- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NAM HẢI ĐẠI TƯỚNG QUÂN

02 Tháng Ba 202011:18 CH(Xem: 21646)

CA ONG
Cá Ông Cứu Người- Ảnh Internet



Làng tôi có hai cái lăng, lăng câu và lăng Các Lái. Hai lăng trên là để phân biệt ngành nghề khác nhau nhưng thờ chung một vị thần: Ngài Nam Hải Đại Tướng Quân.

 

Hai Lăng, mỗi lăng chiếm một vị trí khá rộng ở giữa làng. Bên trong, ngoài những bài vị thờ cúng còn trưng bày các hiện vật như đao, thương, các loại binh khí của các chiến binh thời xa cũ. Ở chính giữa điện, xương cốt các ngài được đặt trang trong trong hòm kính như khi còn ở đại dương. Qua những mùa chinh chiến bảo vệ mùa màng cho ngư dân, sau những trận giao tranh với mọi thế lực thù địch, các ngài bị vài vết thương chí mạng nên lui về hậu phương gửi gắm nắm xương tàn trên vùng đất hiển linh này. Khi ngài xô dạt vào bờ, ngư dân làng tôi với tất cả lòng tôn kính, vinh danh thân xác ngài như là báu vật của đất trời. Người nào phát hiện đầu tiên có vinh dự bịt chiếc khăn vĩnh hằng. Trước bàn thờ đặt bài vị, dân làng tôi tề tựu bên xác ngài, một là để ngưỡng vọng vị tướng tài ba, hai là có cơ may nhận được món quà quý là, khi ngài hắt hơi, ngài ngáp lần cuối cùng, cái xác vài ba tấn rung rinh cả mái lăng, những lúc ấy nước dãi ngài  bắn ra là người ta hứng lấy, nước phép thần thông quãng đại cứu độ người đó tai qua nạn khỏi và đem sung túc cho mùa màng.

 

 

Ông Sáu tôi, tục gọi già Mức. Vì có chút thành tích nên được dân làng tín nhiệm cử làm thủ đền lăng Các lái. Số là, trong một lần ra bãi ông có cơ may gặp ngài xô dạt vào bờ. Theo lời ông kể lại, lúc đó ngài yếu lắm và chỉ cách bờ vài ba ngọn sóng cồn, ông lặng lẽ bơi bên cái thân ước độ vài ba chục sãi tay. Già Sáu khấn:”Ngài linh thiêng thì để cho con cháu rước vào bờ.” Tuy vậy, ngài chưa vội lên bờ vì chưa đúng giờ linh tháng linh hoặc cung mạng ông không hợp. Hai ngày sau ngài vẫn lững lờ bên mép sóng và đang như là tịnh dưỡng vết thương lần hồi lấy lại phong độ cũ. Đúng năm ngày sau, vết thương chừng kín miệng, sức khỏe hồi phục, ngài lượn bên mép sóng vài vòng rồi lặn khuất ra khơi.

 

Câu chuyện tưởng như dừng lại đó.

 

 

***

 

 

 

 

 

Ông tha nhưng bà không tha

 

Làm cho cái lụt hăm ba tháng mười.

 

 

Buổi sáng tháng mười năm đó, già Mức đi biển. Một ngày như mọi ngày, không khác biệt. Một buổi hừng đông dong thuyền ra khơi, biển yên lành, gió ngon trớn. Chiếc thuyền nhỏ gắn máy hiệu Yarmar vận hành đều đều, tiếng máy nổ ròn rả đẩy cái thuyền lướt trên con sóng, bánh lái điều khiển kêu xè xè dưới làn nước.

 

Mọi việc diễn ra theo dự kiến, chiêc thuyền dần ra khơi xa, bãi bờ lúc này chỉ là đường viền theo chân trời, hàng dương liễu chắn sóng nhập nhòa đan xen vào dãy núi xa xanh. Phía trước chân trời xa tắp, mây từng lọn được xếp chồng khít lên nhau tạo bức tranh vân cẩu có trong trí tưởng tượng của ta.

