- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Trần Trọng Dương và những bài thơ cũ

26 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114489)

buixuanphai
 Tranh Bùi Xuân Phái

NHỮNG CHÚ GÀ CỔ TÍCH (1)



Mây trinh nguyên nằm nghiêng mái phố (2)
Ngói âm dương biêng biếc rêu mùa
Em dậy thì bằng những lần nhung nhớ
Ta hoả mù qua câu nói dây dưa

Em dại lắm tại vì em xa lắm
Thương yêu xưa đã biết phải những gì
Lũ trai lớn bằng mấy lời hò hẹn
Đám gái già qua những chuyến đong đưa

Và thuở ấy chuyện lũ gà cổ tích
Trò ú tim thú vị đến không ngờ
Ai có biết về sau viên ngói vỡ
Mây lỡ thì vẫn sấp ngửa trong thơ.



(1) Câu chuyện cổ tích về những chú gà thời hiện đại đợc lưu truyền trong giới sinh viên. Chuyện rằng: gà trống đuổi theo gà mái. Gà mái vừa chạy vừa nghĩ mình chạy thế có nhanh quá không nhỉ. Gà trống thì nghĩ nếu không đuổi được cũng coi như là tập thể dục. Kết thúc (rất có hậu): chúng còn đuổi nhau đến tận bây giờ.
(2) Phỏng theo một ý hoạ của cố hoạ sỹ Bùi Xuân Phái.



PHỐ CŨ- EM


Nhà phố cũ những hộp diêm xếp kiện
Em thu đông mãi dựa dới hiên nhà
Gác xép nhỏ, tang tang ghi ta rỏ
Cột điện còm dây mắc mớ xuê xoa.

Khu phố cũ một bàn tay rối chỉ
Em thênh thênh mặc cả nốt xuân thì
Ta trốn nợ nhành mộc lan nghén nụ
Hoá ra thành lỗi hẹn với xuân thi

Người bụi bặm hơn cả trang huyền tích
Chuông đổ hồi Trúc viện xoã hoa râm
Em quay tơ thoắt năm thêm u tịch
Buồn xếp li trên ngực áo tứ tuần

Da dâu thẫm từ thuở môi mời tám
Em qua tôi lễnh loãng những phen cười
Cụ tú sót ngồi so ngâm gối hạc (1)
Tôi trở về dan díu với riêng tôi


-----------------
(1). Gối hạc: bài hát nói có 11 câu gọi là Đủ khổ, có trên 11 câu gọi là Dôi khổ. Những bài nhiều câu vừa dôi phách nam vừa dôi phách bắc, cách đặt câu khúc khuỷu lắt léo, gọi là Gối hạc.

 

HÀ NỘI- MƠ


Mơ một ngày đông Hà Nội nắng
Phố vẫn mịt mù khói xăng thơm
Ta e ấp qua nhau mười bảy tuổi
Nghe nôn nao như lá rụng trong vườn

Mơ một ngày xưa lưa thưa sương
Rong rêu nỗi nhớ nẩy xanh tường
Em xinh nhoi nhói như là khát
Ta hoá nõn nà mắt lương bương.

Thôi thì Hà Nội trong ta nhé!
Nhành mi cong lắt léo phố phường
Ta ở lại hanh hao chờ bạt gió
Sẽ là gì khi đã chán phong sương?
1999

 
RÉT TRỘM

Lưỡi bàng đỏ liếm vị kem gió Bắc
Em ưu tư tóc nhuộm môi Hàn
Ta rét trộm làn da em mát
Ủ lòng tay trà nóng khói đang tan.

Trong quán vắng hai người tìm cảm giác
Nhộn nhạo cuối ngày cặn đáy ly
Môi gió mùa rân rân em hát
Đủ se lòng ta có mộng mơ chi.

Ta vẫn biết mộng mơ là lãng phí
Hèn nhát là hạ giá chút tình si
Em trắng buốt màu da Đức Mẹ
Ta đóng băng trên thập- tự- yêu- vì.

Trà lạnh ngắt mười ngón tay khói thuốc
Lá bàng đau tím phập mái rêu
Tường lở vữa trơ tháng năm xếp gạch
Nhiều đông sau Hà Nội vẫn rét đều.
 20/10/2001
Trần Trọng Dương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 56053)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65483)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 53958)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63165)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60050)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70129)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93446)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90832)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94517)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93343)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)