- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỢP LƯU 112 / XUÂN TÂN MÃO

15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74935)

lg_thutoasoanHợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.

 Hợp Lưu 112 đến với quí bạn đọc và văn hữu đúng vào dịp có nhiều biến chuyển chính trị; giấc mơ hiện đại hóa đất nước, khiến dân giàu dân mạnh không thuần là những câu khẩu hiệu vô nghĩa. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí vẫn luôn là giấc mơ vô cùng chật vật cho những người làm truyền thông ở xứ sở mà con người luôn sống trong nghi ngờ, lúc nào cũng lo sợ cái ác, dốt và hèn của bạo lực. Mặc dầu Việt Nam đã hơn một lần khẳng định sẽ cải tổ luật pháp, đẩy mạnh đổi mới, công nghiệp hóa dần đất nước, thâu ngắn khoảng cách kỹ thuật và kinh tế với các nước trên thế giới. Đến hôm nay, xã hội Việt Nam vẫn còn cấm đoán và trấn áp đối lập và thậm chí tìm cách bưng bít truyền thông bằng các loại “tường lửa”... trong hệ thống truy cập liên mạng toàn cầu. Một lần nữa, chúng tôi trong khả năng hạn hẹp của mình, cố gắng duy trì Tạp chí Hợp Lưu luôn là diễn đàn của văn chương và đệ tứ quyền của con người .

Hợp Lưu 112, với bài vở phong phú của một số báo Xuân, đồng thời cũng là một số báo đặc biệt về nhà văn Thảo Trường. Chúng tôi trân trọng dành ra 1/3 số trang của kỳ báo nầy để đăng tải và giới thiệu một số bài của Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, Phan Nhật Nam, Du Tử Lê và Đặng Phú Phong viết về Thảo Trường cùng những tác phẩm tiêu biểu của ông: Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Nhãn hiệu Mỹ , Những đứa trẻ đầu thai giữa hàng rào, Hành khách... , như một nén hương tưởng niệm kính gởi đến nhà văn Thảo Trường.

Hợp Lưu 112 được mở đầu với bài viết của học giả Chính Đạo Nhìn lại mùa Xuân khói lửa 1789 thời vua Quang Trung để suy ngẫm đến những mùa xuân cận đại của dân tộc, đến những hành động mà thế giới ngày nay lên án là “cultural barbarism” [sự mọi rợ văn hóa]. Chiều cuối năm trên bờ biển, bút ký của Trùng Dương đưa chúng ta vào thế giới ngày nay với những phương tiện tinh vi nhưng cũng thật cô đơn và buồn bã tận cùng ở cái mong manh hữu hạn của đời người; trước cái mênh mông và vô hạn của đất trời. Đinh Cường giới thiệu Mèo trong tranh Foujita bằng mắt nhìn của một hoạ sĩ. Hoàng Chính giới thiệu tiểu thuyết gia Peter Carey người Úc với tác phẩm Peeling .