 

Địa điểm đánh lưới được định vị theo kinh nghiệm lão nông tri điền trên mảnh ruộng mình, theo đám mây ti tích ti tầng, theo hướng gió nam ngang nồm dọc, tháng bảy dòm ra tháng ba dòm vào. Tiếng máy nhỏ dần lại, chân vịt không còn đạp nước, chiếc thuyền đang ngon trớn lướt phăng phăng theo quán tính, chẻ sóng làm tư một đoạn ngắn rồi ngừng hẳn.

 

“Đánh lưới thôi, chú nhỏ.”

 

Già Sáu “lịnh” cho người bạn thuyền.

 

 

Chú nhỏ theo lịnh ông, mở khoang, sắp xếp lại những tấm lưới, thao tác thành thạo của kẻ chuyên nghiệp như mọi ngày. Tấm lưới đầu tiên ném xuống nước, phao nổi một dần xa, kế tiếp nhau trôi trên con sóng, cờ hiệu chỉ còn là vết chấm đỏ phất phơ trên làn nước biếc. Gió hây thổi đẩy con thuyền nhẹ tênh.

 

Vài giờ sau, mây đen từng lọn lù lù xuất hiện ở đằng đông , gió đổi chiều, mặt nước xao động bởi những con sóng nhỏ, đẩy con thuyền dập dềnh ngả nghiêng theo con sóng. Chú nhỏ nhắc chừng già Mức.

 

 

“Kéo lưới chú Sáu à, trời sắp có dông.”

 

“Chầm chậm chút nữa, trời xâm xẩm , nước đùng đục có khi lại gặp cá.” Ông Sáu trả lời

 

 

 

Chú nhỏ ngồi trước mũi thuyền đăm đăm nhìn về phía chân trời xa. Già Sáu ngồi đằng lái, chậm rải quờ vào túi áo tìm cuộn giấy quyến, thuốc rê, lão quấn điếu thuốc loa kèn to bằng ngón tay cái, đưa lên lưỡi liếm qua liếm lại như là chất keo kết dính. Đóm lửa xòe lên, lão rít thuốc rồi nhả khói lên trời , mùi khét lẹt.

 

“Kéo.”

 

 

Tiếng máy nổ ròn rả, con thuyền không còn lang thang tự do, nó được điều chỉnh theo hướng nhất định, theo bánh lái và chân vịt đạp nước.

 

 

Thằng nhỏ lấy cây sào quờ cái phao đậu tiên, kéo chậm rải từng mắt lưới. Vài ba con chuồn nhảy đành đạch trong khoang, rồi con nhồng, con hố con rựa được kéo lên theo mắt lưới. Công việc đều đều, mọi thao tác chính xác như cái mày, lưới kéo được nửa giàn, cá như trắng trong khoang thuyền.

 

 

Cơn dông ập đến, gió thổi mạnh, cái thuyền lắc lư, tròng tránh không theo một nhịp điệu nào, công việc chậm lại , khó khăn hơn. Nửa giàn lưới còn ở dưới nước, lão bỏ mặc để điều khiển con thuyền chạy chuồi theo con sóng.  Bầu trời xám xịt, mây đen ngùn ngụt giăng tỏa trộn lẳn với màu nước xanh thẩm. Mưa nặng hạt, trải xuống một màu trắng đục, cái thuyền như bơi giữa không gian ngập ngụa nước. Hai sinh mạng như hai con ruồi chới với giữa tô mật đường đặ quánh, chân như quến chặt vào đó .

 

 

Tuy vậy, với bản năng sinh tồn, hai sinh mạng bám vào cái thuyền, cố điều khiển nó để tìm lấy sự sống. Già Mức ngồi sau ghì chặt bánh lái, chỉnh mũi thuyền theo linh cảm trực giác của người đi biển lành nghề, xuôi theo bọt trắng, xuôi theo con gió bất chợt, theo cơn mưa xối xả dội vào mặt, vào mắt bỏng rát.

