- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG CÂU HỎI VÀ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 93938)



hoangngocthu_1
 Nhà văn Hoàng Ngọc Thư


Phỏng vấn Hoàng Ngọc Thư

TRỊNH Y THƯ thực hiện

Làm sao tìm lại được những gì ta đánh mất trong một giấc mơ?

Tôi cất các giấc mơ của mình giữa những trang sách và các dòng nhạc. Khi tôi cần tìm lại chúng, tôi chỉ cần giở lại những cuốn sách tôi yêu thích nhất, lắng nghe lại những bản nhạc tôi say mê nhất, và các giấc mơ sẽ trở về, rơi vào lòng tôi lại.

Nhưng liệu chúng ta có biết phải làm gì một khi tìm lại được giấc mơ thưở còn bé hay không?

Cái gì ở giữa ngày và đêm?


Giữa ngày và đêm là những khoảng tối và mảng sáng. Chúng ta dùng ánh sáng và bóng tối để đi tìm những điều chúng ta mơ ước, hay đã đánh mất, nhiều khi là đi tìm chính mình hoặc người mình thương yêu.

Người may mắn biết dùng ánh sáng và bóng tối đúng lúc, cho đúng việc cần làm, để được ngủ yên lúc ngày và đêm hôn nhau chia tay.

Người kém may mắn bị ánh sáng và bóng tối thay nhau nuốt chửng rồi thải ra lúc cuối ngày. Không ai biết được chứng bệnh trầm kha họ phải âm thầm chịu đựng suốt đời còn lại: chứng bệnh “rối loạn sáng/tối”. Bạn có tin có chứng bệnh ấy không? Nếu không tin, cứ bí mật gửi thư cho tôi, tôi sẽ bí mật kể cho bạn nghe, tôi có bí mật quen biết một người bị chứng bệnh ấy.

Ngôn ngữ của mưa là gì?

Mưa nói với tôi ngôn ngữ của kẻ buông thả. Mưa, nhập vàp biển, rồi chúng toa rập nhau nhiều lần rủ rê tôi buông thả cả trong ý tưởng và thân thể. Dễ hiểu thôi: có nơi nào thấp hơn mà mưa không tìm đến; cũng như có kẽ nứt nào, vùng trũng nào nằm trong tầm với mà biển không tràn vào? Ừ, tôi cũng thú nhận: ít khi nào tôi từ chối được những lời rủ rê buông thả của mưa và biển. Đi dưới mưa và nằm trong vòng tay của biển, tôi thường buông thả cho những ý tưởng rồ dại nhất chạy hoang ra ngoài, không cần kiềm chế. Điều tệ nhất có thể xảy ra cho tôi những lúc như thế là được / bị ngủ một giấc dài dưới đáy nước, một nơi yên nghỉ êm ái và thanh bình quá đi chứ, bạn có nghĩ vậy không?

Trong chăn ấm và bóng đêm êm đềm, tiếng mưa trên mái hiên nói với tôi những lời thì thầm âu yếm của người tôi thương yêu. Mưa nói với tôi những hứa hẹn cho một tương lai tươi sáng, tốt lành, như hứa hẹn của một bình minh trong trẻo, tinh khôi lúc rạng sáng sau đêm mưa.

Ngôn ngữ của đá là gì?


Đá nuốt hết những tiếng gõ, những câu hỏi, và những lời thì thầm của tôi. Có lẽ vì thế mà đá thật cứng và thật đặc. Ngôn ngữ của đá là những âm thanh dội vào trong, và đọng lại thành từng hạt, từng thớ, rồi từng thỏi, nén vào nhau thật chặt.

Tôi muốn được như đá, nhưng có lúc tôi nghĩ “liệu nuốt hết mọi thứ như đá, mình có nặng quá và nằm lỳ một chỗ như nó không?” Tôi chịu, chưa tìm được câu trả lời cho chính mình.

Tôi cho rằng mỗi chúng ta đều có mang những hạt, những thỏi, và đôi khi dăm tảng đá trong người – nơi chúng ta nén chặt những điều bị dội vào nhưng không thể phát ra được. Bạn có biết cách nào để làm tan những thỏi như thế không?

(Có lần tôi tình cờ làm tan dăm tảng đá trong người, khi tôi định cất hơi nóng từ ánh mắt người yêu vào cùng một chỗ - để dành cho những lúc giá lạnh tôi mang ra sưởi ấm. Từ đó tôi lặng lẽ cất giữ hơi nóng từ mỗi giây phút hạnh phúc, và chúng không chỉ giúp tôi giữ ấm, mà còn làm tôi nhẹ ký hơn, thật là tuyệt diệu phải không?)

