- Nghề Gốm
- Thư Tòa Soạn 90
- Nguyễn Phạm Hùng: Tính Toàn Vẹn Của Lịch Sử Văn Học
- Gặp Gỡ Thụy Khuê Trên Một Chặng Bút Trình - Phần 1
- Gặp Gỡ Thụy Khuê Trên Một Chặng Bút Trình - Phần 2
- Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ “Trung Quân” Sang “Ái Quốc” - Phần 2
- Đặng Thị Hảo: Nhận Diện Thơ Tình Cổ Trung Đại
- Lá Bạc Đầu
- Mùa Mơ
- Hoàng Nguyên Nhuận: Một Cõi Đi Về Cho Trịnh Công Sơn?
- Thử Tìm Vài Đặc Điểm Của Văn Xuôi Tự Sự Quốc Ngữ Nam Bộ Trong Bước Khởi Đầu
- Ngủ Đi Nhé À Ơi, Cái Sâu Làm Tổ ...
- Đêm Thức Dậy Làm Thơ
- Hành Lý
- Lơ Lửng Trên Cao
- Thế Uyên: Chủ Đề Tình Yêu Bộ Ba Với “trưa Nắng Hàm Ninh” Của Phùng Khánh Minh
- Mảnh Vỡ (Riêng Cho Giọt Nước Mắt Màu Sen Trắng)
- Trên Phiến Mòn Ký Ức
- Thấp Thoáng Trương Chi
- Thơ Thanh Xuân: Giấc Mơ, Giả Mộng Và Bóng Căng
- Vợ Dại
- Ba Tôi
- Ăn Sống
- Văn Hữu Và Bạn Đọc: Thư Của Ông Tô Hoài Dương
- Phần 1
- Phụ Trang
Thành Kính Phân Ưu
Được tin Đại Lão Hoà thượng
THÍCH HUYỀN QUANG (1917-2008)
Tục danh: Lê Đình Nhàn
Tăng Thống
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
đã từ trần ngày 5/7/2008 tại Tu Viện Nguyên Thiều (Bình Định)
Sự ra đi của Tăng Thống là một mất mát lớn lao của Giáo Hội nói riêng, và Phật Giáo Việt Nam nói chung.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Phạm Văn Liễu * Gia đình Vũ Ngự Chiêu * Gia dình Vũ Ngự Triệu
* Gia đình Nguyễn Tăng Huyến * Gia đình Bùi Đức Lạc * Gia đình Nguyễn Mạnh Quang
* Gia đình Đặng Hiền * Gia đình Phan Nhật Nam * Gia đình Đào Vũ Anh Hùng *
--------------
Sơ Lược Tiểu Sử: Thích Huyền Quang (1917 - 2008)
Tục danh Lê Đình Nhàn. Sinh năm 1917 tại Bình Định. Tu học tại Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh. Sau đó, Phật Học Đường Long Khánh, Bình Định.
1945 - 1951: Chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc [UBPGCQ] Bình Định; kiêm Chủ tịch Hội PGCQ Liên Khu V. 1952-1954: Bị CS nhốt ở Quảng Ngãi.
1956: Tổng thư ký Phật học viện Hải Đức Nha Trang. (Giám viện: Hòa thượng Thích Trí Thủ (sinh 1908, Trung Kiên, Triệu Phong, Quảng Trị).
1 - 5/4/1956: Đại hội thứ 2 Phật giáo toàn quốc tại chùa Phước Hòa (trụ sở Hội Phật Học Nam Việt) và chùa Ấn Quang (Giáo Hội Tăng Già Nam Việt). Hội chủ: Hòa thượng Tịnh Khiết; Phó I: Hòa thượng Huệ Quang; Phó II: Chơn An; TTK: Mai Thọ Truyền. Cơ quan ngôn luận: Phật Giáo Việt Nam. Thích Nhất Hạnh chủ biên.
1959: Thành lập tu viện Nguyên Thiều (Bình Định), sau cúng cho Giáo hội Bình Định.