 

 

Một tiếng “rắc” khô khan, gãy gọn, bánh lái gãy làm đôi, tay lão nhẹ tênh. Chiếc thuyền mất phương hướng quay theo con sóng,ngất ngư, dâp dềnh như chiếc lá, máy yarmar F10 ngập nước, tắt lịm tự hồi nào.

 

Già Mức chắp hai tay lên trời, quỳ dưới nước khấn nguyện các thần linh của biển cả:

“Xin ngài Nam Hải Đại Tuớng Quân phù hộ , độ trì, cứu giúp cho hai sinh mạng này tai qua nạn khỏi. Xin các bà Cô, ông Cậu, kẻ khuất mặt người khuất màycó linh thiêng hiển hiện cứu giúp hai sinh mạng khốn khổ này!”

 

Lão khấn nguyện trong dòng nước mắt, lão réo các vị các chức sắc, uy quyền của biền khơi, của đất trời, của bất cứ nhân vật nào bổng hiển hiện trong đầu lão hoặc cố nặn ra một nhân vật nào đó rất ngẫu nhiên như chính lão đã từng thấy trong thế giới đó vậy.

 

 

“Có ta đây, có ta thì con không còn phải sợ hãi! Lời khấn nguyện của con đã thấu cùng biển khơi, đã đánh động ý thức tâm linh của loài ngư tộc. Nghe tiếng nguyện cầu thắm thiết của con, ta động lòng trắc ẩn, lòng xốn xang đã một lần sợ hãi nên dù ở xa ngàn trùng vẫn vội đến bên con!”

 

Lão Sáu nghe tiếng vọng từ ngoài khơi dội về, hốt nhiên bình tâm trở lại. Ngơ ngác nhìn sâu dưới lòng nước, dưới chân lão là một lớp biểu bì mềm mại, trơn láng như đang đứng trên thảm thực vật mịn màng , vững chải. Thảm thực vật đó có lúc nâng lão lên trên đầu ngọn sóng, có lúc ngập chìm cả toàn thân. Dù vậy, lão bây giờ an toàn hơn bất cứ chỗ nào. Niếm vui sướng chợt ùa dâng và quên hết mọi sự kiện diễn biến vừa qua. Lão không còn nhớ đến chiếc thuyền, đến thằng nhỏ, người bạn thuyền có cơ nay như lão, có bình tâm nhìn rõ nguy cơ tiềm ẩn cái chết để tìm lấy sự sống.

 

 

Lúc này lão không có khái niệm thời gian, mù mờ nhân ảnh, hư thực trong suy nghĩ, chai cứng trong cảm xúc, cơ thân phụ thuộc vào ngoại cảnh, bỏ quên hết mọi biến động xung quanh mà dồn hết tâm trí lằng nghe lời phán truyền của biển khơi, lời phán truyền đó thân thiết , ngọt ngào không nghe bằng tai mà bằng giác quan nào đó ngoài thân xác phàm tục.

 

 

Lời phán truyền rằng:”Hỡi đứa con của biển, con người trung thực, nhân hậu. Ngươi được nuôi nấng bằng sữa của trời, mật ngọt của biển, bằng chất tinh túy của vạn vật. Thể xác ngươi là kết quả của đấng tạo hóa đã dày công nắn nót, xây dựng qua hàng tỉ năm ánh sáng, chắt lọc từ bụi của vũ trụ, gạt bỏ mọi cặn bả, chiết lấy phần tinh túy nhất để tạo hình thể ngươi như ngày hôm nay. Hình thể ngươi vẹn toàn, hoàn mỹ đến mức các vị chức sắc tren trời, các ngài ngự ở biển khơi lấy làm mãn nguyện đã tạo nên tác phẩm để đến ngày hôm nay, các vị không còn bổ sung hoặc thêm bớt một bộ phận nào.

