- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỢP LƯU 112 / XUÂN TÂN MÃO

15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 78825)

lg_thutoasoanHợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.

 Hợp Lưu 112 đến với quí bạn đọc và văn hữu đúng vào dịp có nhiều biến chuyển chính trị; giấc mơ hiện đại hóa đất nước, khiến dân giàu dân mạnh không thuần là những câu khẩu hiệu vô nghĩa. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí vẫn luôn là giấc mơ vô cùng chật vật cho những người làm truyền thông ở xứ sở mà con người luôn sống trong nghi ngờ, lúc nào cũng lo sợ cái ác, dốt và hèn của bạo lực. Mặc dầu Việt Nam đã hơn một lần khẳng định sẽ cải tổ luật pháp, đẩy mạnh đổi mới, công nghiệp hóa dần đất nước, thâu ngắn khoảng cách kỹ thuật và kinh tế với các nước trên thế giới. Đến hôm nay, xã hội Việt Nam vẫn còn cấm đoán và trấn áp đối lập và thậm chí tìm cách bưng bít truyền thông bằng các loại “tường lửa”... trong hệ thống truy cập liên mạng toàn cầu. Một lần nữa, chúng tôi trong khả năng hạn hẹp của mình, cố gắng duy trì Tạp chí Hợp Lưu luôn là diễn đàn của văn chương và đệ tứ quyền của con người .

Hợp Lưu 112, với bài vở phong phú của một số báo Xuân, đồng thời cũng là một số báo đặc biệt về nhà văn Thảo Trường. Chúng tôi trân trọng dành ra 1/3 số trang của kỳ báo nầy để đăng tải và giới thiệu một số bài của Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, Phan Nhật Nam, Du Tử Lê và Đặng Phú Phong viết về Thảo Trường cùng những tác phẩm tiêu biểu của ông: Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Nhãn hiệu Mỹ , Những đứa trẻ đầu thai giữa hàng rào, Hành khách... , như một nén hương tưởng niệm kính gởi đến nhà văn Thảo Trường.

Hợp Lưu 112 được mở đầu với bài viết của học giả Chính Đạo Nhìn lại mùa Xuân khói lửa 1789 thời vua Quang Trung để suy ngẫm đến những mùa xuân cận đại của dân tộc, đến những hành động mà thế giới ngày nay lên án là “cultural barbarism” [sự mọi rợ văn hóa]. Chiều cuối năm trên bờ biển, bút ký của Trùng Dương đưa chúng ta vào thế giới ngày nay với những phương tiện tinh vi nhưng cũng thật cô đơn và buồn bã tận cùng ở cái mong manh hữu hạn của đời người; trước cái mênh mông và vô hạn của đất trời. Đinh Cường giới thiệu Mèo trong tranh Foujita bằng mắt nhìn của một hoạ sĩ. Hoàng Chính giới thiệu tiểu thuyết gia Peter Carey người Úc với tác phẩm Peeling .

Bằng sáng tác mới nhất Nam Dao đã gởi Mặt Nạ qua chữ Duyên trong Phật Pháp, Đỗ Phấn vẫn ý nhị và sâu sắc trong Cầu cho tôi không cầu mong gì cả và anh nói: “Ở Trung Quốc, màu đỏ có thể được nhìn như màu trắng. Hoặc không màu? Khi mà tất thảy đều mang sắc đỏ, con người ta bị mù màu tạm thời. Nhìn cái gì cũng thấy xanh biếc. Trong veo...” Và Những con giun của Hoài Băng làm cho bầu trời Hà Nội xám hơn ta tưởng.Trở lại với sáng tác hải ngoại Bùi Ngọc Khôi Giải thoát bằng một chuyện kinh dị liêu trai, Nguyễn Xuân Tường Vy vẫn Hoài vọng và không biết trả lời làm sao với cô con gái bé nhỏ trong bao nhiêu năm “Việt Nam chỉ có chiến tranh và trại cải tạo thôi hả mẹ?”. Nguyễn Tường Thiết êm đềm với Hải cảng yêu dấu. Cái bóng của Trần Mộng Tú mong manh như thân phận và buồn như quá khứ Hồ Xuân Hương Đà lạt. Và Trần Trung Sáng với Con mèo ngái ngủ cùng Phù Thuỷ của Lê Nguyệt Minh và Đường số 18...Thi ca nở rộ với những sáng tác mới của : Lê Thánh Thư, Trịnh Y Thư, Nam Dao, Đặng Hiền, Đa Mi, Đoàn Minh Châu, Lưu Diệu Vân, Nguyễn Thị Anh Đào, Trần Hữu Dũng, Luân Hoán, Trần Thiên Thị, Nnguong, Đức Phổ, Ngô Tịnh Yên, Nguyễn Hồng Nhung, Lý Thừa Nghiệp, Khaly Chàm, Nguyễn Đông Giang, Đinh Trường Chinh, Thường Quán... Bài phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm do Lê Quỳnh Mai thực hiện. Sau hết, vẫn là các mục thường xuyên: Phiếm luận với Song Thao, Mạn đàm Văn học với Trần Thiện Đạo, Tin Sách với Vũ Thuý Vi...

