khi tìm lại được giấc mơ thưở còn bé hay không?
Cái gì ở giữa ngày và đêm?
Giữa ngày và đêm là những khoảng tối và mảng sáng. Chúng ta dùng ánh sáng và bóng tối để đi tìm những điều chúng ta mơ ước, hay đã đánh mất, nhiều khi là đi tìm chính mình hoặc người mình thương yêu.
Người may mắn biết dùng ánh sáng và bóng tối đúng lúc, cho đúng việc cần làm, để được ngủ yên lúc ngày và đêm hôn nhau chia tay.
Người kém may mắn bị ánh sáng và bóng tối thay nhau nuốt chửng rồi thải ra lúc cuối ngày. Không ai biết được chứng bệnh trầm kha họ phải âm thầm chịu đựng suốt đời còn lại: chứng bệnh “rối loạn sáng/tối”. Bạn có tin có chứng bệnh ấy không? Nếu không tin, cứ bí mật gửi thư cho tôi, tôi sẽ bí mật kể cho bạn nghe, tôi có bí mật quen biết một người bị chứng bệnh ấy.
Ngôn ngữ của mưa là gì?
Mưa nói với tôi ngôn ngữ của kẻ buông thả. Mưa, nhập vàp biển, rồi chúng toa rập nhau nhiều lần rủ rê tôi buông thả cả trong ý tưởng và thân thể. Dễ hiểu thôi: có nơi nào thấp hơn mà mưa không tìm đến; cũng như có kẽ nứt nào, vùng trũng nào nằm trong tầm với mà biển không tràn vào? Ừ, tôi cũng thú nhận: ít khi nào tôi từ chối được những lời rủ rê buông thả của mưa và biển. Đi dưới mưa và nằm trong vòng tay của biển, tôi thường buông thả cho những ý tưởng rồ dại nhất chạy hoang ra ngoài, không cần kiềm chế. Điều tệ nhất có thể xảy ra cho tôi những lúc như thế là được / bị ngủ một giấc dài dưới đáy nước, một nơi yên nghỉ êm ái và thanh bình quá đi chứ, bạn có nghĩ vậy không?
Trong chăn ấm và bóng đêm êm đềm, tiếng mưa trên mái hiên nói với tôi những lời thì thầm âu yếm của người tôi thương yêu. Mưa nói với tôi những hứa hẹn cho một tương lai tươi sáng, tốt lành, như hứa hẹn của một bình minh trong trẻo, tinh khôi lúc rạng sáng sau đêm mưa. Ngôn ngữ của đá là gì?
Đá nuốt hết những tiếng gõ, những câu hỏi, và những lời thì thầm của tôi. Có lẽ vì thế mà đá thật cứng và thật đặc. Ngôn ngữ của đá là những âm thanh dội vào trong, và đọng lại thành từng hạt, từng thớ, rồi từng thỏi, nén vào nhau thật chặt.
Tôi muốn được như đá, nhưng có lúc tôi nghĩ “liệu nuốt hết mọi thứ như đá, mình có nặng quá và nằm lỳ một chỗ như nó không?” Tôi chịu, chưa tìm được câu trả lời cho chính mình.
Tôi cho rằng mỗi chúng ta đều có mang những hạt, những thỏi, và đôi khi dăm tảng đá trong người – nơi chúng ta nén chặt những điều bị dội vào nhưng không thể phát ra được. Bạn có biết cách nào để làm tan những thỏi như thế không?
(Có lần tôi tình cờ làm tan dăm tảng đá trong người, khi tôi định cất hơi nóng từ ánh mắt người yêu vào cùng một chỗ - để dành cho những lúc giá lạnh tôi mang ra sưởi ấm. Từ đó tôi lặng lẽ cất giữ hơi nóng từ mỗi giây phút hạnh phúc, và chúng không chỉ giúp tôi giữ ấm, mà còn làm tôi nhẹ ký hơn, thật là tuyệt diệu phải không?)
Cái gì ở giữa sự lặng im?
Sự căng thẳng đi từ chờ đợi, hồi hộp và thèm khát (giữa hai người yêu). Niềm hưng phấn, nôn nóng, hăng hái và đam mê (trước khi bắt tay vào công việc yêu thích nhất). Sự tập trung cao độ và lòng quyết tâm (sẵn sàng chiến đấu tới cùng)(trước một sự kiện quan trọng). Sự tĩnh lặng, sáng suốt: (mong muốn) nhận diện được từng ý nghĩ, biết được mình cần gì, muốn gì và phải làm gì (lúc ở một mình).