 

Hỡi sinh vật bé bỏng của ta. Ngươi hãy quên đi nỗi sợ hãi, chính nó đã làm bào mòn, thui chột sức mạnh tiềm ẩn trong lòng ngươi. Lúc ngươi bất chợt thốt lên lơi khấn nguyện là nỗi sợ hãi bùng lên ghê gớm, các cơ bắp hội tụ đến cực điểm để thốt lên lời mà đức thánh thần động lòng trắc ẩn . Và ta, dù ở xa nghìn trùng, tiếng khẩn cầu của ngươi như làn sóng phóng thanh xuyên sâu vào lớp nước, rung lên lòng thông cảm , xót xa. Bây giờ, ngươi hãy quên đi nỗi sợ hãi mà chỉ có mỗi bản thân ngươi mới xua tan được nó. Đức thánh thần ở trên trời, các vị chức sắc ngự ở biển khơiđã tác tạo nên ngươi nhưng các vị bất lực trước mọi cảm xúc của ngươi. Lúc ngươi cười , ngươi khóc, ngươi oán trách, yêu thương ,căm giận. Những lúc ấy, các vị há hốc người mà ngắm, mà ngạc nhiên vì các vị không thể điều khiển mọi cảm xúc đó.

 

 

Hỡi đứa con tinh thần của ta!. Sự sợ hãi trong lòng ngươi như áng mây đen giăng kín bầu trời , sấm sét và những cơn mưa như trút nước đã giáng xuống tâm hồn khiến ngươi bật lên lời khấn nguyện. Bây giờ nó đã tan đi, tâm hồn ngươi trở nên sáng sửa, đầy ắp niềm vui sướng, và ngươi sẽ nhớ mãi nó khi còn ở trên cõi đời này. Ngươi đừng vinh danh ta mà hãy khơi dậy sức bật của chính bản thân ngươi, sức bật đó có trong tận cùng sâu thẳm trái tim ngươi. Muốn tận dụng được nó, cần rèn luyện ý chí ngoan cường, khơi dậy nó từng chút một rồi ngươi sẽ được toại nguyện. Ta tặng báu vật này và mỗi khi cần vào nó, ắt có ta bên cạnh. Chào ngươi, hỡi đứa con tinh thần thân thiết của ta!”

 

 

Ánh nắng ban mai đánh thức thân xác gìa Mức. Lão lồm cồm ngồi đậy và viiệc đầu tiên là ngắm nhìn báu vật đang nắm chặt trong lòng bàn tay, trrong nó nhỏ xíu như hạt lựu, trắng mịn như chiếc răng sữa của đứa trẻ mới thay. Lão ngắm nghía  rồi lại chà xát, rồi cắn, rồi ngửi để xác định việc xảy ra hồi đêm là có thật.

 

***

 

 

Khi già Mức còn liêu xiêu bãi bờ nào đó thì ở nhà bà Sáu lập bàn thờ vọng tưởng ông. Bà chọn ngày hăm ba tháng mười là ngày giỗ hàng năm. Trên bàn thờ ngoài những đồ lề lỉnh kỉnh, tấm hình ông trong thẻ chứng minh nhân dân được đặt trang trọng giữa bàn thờ.

 

 

Ba ngày mở cửa mả(ông có mồ mả đâu để mà mở). Nhưng dù vậy, bà Sáu vẫn chon khu đất trong nghĩa địa làng, đắp lên một cái ụ như muôn ngàn cái ụ khác, như bao kiếp người sống trọn ở đây rồi gửi thân xác trong một góc chật chội. Kẻ dương gian, người âm phủ chỉ cách nhau ba thước đất, niềm thương nhớ lâu dần rồi cũng phôi pha.

 

 

 

Chọn khu đất và hướng nằm của mả, với gia đình bà Sáu là vô cùng hệ trọng, biểu hiện sự an nguy cho gia đình.Sự giàu sang hay thân bại danh liệt đều phụ thuộc vào chổ nằm của đấng bề trên, của người trực hệ. Ông bà, cha mẹ an vị trên mảnh đất tốt, cao ráo , nơi long giao hổ đấu, ắt sau này con cháu sẽ vinh hiển giàu sang. Vì lẽ đó, bà Sáu mời một vị pháp sư, người chăm lo linh hồn ở cõi dưới. Mả của ông Sáu nằm chênh chếch hướng tây nam, chân duỗi về ngọn Gành Gà quê tôi, đầu và chân mả được định vị bằng hai hòn đá núi, áng chừng không bị lạc sau này. Nằm bên cạnh ông là mô đất của thằng nhỏ, người bạn thuyền, hai linh hồn xiêu bạt.

