- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ngô Quốc Phương Những Bài Thơ Tháng Ba

31 Tháng Ba 202111:56 CH(Xem: 14289)
 
THANG BA - photo UL
Tháng Ba - photo UL

ĐÒ

 

Cùng chung một chuyến đò ngang,

Người đà qua cõi, người... dang dở người

 

 

 

VẬY LÀ ANH ĐI

 

Vậy là anh đi rồi,

hay đã thoát?

 

người trước, kẻ sau,

không sau, thì trước

để lại sau lưng thế gian bề bộn

bề bộn với những cảnh người, cảnh đời, cảnh khổ

hay những lẫn lộn sáng tối, buồn vui, hỷ nộ, ái ố

giá có lời nào tả được hết

giá có đời nào thấy hết

 

Cây đàn đứt dây

lạc giữa rừng

niềm an ủi là gió ngàn vi vu

đại ngàn âm sắc

ấy là Bá Nha, Tử Kì bù cho nhau,

tìm nhau

 

Vầng trời nào anh đã vụt qua

hay chưa vượt qua

hay đã đi bằng lối của anh

giờ có còn quan trọng

lời nào anh để lại

khóc, cười

có còn ý nghĩa

kể cả có khi phải làm màu

diễn kịch

đóng vai?

 

Ôi những vinh hoa, phù phiếm

những mượn danh, giả danh, phiếm danh

thói đời đội thịnh, đạp suy

ôi những giả dối, diễn tuồng

nộ nạt

nịnh xu

 

Nhưng còn bài học nào anh để lại

để phủ định chính mình

để các thần tượng tự chặt chân, bẻ tay

vẽ mặt nhọ

để nhắc nhở rằng này hỡi

có thần tượng, có khi là đau khổ

thờ thần tượng có khi là yếu đuối

khi không dám làm chính mình

khi không dám tự tin

 

Ôi vùng trời*, người bay**, trời mây

ôi kiếp đời

kiếp người

 

chỉ có gió cứ vi vu

chỉ có đàn không dây cứ tấu lên hoan hỉ

hay âm ỉ,

thủ thỉ, thở than,

hay cất thành lời ru cho con trẻ sơ sinh bén giấc

để đôi mắt thơ ngây

thành đẹp nhất đời này!

 

(Tiễn một người đi trước hay hãy còn?)

*"Vùng trời nào đó, anh đã bay qua" (Hát cho Người nằm xuống, Trịnh Công Sơn)

** "Tôi khóc những chân trời không có người bay, lại khóc những người bay không có chân trời" (Thơ mini, Trần Dần)

 

 

ĐỪNG TƯỞNG

 

Này kẻ kia,

đừng tưởng mọi người lạ chi trò diễn của các người

có gì mới đâu

đống thối hoắc

toàn là tranh đoạt, chiếm giật

giữ chặt, bấu nát

miệng loe ra

tuyên truyền, bịp bợm

dao trong đầu

đạn trong mắt

súng ống sau lưng

 

này kẻ kia

kẻ không có tim

tưởng mọi người bị ngươi lừa được ư

không, không có chuyện đó

cũng như ngươi chẳng tự lừa mình để nghĩ rằng mọi người tin ngươi, theo ngươi

theo vì ngươi vung dao, dí súng

im vì ngươi có bạo quyền, bạo lực buộc bắt mà thôi

 

nhưng ngươi sẽ trụ được bao lâu?

một thế kỷ nữa?

được không?

chắc không?

 

không chắc chứ gì?

nhưng miệng ngươi cứ cười

cái cười của bạo chúa

giết người trong nháy mắt

dù vừa cười với người ta đấy

vừa nắm tay người ta lắc lắc đấy

tất cả diễn giỏi lắm

nhưng cũng dở lắm

vì trò chơi của bạo chúa, bá đạo bao giờ là cao thượng được đâu

 

này gã tham

không biết tri túc, tri chỉ

cái túi tham quyền lực không đáy

muốn vơ vét khắp thế gian

đến tuổi nào rồi mà vẫn chưa thôi những lời bịp bợm

những trò dối trá, cờ lận, bạc gian?

 

đống lý luận kia, cũng là thứ dỏm, giả

như chính kẻ giả vờ dùng nó

rác dùng rác

bịp dùng bịp

bợm dùng bợm

chỉ súng đạn, máu và tiền của cướp được là thật

vậy thôi

 

nào, nói thế rồi mà vẫn thèm nữa ư

vậy hãy đớp hít nốt đi

cả bè lũ nhà ngươi nữa

hãy xông vào đi

chán

mớ

đời!

 

  

CÓ NHỮNG … VÀ NHƯ…

 

Có những người đi hết một hành trình, có những người như chẳng đi đâu cả, như chẳng được sinh ra, tác thành, và có những người như chẳng về đâu, đến đâu, qua đâu... Ấy là không gian, lại kèm ý tưởng, thứ mông lung, khó sờ, khó nắm, hay gợi vui,  gợi buồn, hay làm dở khóc, dở cười, hay gợi bàn tay giơ lên nhất tâm đắc ý, hoặc tạo nguồn cơn cãi cọ, luận bàn, hoặc âm thầm vô ngôn, chẳng bình, chẳng luận... Nhưng cũng gồm cả thời gian, âu cũng là thứ được đặt ra, tưởng tượng hay cảm nhận bởi ai đó, nhưng  lại là điều đấng nào bởi đâu tùy duyên sáng tạo... Lại nữa, chuyện tự do hay tù túng, có phải đã nói thành lời, như chữ Đạo, là đã đối đãi, mất hay, kém vui, thất ngôn, vô nghĩa... Song thứ giả có, hay thứ giả không, hay cả khởi đầu của ý tưởng đặt lời, đối  đãi, đều nhị nguyên tồn tại, rồi lại nhất nguyên, rồi lại phân chia, rồi lại tương hợp... Chỉ biết một chiều kia, trong khung cửa vô chiều, hay ngoài song cửa hữu chiều, là ai đó thả hồn thơ, là ai đó vung cọ, rồi ai đó cầm cây đũa thần hướng về miền ngũ âm

 kỳ ảo, và nữa, và nữa, và nữa... như cỏ cây, như không khí, như nước chảy, như mây trôi, như mùa màng, vũ trụ, như chính bởi là... như

 

 

ĐOÁI GỌI

 

Em về miền vô tư, cho anh đoái gọi,

nhưng em cứ đi, xin đừng ngoái,

để tiếng gọi anh đặng theo,

để đừng nhận mà nhận,

đừng thương mà thương

đừng nghe mà nghe...

 

Đêm, những mộng mị có khi như bão lũ,

có khi như cáo cú

chắp vá, hư ảo, thị phi

với chính mình

 

Đêm tàn, ngày sang, hoa nở, chim bay

em đà đi,

anh đà say

đời loay hoay

góc đường, cuối phố

bụi phù vân

che lấp biển thời gian...

 

 

Mai rồi mai

em về miền đất hứa

anh loay hoay học đạo

bởi ngộ độc trong miền tăm tối

làm mờ mắt, thất thân thời bấn loạn

 

khi ấy nhớ lời em

tay khẽ đặt lên tim

nghe nhịp đập

nơi mình

nơi cô tịch gọi tên.

 

 

Ngô Quốc Phương, Kent, Anh quốc, 23-27/3/2021

 

(Những ngày tháng trên con đường dài, đượm buồn, đượm bụi...)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 478)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2683)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5592)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6573)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59959)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 364)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 439)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 522)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 997)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 935)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người