31/3/1959 [1/3 Đinh Dậu]: Đại hội Giáo Hội Tăng Già lần thứ 2 tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn). Hòa thượng Khánh Anh làm Thượng thủ. Thượng tọa Thiện Hòa làm Trị hội trưởng.
Thứ Sáu, 14/6/1963: Thư ký phái đoàn Phật Giáo nói chuyện với Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ Diệm tại Sài Gòn [Thiện Minh, Trưởng phái đoàn; Thiện Hoa, Tâm Châu, Huyền Quang (Thư ký), và Đại đức Đức Nghiệp, Phó Thư ký].
- Buổi sáng: Chính phủ Diệm nhượng bộ đòi hỏi thứ nhất: đồng ý cho Phật tử treo cờ Phật Giáo. Phiên họp 3 giờ chiều: Đồng ý sửa lại Sắc luật số 10 của Bảo Đại. Hoà thượng Tịnh Khiết kêu gọi Phật tử tạm ngưng biểu tình. (FRUS, 1961-1963, Tài liệu 172)
Chủ Nhật, 12/1/1964: Tổng vụ Cư sĩ Viện Hoá Đạo.
[Viện trưởng Viện Hoá Đạo: Tâm Châu. Phó: Pháp Tri, Thích Thiện Hòa, Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Tổng vụ Tăng sự: Trí Tịnh; Hoằng Pháp, Trí Thủ; Pháp sự, Quảng Liên; Tài chánh và Kiến thiết, Tâm Giác; Thanh niên, Thiện Minh. Đổng lý văn phòng: Đại đức Đức Nghiệp. Viện trưởng Viện Tăng thống: Tịnh Khiết, Phó, Tối Thắng; TTK, Trí Quang; Phó TTK, Thạch Gông; (Báo cáo ngày 16/1/1964, Nha TGĐCSQG; TTLTQG 2, PhThT, HS 29368)].
Thứ Hai, 23/11/1964: Tham dự phiên họp mật ở Viện Hóa Đạo, nhằm chống lại chính phủ Trần Văn Hương.
[Có mặt: Tâm Xhâu, Tâm Giác, Hộ Giác, Pháp Tri, Huyền Quang, Quảng Liên, Bửu Phương, Thiện Hoa, và 3 người khác. (CĐ truyền tay ngày 24/11/1964, Nha TGĐCSQG [Nguyễn Quang Sanh]; TTLTQH 2, PhThT, HS 29368).
Thứ Hai, 30/11/1964: Viện Hóa Đạo đóng cửa ngưng hoạt động để phản đối hành động của Trần Văn Hương. (Thông báo số 10-VT/VP/TB ngày 30/11/1964; TTLTQH 2, PhThT, HS 29368). [Do TTK Huyền Quang ký tên]
Thứ Bảy, 12/12/1964: - Huyền Quang ký Thông cáo số 14, báo tin mở cửa lại VHĐ. Đểẩ “Phật tử đến “cầu nguyện cho dân tộc và Phật giáo sớm thoát khỏi chế độ phản bội và tàn bạo Trần Văn Hương và Trần Văn Văn”, và thông báo Hòa thượng Tịnh Khiết, cùng hai Thượng tọa Tâm Châu, Trí Quang sẽ tuyệt thực 48 giờ kể từ 14G00 ngày 12/12 tới 14G00 ngày 14/12/1964. (Tờ trình ngày 13/12/1964 của NTGĐCSQG; TTLTQH 2, PhThT, HS 29368). Đồng thời phổ biến hai tài liệu của Nguyễn Xuân Chữ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cách Mạng, và một tài liệu của VHĐ đả kích chính phủ Hương. (Tờ trình ngày 13/12/1964 của GĐCSĐT; TTLTQH 2, PhThT, HS 29368).