 

 

Tôi hòa vào những người quanh xóm, phúng điếu ông. Mọi người đều buồn, có người nước mắt rơi lả chả bởi tiếng khóc nỉ non, ai oán của bà Sáu gây rối rắm, gợi xúc động lòng người.

 

 

Tôi thắp ba nén nhang, khấn vái: ”Ông Sáu sống khôn thác thiêng về chứng giám tấm lòng thành của cháu. Khi ông sống, ông thật thà, nhân hậu, sống có tình có nghĩa với xóm giềng, ông có trách nhiệm là thủ đền lăng Các Lái, cái danh vị đó giờ biết giao cho ai. Bây giờ ông trở về với các ngài, phụng sự nơi chín suối, thân phận ông đã an vị. Còn chúng tôi, nơi hồng trần này là sinh ký tử quy, Ông sống khôn thác thiêng xin phù hộ cho chúng tôi.”

 

 

Tôi cắm nhang vào lư đồng, sụp lạy bốn lạy, vái bốn vái. Khi cắm nhang, tôi nhìn gương mặt ông qua tấm hình thẻ chứng minh nhân dân, trông sáng sủa, tươi tắn, nó rất khác với mọi tấm hình được đặt trên bàn thờ, dù được tô vẽ như thế nào nhưng khó thay đổi đôi con mắt, đôi tròng con ngươi vỡ ra, một điểm sáng đục mất sức sống. Nhưng với ông Sáu, linh cảm tôi chừng như thức dậy, vỡ òa một niềm vui rất thật. Nó như báo với tôi rằng Ông Sáu vẫn còn hiển hiện trên cõi đời này.ông đang lang thang ở đâu đó, xuồng ông mắc nạn ở bãi bờ nào đó và được mọi người chăm sóc .Tôi đoán một thời gian ngắn ông sẽ trở về, sự tiên cảm này tôi nào thổ lộ cùng ai.

 

Sau ba ngày mở cửa mả, người đến thăm thưa thớt dần, khói nhang trên bàn thờ bớt nghi ngút, chỉ những người thân thiết như tôi vẫn thường đến thăm, an ủi, động viên người đàn bà góa bụa.

 

Những người đồng cảm tương lân, mẹ tôi cũng là người đàn bà góa, cha tôi chết ngoài biền khơi như cảnh bà Sáu bây giờ. Xóm tôi, đàn ông thường chết sớm, sinh nghề tử nghiệp, chết bệnh thì ít mà nghiệp thì nhiều, cho nên người ta gọi xóm Bến Đò Xứ này là xóm bà góa. Đàn bà ở đây khỏe, chắc chắn, khí hậu vùng sông nước luôn tém vén cho họ cái đẹp rắn rỏi

 

 

Nhìn gia cảnh bà Sáu, bà luôn ủ dột, vành khăn trắng xì xụp trên đầu, trong bộ tang chế nhàu nát, luôn quờ quạng trên nền nhà hoặc nhìn trân trân trên bàn thờ như kẻ mất hồn:”Sao ông chết sớm hở ông! Ông đi không một lời, ông bỏ tôi côi cút. Hồn ông có linh thiêng cho tôi được tìm xác để mồ yên mả đẹp.”

 

 

Lễ cầu siêu thất tuần sau khi ông mất. Thầy trù trì Thích Thiện Quang chùa Tám Đặc được bà Sáu mời cầu siêu cho chồng. Lễ cầu siêu diễn ra ba ngày ba đêm. Những đứa con bà luôn trúc trực bên bàn Tam Bảo.Thầy lạy, các con bà cũng lạy, lạy theo tiếng chuông, tiếng mõ của thầy.Các thầy phụ lễ cúng kiến các oan hồn uổng tử. Lời kệ của thấy nghe trầm buồn não nuột, như khóc như than, lời kệ có trong kinh sám hối, kinh vu lan bồn.

