Mây trinh nguyên nằm nghiêng mái phố (2) Ngói âm dương biêng biếc rêu mùa Em dậy thì bằng những lần nhung nhớ Ta hoả mù qua câu nói dây dưa
Em dại lắm tại vì em xa lắm Thương yêu xưa đã biết phải những gì Lũ trai lớn bằng mấy lời hò hẹn Đám gái già qua những chuyến đong đưa
Và thuở ấy chuyện lũ gà cổ tích Trò ú tim thú vị đến không ngờ Ai có biết về sau viên ngói vỡ Mây lỡ thì vẫn sấp ngửa trong thơ.
(1) Câu chuyện cổ tích về những chú gà thời hiện đại đợc lưu truyền trong giới sinh viên. Chuyện rằng: gà trống đuổi theo gà mái. Gà mái vừa chạy vừa nghĩ mình chạy thế có nhanh quá không nhỉ. Gà trống thì nghĩ nếu không đuổi được cũng coi như là tập thể dục. Kết thúc (rất có hậu): chúng còn đuổi nhau đến tận bây giờ. (2) Phỏng theo một ý hoạ của cố hoạ sỹ Bùi Xuân Phái.
PHỐ CŨ- EM
Nhà phố cũ những hộp diêm xếp kiện Em thu đông mãi dựa dới hiên nhà Gác xép nhỏ, tang tang ghi ta rỏ Cột điện còm dây mắc mớ xuê xoa.
Khu phố cũ một bàn tay rối chỉ Em thênh thênh mặc cả nốt xuân thì Ta trốn nợ nhành mộc lan nghén nụ Hoá ra thành lỗi hẹn với xuân thi
Người bụi bặm hơn cả trang huyền tích Chuông đổ hồi Trúc viện xoã hoa râm Em quay tơ thoắt năm thêm u tịch Buồn xếp li trên ngực áo tứ tuần
Da dâu thẫm từ thuở môi mời tám Em qua tôi lễnh loãng những phen cười Cụ tú sót ngồi so ngâm gối hạc (1) Tôi trở về dan díu với riêng tôi
----------------- (1). Gối hạc: bài hát nói có 11 câu gọi là Đủ khổ, có trên 11 câu gọi là Dôi khổ. Những bài nhiều câu vừa dôi phách nam vừa dôi phách bắc, cách đặt câu khúc khuỷu lắt léo, gọi là Gối hạc.
HÀ NỘI- MƠ
Mơ một ngày đông Hà Nội nắng Phố vẫn mịt mù khói xăng thơm Ta e ấp qua nhau mười bảy tuổi Nghe nôn nao như lá rụng trong vườn
Mơ một ngày xưa lưa thưa sương Rong rêu nỗi nhớ nẩy xanh tường Em xinh nhoi nhói như là khát Ta hoá nõn nà mắt lương bương.
Thôi thì Hà Nội trong ta nhé! Nhành mi cong lắt léo phố phường Ta ở lại hanh hao chờ bạt gió Sẽ là gì khi đã chán phong sương? 1999
RÉT TRỘM
Lưỡi bàng đỏ liếm vị kem gió Bắc Em ưu tư tóc nhuộm môi Hàn Ta rét trộm làn da em mát Ủ lòng tay trà nóng khói đang tan.
Trong quán vắng hai người tìm cảm giác Nhộn nhạo cuối ngày cặn đáy ly Môi gió mùa rân rân em hát Đủ se lòng ta có mộng mơ chi.
Ta vẫn biết mộng mơ là lãng phí Hèn nhát là hạ giá chút tình si Em trắng buốt màu da Đức Mẹ Ta đóng băng trên thập- tự- yêu- vì.
Trà lạnh ngắt mười ngón tay khói thuốc Lá bàng đau tím phập mái rêu Tường lở vữa trơ tháng năm xếp gạch Nhiều đông sau Hà Nội vẫn rét đều. 20/10/2001 Trần Trọng Dương
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7,
1961) là một nhà văn, nhà báo Mỹ. Cách viết văn riêng biệt - biểu thị qua đặc
điểm lối mô tả khiệm lời và khiêm nhường - cũng như những cuộc phiêu lưu và hình tượng công
chúng của ông đã tạo nên nhiều ảnh hưởng cho nền văn chương hư cấu của thế kỷ
thứ 20.
Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC,
Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sẽ chính thức ngưng
hoạt động sau buổi phát thanh cuối cùng vào Thứ
Bảy 26 tháng 3 từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ
45 phút giờ Việt Nam.
Hoàng Chính chuyển ngữ từ Peeling trong tập truyện "The Fat Man in History" của Peter Carey. Peter
Carey, tiểu thuyết gia người Úc, sinh ngày 7 tháng 5, 1943, hai lần đoạt giải Man Booker với các cuốn "Oscar and Lucinda" (1988) và "True History of the Kelly Gang" (2001). Hiện Peter Carey dạy đại học tại New York.
Tháng Mười chơi trò xếp đặt Những con rồng được tạc bằng xương người Những con rắn cong khô trên bếp than cời Dưới nền trời xám và khô Phố phường mạ bằng vàng mã Người người ướp lạnh.
T rước năm 1975, mỗi
dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng
Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong
những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc
phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân
Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh
ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804).
(1)
Từ
xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và
văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã
chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm
muôn thuở ấy.
Những ngày cuối
cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung
ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt
khóc cho những xác người ven đường.
Ông
Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.