Bằng sáng tác mới nhất Nam Dao đã gởi Mặt Nạ qua chữ Duyên trong Phật Pháp, Đỗ Phấn vẫn ý nhị và sâu sắc trong Cầu cho tôi không cầu mong gì cả và anh nói: “Ở Trung Quốc, màu đỏ có thể được nhìn như màu trắng. Hoặc không màu? Khi mà tất thảy đều mang sắc đỏ, con người ta bị mù màu tạm thời. Nhìn cái gì cũng thấy xanh biếc. Trong veo...” Và Những con giun của Hoài Băng làm cho bầu trời Hà Nội xám hơn ta tưởng.Trở lại với sáng tác hải ngoại Bùi Ngọc Khôi Giải thoát bằng một chuyện kinh dị liêu trai, Nguyễn Xuân Tường Vy vẫn Hoài vọng và không biết trả lời làm sao với cô con gái bé nhỏ trong bao nhiêu năm “Việt Nam chỉ có chiến tranh và trại cải tạo thôi hả mẹ?”. Nguyễn Tường Thiết êm đềm với Hải cảng yêu dấu. Cái bóng của Trần Mộng Tú mong manh như thân phận và buồn như quá khứ Hồ Xuân Hương Đà lạt. Và Trần Trung Sáng với Con mèo ngái ngủ cùng Phù Thuỷ của Lê Nguyệt Minh và Đường số 18...Thi ca nở rộ với những sáng tác mới của : Lê Thánh Thư, Trịnh Y Thư, Nam Dao, Đặng Hiền, Đa Mi, Đoàn Minh Châu, Lưu Diệu Vân, Nguyễn Thị Anh Đào, Trần Hữu Dũng, Luân Hoán, Trần Thiên Thị, Nnguong, Đức Phổ, Ngô Tịnh Yên, Nguyễn Hồng Nhung, Lý Thừa Nghiệp, Khaly Chàm, Nguyễn Đông Giang, Đinh Trường Chinh, Thường Quán... Bài phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm do Lê Quỳnh Mai thực hiện. Sau hết, vẫn là các mục thường xuyên: Phiếm luận với Song Thao, Mạn đàm Văn học với Trần Thiện Đạo, Tin Sách với Vũ Thuý Vi...

Hợp Lưu trong thời gian qua bị chậm mất một thời gian, chúng tôi thành thật cáo lỗi cùng quí bạn đọc và văn hữu. Độc giả dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng đến việc gia hạn báo. Vì mỗi lần gia hạn là 6 hoặc 12 số báo, chúng tôi sẽ gởi đầy đủ những số báo quí vị đặt mua. Kể từ số nầy tạp chí sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Chúng tôi trân trọng tri ân quí độc giả, văn hữu, thân hữu đã giúp đỡ, đọc và cổ động Tạp Chí Hợp Lưu trong suốt bao năm qua. Kính chúc quí vị một năm Tân Mão 2011 an khang, thịnh vượng và nhiều sức khoẻ.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 116686)
L ẩn quẩn từ một buổi chiều nơi ranh giới của giọt nước nào rất mỏng cơn mưa hối hả sau ngày oi nồng đầu hạ cố làm dịu những cồn cào nơi ngực về một hoang tưởng không tên phập phồng thở
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 78551)
H ải quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 68302)
N hư mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đià nước mắt Les Misérables (Những kẻ khốn nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt nam...
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 94399)
Đ êm úp mặt vào vách, tôi nhớ đến người con gái trên chiếc thuyền nan. Dưới ánh trăng thân thể nàng trắng ngần như tượng sứ. Trong giấc ngủ chập chờn, đôi tay nàng vẫn đều đều khỏa nước, khỏa lấp cả sự day dứt trong tôi. Tôi thấy cả nàng và tôi đều đứng ngoài trò chơi ấy, nàng ngồi bên tôi ngắm những cụm cỏ xanh um buồn bã...
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 115241)
C ần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
25 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 104172)
Lời giới thiệu: Bài “Giã Từ Trung Quốc” được dịch từ bản Anh ngữ tựa là “Walking Out on China”(do Wen Huang dịch từ tiếng Trung Hoa) của nhà văn đối kháng Trung Hoa, Liao Yiwu, xuất bản trên The New York Times số ra ngày 15 tháng 9, 2011. Ông Liao, tên Hán Việt là Liêu Diệc Vũ, cũng còn được biết tới dưới tên Lao Wei, sinh năm 1958 tại tỉnh Sichuan, đúng vào năm Mao trạch Động phát động chiến dịch Một Bước Nhẩy Vọt đã đưa cả nước vào nạn đói trầm trọng...
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 94864)
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 112504)
L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95653)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 114679)
X a không chỉ từ thân xác Cái tổ nhỏ nhoi kết bằng ý nghĩ về nhau cũng quá đỗi xa xôi Dải sương mù cuối năm kéo ngôi đền lùi lại Nấp sau bao lí lẽ tỏ mờ