Cái gì ở giữa sự lặng im?

Sự căng thẳng đi từ chờ đợi, hồi hộp và thèm khát (giữa hai người yêu).
Niềm hưng phấn, nôn nóng, hăng hái và đam mê (trước khi bắt tay vào công việc yêu thích nhất).
Sự tập trung cao độ và lòng quyết tâm (sẵn sàng chiến đấu tới cùng)(trước một sự kiện quan trọng).
Sự tĩnh lặng, sáng suốt: (mong muốn) nhận diện được từng ý nghĩ, biết được mình cần gì, muốn gì và phải làm gì (lúc ở một mình).

Nhưng sự lặng im khi có một người thứ hai luôn luôn đi kèm với sự chờ đợi.
Bạn có nghĩ vậy không?

Sẽ đi đâu, những mảnh vụn từ tấm gương đã vỡ?

Nếu tấm gương vỡ vì nỗi buồn phiền thì những mảnh vụn sẽ cắm sâu vào các vết thương, và người mang chúng sẽ thấy nặng hơn vì phải chịu thêm trọng lượng của cả tấm gương. Chưa kể là các vết thương sẽ chẳng bao giờ lành lặn được hoàn toàn, vì những mảnh vỡ ngăn cho da thịt mới hàn gắn lại một cách trọn vẹn.

Nếu tấm gương vỡ vì người đập muốn tìm sự thật đằng sau lớp kính: những mảnh vỡ sẽ rơi rụng như các mảnh sao rơi, và kẻ đi tìm sẽ hụt hẫng trước khoảng không im lặng như người bay lạc vào vùng trời tối. Mọi cố gắng chắp nối để tìm lại hình ảnh cũ đều vô ích, vì những mảnh vụn của tấm gương có mang theo một phần của người ấy đã thành bụi hoà lẫn trong không gian. 

Nếu tấm gương vỡ vì chúng ta tình cờ muốn sờ mó để nhận diện chính mình (mà sờ nhầm vào gương thay vì lên mặt mũi tay chân của mình) thì những mảnh gương sẽ vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ dính lên khắp người, lấp lánh như đính pha lê hay kim cương. Chúng ta sẽ phải ăn vận, đội mũ che đậy kỹ nếu không muốn người khác kinh ngạc trầm trồ, hoặc trở thành mục tiêu cho những kẻ tham lam muốn thu thập đá quý.

Nơi nào mùa xuân bắt đầu?

Mùa Xuân bắt đầu từ những mầm cây non còn ngủ sâu dưới lòng đất giữa mùa Đông giá buốt. Chúng là những đứa con của các cây bố cường tráng, khỏe mạnh; và những cây mẹ dẻo dai, sum suê kết quả suốt mùa Hạ thơm lừng; sau những đêm ấm nồng lửa nhiệt đới và mặt trời không bao giờ tắt giữa đôi tay. Các bố mẹ cây gửi tình yêu của họ trong bọc lụa theo gió, để những đứa con mang mùa Xuân đến cho mặt đất và muôn loài.

Từ cuối cùng trong bài thơ dài nhất trên đời?

Bài thơ dài nhất trên đời: theo tôi, là bài thơ đọng lại lâu nhất trong tâm tưởng.
Không phải là từ, mà là hình ảnh cuối cùng, đọng lại từ bài thơ sống lâu nhất trong tôi: đó là một bài thơ mà người nam được ví như biển, và người nữ được ví như bờ cát - một tình yêu không ngừng nghỉ, và không bao giờ dứt. Tuyệt quá đi chứ nhỉ?(và thật là sung sướng cho ai được là nguồn cảm hứng cho một bài thơ như thế, bạn có nghĩ vậy không?)

Cuối cùng thì tôi nghĩ: có lẽ mùa Xuân bắt đầu từ thơ (trong lòng và trên chữ).
Chúc bạn một mùa Xuân với nhiều hoa quả mới lạ, nhiều hơi ấm, và hạnh phúc.

Trịnh Y Thư
thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6705)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 6098)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6933)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6271)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6431)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7228)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 6003)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 202310:02 CH(Xem: 5724)
Tháng Chín, đêm khuya về ngồi lặng / Nghe gió cười khúc khích rượu tan / Mai chắc sầu in trên đá / Em chắc quên rồi tháng Chín, trôi.
04 Tháng Chín 20238:58 CH(Xem: 7108)
tôi gặp người lính già / trên chùa đồng yên tử / chốn rừng thiêng trúc lâm / trời đêm ... mưa mịt mù / người lính ngồi nguyện cầu / co ro dáng trầm tư / mặt xương gầy khắc khổ / mắt buồn sâu tâm tư
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 5044)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…