Mây trinh nguyên nằm nghiêng mái phố (2) Ngói âm dương biêng biếc rêu mùa Em dậy thì bằng những lần nhung nhớ Ta hoả mù qua câu nói dây dưa
Em dại lắm tại vì em xa lắm Thương yêu xưa đã biết phải những gì Lũ trai lớn bằng mấy lời hò hẹn Đám gái già qua những chuyến đong đưa
Và thuở ấy chuyện lũ gà cổ tích Trò ú tim thú vị đến không ngờ Ai có biết về sau viên ngói vỡ Mây lỡ thì vẫn sấp ngửa trong thơ.
(1) Câu chuyện cổ tích về những chú gà thời hiện đại đợc lưu truyền trong giới sinh viên. Chuyện rằng: gà trống đuổi theo gà mái. Gà mái vừa chạy vừa nghĩ mình chạy thế có nhanh quá không nhỉ. Gà trống thì nghĩ nếu không đuổi được cũng coi như là tập thể dục. Kết thúc (rất có hậu): chúng còn đuổi nhau đến tận bây giờ. (2) Phỏng theo một ý hoạ của cố hoạ sỹ Bùi Xuân Phái.
PHỐ CŨ- EM
Nhà phố cũ những hộp diêm xếp kiện Em thu đông mãi dựa dới hiên nhà Gác xép nhỏ, tang tang ghi ta rỏ Cột điện còm dây mắc mớ xuê xoa.
Khu phố cũ một bàn tay rối chỉ Em thênh thênh mặc cả nốt xuân thì Ta trốn nợ nhành mộc lan nghén nụ Hoá ra thành lỗi hẹn với xuân thi
Người bụi bặm hơn cả trang huyền tích Chuông đổ hồi Trúc viện xoã hoa râm Em quay tơ thoắt năm thêm u tịch Buồn xếp li trên ngực áo tứ tuần
Da dâu thẫm từ thuở môi mời tám Em qua tôi lễnh loãng những phen cười Cụ tú sót ngồi so ngâm gối hạc (1) Tôi trở về dan díu với riêng tôi
----------------- (1). Gối hạc: bài hát nói có 11 câu gọi là Đủ khổ, có trên 11 câu gọi là Dôi khổ. Những bài nhiều câu vừa dôi phách nam vừa dôi phách bắc, cách đặt câu khúc khuỷu lắt léo, gọi là Gối hạc.
HÀ NỘI- MƠ
Mơ một ngày đông Hà Nội nắng Phố vẫn mịt mù khói xăng thơm Ta e ấp qua nhau mười bảy tuổi Nghe nôn nao như lá rụng trong vườn
Mơ một ngày xưa lưa thưa sương Rong rêu nỗi nhớ nẩy xanh tường Em xinh nhoi nhói như là khát Ta hoá nõn nà mắt lương bương.
Thôi thì Hà Nội trong ta nhé! Nhành mi cong lắt léo phố phường Ta ở lại hanh hao chờ bạt gió Sẽ là gì khi đã chán phong sương? 1999
RÉT TRỘM
Lưỡi bàng đỏ liếm vị kem gió Bắc Em ưu tư tóc nhuộm môi Hàn Ta rét trộm làn da em mát Ủ lòng tay trà nóng khói đang tan.
Trong quán vắng hai người tìm cảm giác Nhộn nhạo cuối ngày cặn đáy ly Môi gió mùa rân rân em hát Đủ se lòng ta có mộng mơ chi.
Ta vẫn biết mộng mơ là lãng phí Hèn nhát là hạ giá chút tình si Em trắng buốt màu da Đức Mẹ Ta đóng băng trên thập- tự- yêu- vì.
Trà lạnh ngắt mười ngón tay khói thuốc Lá bàng đau tím phập mái rêu Tường lở vữa trơ tháng năm xếp gạch Nhiều đông sau Hà Nội vẫn rét đều. 20/10/2001 Trần Trọng Dương
Khảo sát trên những văn
bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13
trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều
này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có
thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
Tôi
biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas,
anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của
tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn
trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó
khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng
tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với
thành kiến bấy lâu.
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ,
đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được
về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.