Hợp Lưu trong thời gian qua bị chậm mất một thời gian, chúng tôi thành thật cáo lỗi cùng quí bạn đọc và văn hữu. Độc giả dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng đến việc gia hạn báo. Vì mỗi lần gia hạn là 6 hoặc 12 số báo, chúng tôi sẽ gởi đầy đủ những số báo quí vị đặt mua. Kể từ số nầy tạp chí sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Chúng tôi trân trọng tri ân quí độc giả, văn hữu, thân hữu đã giúp đỡ, đọc và cổ động Tạp Chí Hợp Lưu trong suốt bao năm qua. Kính chúc quí vị một năm Tân Mão 2011 an khang, thịnh vượng và nhiều sức khoẻ.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 6754)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 11877)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
13 Tháng Chín 20243:25 SA(Xem: 409)
bay nửa vòng đời ngơ ngác tìm nhau / chưa kịp chạm tay / mùa thu đã cháy / trong lá khô đôi môi nào run rẩy / mãi hoài không gọi nổi / một cái tên
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 715)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 772)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 758)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.
12 Tháng Chín 20242:10 CH(Xem: 468)
Ngày xưa hồi còn nhỏ, tui hay nghe bà cố tui đọc câu: "Còn duyên kẻ đón người đưa. Hết duyên đi sớm về trưa một mình". Tui thấy ngồ ngộ dễ thương nên tui nhớ luôn câu ấy ở trong đầu. / Mấy mươi năm trôi qua cho đến giờ tuổi đã về chiều, ngồi ngẫm lại đời mình. À! người ta thì "còn duyên kẻ đón người đưa" còn mình hết cả một đời người trôi qua mà mình có chút duyên nào đâu, vì từ nhỏ cho tới lớn đâu có ai đón đưa, thương nhớ mình chứ ... Xấu hổ thiệt nhưng cũng phải thú thiệt vì ở cái tuổi này rồi, có níu kéo gì nữa đâu hè!! Nói thiệt may ra ông trời ổng thấy tội tội mà kiếp sau ổng cho mình có chút "diên" (duyên)làm vốn lận lưng.
12 Tháng Chín 20242:02 CH(Xem: 1004)
đổ về xa ngái / đi mô ngoai đầu ngó lại / sững. trồng / cây thầu đâu há miệng trần tình / đừng. đừng vội khóc / tiều tụy ơi! đổ về xa ngái / đi mô ngoai đầu ngó lại / sững. trồng / cây thầu đâu há miệng trần tình / đừng. đừng vội khóc / tiều tụy ơi!
03 Tháng Chín 20243:54 CH(Xem: 1468)
Bài thơ “GIÓ” của thi sĩ Nguyễn Chí Trung GỒM 48 tiểu đoạn, mỗi đoạn 4 câu, tất cả là 192 câu thơ được viết theo thể thơ lục bát. Xuất hiện lần đầu trên thi đàn quốc tế “International Writers In Belgrade” vào năm 2003./ Từ 2004 đến nay khắp các Đại Hội Thi Ca Quốc Tế ĐHTCQT International Poetry Festival trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc mời tác giả Nguyễn Chí Trung tham dự và đọc Thơ, Ông đều trình bày bài thơ này. Vì thế bài thơ GIÓ được dịch ra nhiều thứ tiếng gốc La tinh của Ậu châu, và cả tiếng Hindi của Ấn, hay tiếng Ả Rập, hay Thụy Điển hay ngôn ngữ tổng hợp Serbo-Croatia v... v...
02 Tháng Chín 20243:46 SA(Xem: 639)
Khi em trở lại / Bằng những cánh tay vàng của lá / Buồn ở nhớ nhung / Những đám mây mùa hè lẩn trốn / Em còn đâu đó trong tôi