Thứ Hai, 24/5/1965: Theo Đại Đức Thích Huyền Quang, Thích Giác Lượng tên thật Nguyễn Sáu, sinh tại thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ, Hiếu Xương, Phú Yên. Con Lê Thị Khá. 1957, học tại chùa Long Khánh, xã Hòa Thăng, quận Tuy Hòa. Tiếp tục tu ở các chùa Minh Sơn và Hồ Sơn, Tuy An, Phú Yên. Năm 1959, bỏ theo phái Khất sĩ. 1964: Bỏ chùa theo VC. Một anh ra Bắc tập kết năm 1954; người khác ra bưng]. (PThT, HS 29684b)
3 - 6/1966: Phát ngôn viên Ủy ban Tranh đấu của Phật Giáo chống chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ.
6/4/1977: Bị Cộng Sản bắt. 8/12/1978: Bị xử 2 năm tù treo. Chỉ định cư trú tại chùa Hội Phước, quận Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
1992: Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo. 25/6/1992: Gửi thư phản đối lên chính phủ CSVN, đòi thực hiện 9 điểm.
24/8/1992: Huyền Quang lại gửi thư than phiền. 24/9/1992: Công bố tâm thư, lên án Cộng Sản là phản truyền thống dân tộc.
21/5/1993: Một phật tử tự thiêu ở chùa Linh Mụ, Huế. Chính quyền CS xã Hương Long lấy xác mang đi. Buổi trưa, Thượng Tọa Trí Tựu, Giám tự chùa Linh Mụ, gửi thư đòi thi hài về an táng. Đồng thời, thông báo cho Huyền Quang ở Quảng Ngãi và một số nhân vật nước ngoài.
22/5/1993: Trí Tựu viết thư phản kháng về việc đàn áp Phật tử. 24/5/1993: Công An Huế bắt giữ Trí Tựu. Sáu nhà sư ở chùa Linh Mụ, kể cả Thượng Tọa Hải Tạng, diễn hành trước cửa UBND thành phố phản đối; sau đó ngồi trên đường Lê Lợi biểu tình ngồi. UBND thành phố Huế phải đưa xe cho Trí Tựu về chùa, bị ngăn chặn và đốt cháy. Giao thông trên cầu Trường Tiền bị gián đoạn nhiều giờ.
Thứ Hai, 31/5/1993: Báo Nhân Dân đăng bài phỏng vấn Lê Văn Anh, Chủ tịch UBND thành phố Huế, về “vụ phá rối trật tự, an ninh, vi phạm pháp luật ở Huế.” Theo phóng viên VTX, “từ trước đó, nhất là sau vụ viên tịch của Hoà Thượng Thích Đôn Hậu và nhân giỗ đầu hoà thượng, các ông Thích Huyền Quang, Thích Hải Tạng, Thích Trí Tựu và Thích Long Trí đã liên kết với một số phần tử xấu ở trong nước và nước ngoài thực hiện những việc làm vi phạm pháp luật, không đúng với chức trách của người tu hành.” [ND, 31/5/1993]
27/11/1994: 105 tăng sinh và Hoà thượng Thích Như Đạt đưa kiến nghị cho Hoà thượng Thích Thiện Siêu, Dân biểu Quốc Hội, Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự HPGVN, Hiệu trưởng trường Cơ Bản Phật Học tại chùa Báo Quốc. Bị Công An đàn áp.
7/12/1994: Hoà thượng Thích Như Đạt và 12 tăng sinh bị Công An Huế mời “làm việc.”
Thứ Bảy, 10/12/1994: Biểu tình chống việc bắt giữ tăng ni, Phật tử cứu lụt ở Việt Nam, tại công trường Trocadero. Ban Tổ chức có Y sĩ Nguyễn Duy Tài, Thượng tọa Thích Minh Châu (Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Âu Châu), v.. v...
27/12/1994: Huyền Quang tuyệt thực. 29/12/1994: Bị ép rời chùa Hội Phước, quản thúc tại một chùa khác.
2004: Gặp Thủ tướng Phan Văn Khải. Từ chối gia nhập GHTNPG của CS. GHPGVNTN bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
5/7/2008: Chết tại Bình Định.
[Chính Đạo]