Nhưng sự lặng im khi có một người thứ hai luôn luôn đi kèm với sự chờ đợi. Bạn có nghĩ vậy không?
Sẽ đi đâu, những mảnh vụn từ tấm gương đã vỡ?
Nếu tấm gương vỡ vì nỗi buồn phiền thì những mảnh vụn sẽ cắm sâu vào các vết thương, và người mang chúng sẽ thấy nặng hơn vì phải chịu thêm trọng lượng của cả tấm gương. Chưa kể là các vết thương sẽ chẳng bao giờ lành lặn được hoàn toàn, vì những mảnh vỡ ngăn cho da thịt mới hàn gắn lại một cách trọn vẹn.
Nếu tấm gương vỡ vì người đập muốn tìm sự thật đằng sau lớp kính: những mảnh vỡ sẽ rơi rụng như các mảnh sao rơi, và kẻ đi tìm sẽ hụt hẫng trước khoảng không im lặng như người bay lạc vào vùng trời tối. Mọi cố gắng chắp nối để tìm lại hình ảnh cũ đều vô ích, vì những mảnh vụn của tấm gương có mang theo một phần của người ấy đã thành bụi hoà lẫn trong không gian.
Nếu tấm gương vỡ vì chúng ta tình cờ muốn sờ mó để nhận diện chính mình (mà sờ nhầm vào gương thay vì lên mặt mũi tay chân của mình) thì những mảnh gương sẽ vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ dính lên khắp người, lấp lánh như đính pha lê hay kim cương. Chúng ta sẽ phải ăn vận, đội mũ che đậy kỹ nếu không muốn người khác kinh ngạc trầm trồ, hoặc trở thành mục tiêu cho những kẻ tham lam muốn thu thập đá quý.
Nơi nào mùa xuân bắt đầu?
Mùa Xuân bắt đầu từ những mầm cây non còn ngủ sâu dưới lòng đất giữa mùa Đông giá buốt. Chúng là những đứa con của các cây bố cường tráng, khỏe mạnh; và những cây mẹ dẻo dai, sum suê kết quả suốt mùa Hạ thơm lừng; sau những đêm ấm nồng lửa nhiệt đới và mặt trời không bao giờ tắt giữa đôi tay. Các bố mẹ cây gửi tình yêu của họ trong bọc lụa theo gió, để những đứa con mang mùa Xuân đến cho mặt đất và muôn loài.
Từ cuối cùng trong bài thơ dài nhất trên đời?
Bài thơ dài nhất trên đời: theo tôi, là bài thơ đọng lại lâu nhất trong tâm tưởng. Không phải là từ, mà là hình ảnh cuối cùng, đọng lại từ bài thơ sống lâu nhất trong tôi: đó là một bài thơ mà người nam được ví như biển, và người nữ được ví như bờ cát - một tình yêu không ngừng nghỉ, và không bao giờ dứt. Tuyệt quá đi chứ nhỉ?(và thật là sung sướng cho ai được là nguồn cảm hứng cho một bài thơ như thế, bạn có nghĩ vậy không?)
Cuối cùng thì tôi nghĩ: có lẽ mùa Xuân bắt đầu từ thơ (trong lòng và trên chữ). Chúc bạn một mùa Xuân với nhiều hoa quả mới lạ, nhiều hơi ấm, và hạnh phúc. Trịnh Y Thư thực hiện
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu
từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca
thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ
chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh
mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới,
thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của
thế hệ, của thời đại.
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là
món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc
sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia,
một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện
Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
N gười mù,
người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang
xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ,
trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ
ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía
tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt
ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng
bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
C hristine
Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy
Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua
tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe
(Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô
đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc
mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được
dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu
hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự
đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây
chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang
chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh
toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự
kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như
những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...
... D ạo ấy tôi là người yêu của
lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy
Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân,
cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết
như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống
sau một lần đã đến đây ...
l úc
chúng mình cùng ưu tư chung một đoạn cuối tiếng ve rền nuối tiếc em lẩm cẩm
hỏi về điều kỳ diệu của mùa xuân tôi vội
nén lại một mùa xuân thất sủng...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.