 

Sau cơn mưa trời lại sáng. Không ai gặm nỗi buồn đễ sống. Hừng đông đang gọi chúng tôi, biển rì rầm tiếng sóng.

 

 

Những năm tôi còn bé xíu, cha tôi bị tai nạn ngoài biển khơi thì ông Sáu giúp tôi tập tành đi biển. Bây giờ, hẳn nhiên tôi là chổ dựa cho con ông, cùng nương tựa nhau mà sống.

 

Tôi không có của cải gì nhiều, không có câi thuyền gắn máy F10 hiệu Yarmar như ông Sáu. Bởi lẽ đó, nghề của tôi không đi khơi xa cho lắm, nó chỉ là cái xuồng vành, dăm ba tấm lưới mỏng mảnh. Cứ mỗi hừng đông là chúng tôi chèo ra khỏi hòn Gành Gà để giăng lười, bắt những con cá quen sống ở gần bờ, những loài luôn lùi sâu dưới lớp cát để rồi mỗi hừng đông rời khỏi nơi ẩn nập để kiếm ăn. Theo kinh nghiệm của người đi biển là chọn mỗi hừng đông, mặt trời chưa ló dạng, ánh sao mai còn lấp lánh phía trời tây, nếu sai trật thời điểm ấy thì đó con nào dính lưới.

 

Ba giờ sáng, chúng tôi có mặt ở bến sông, dóng dây neo hướng mũi xuồng ra biển. Tôi đằng lái, thằng nhỏ đằng mũi, mái chèo khua nước, quậy lên những bọt lân tinh sáng lóng lánh, cả hai mái chèo nhịp nhàng cho kịp buổi hứng đông.

 

 

Cái xuồng bập bềnh một đoạn khá xa mới đến cửa biển. Gặp con nước rươi, xuồng nhẹ sãi bước nhanh nên chúng tôi không gắng sức lắm. Gió thổi lạnh thốc vào lồng ngực, len vào cơ thân khiến tôi quên nhanh cảm giác khoái thèm cái ấp áp, mềm mại nơi nện ấm chăn êm, thèm giấc ngủ nướng trên giường trong mỗi giấc hừng đông.

 

Ra đến cửa lạch, nước chảy xiết, những con sóng mạnh vổ lộp bộp vào mũi xuồng, nâng nó lên cao rồi dúi xuống thật nhanh buộc tôi gồng sức ghì chặt mái chèo chỉnh mũi xuồng theo hướng chính diện con sóng, lơ tơ mơ dễ bị lật. Như con cá chép vượt vũ môn để hóa rồng, xuồng chúng tôi phải vượt ba ngọn sóng cồn, ba lần ứng thí. Và lần ứng thí sau bao giờ cũng vất vả hơn lần trước.

 

 

 

Khi xuồng chúng tôi vượt ngọn sóng cồn thứ ba thì gặp sự cố. Số là, khi tôi nạy mái chèo chỉnh mũi xuồng theo chính diện con sóng đang ầm ào lao tới, nó như con rồng uốn lượn, há cái miệng to tổ chảng ngoạn lấy chúng tôi, còn cái đuôi vẫy đạp lung tung, nước văng tung tóe. Cái xuồng như chiếc lá nâng lên cao rồi đập xuống nghe cái rầm. Tôi chưa kịp trấn tĩnh thì vừa lúc đó có tiếng kêu cứu dưới nứoc:”Anh Ba ơi, cứu tôi với!.”

 

 

Cái xuồng không chìm, nó đã vượt “vũ môn”, nhưng thay vào đó, bạn xuồng tôi, vì sức yếu lại thiếu kinh nghiệm cầm chèo nên bị gạt phăng xuống nước. Dòng nước chảy xiết cuốn hắn nhanh về phía xa. Tôi định nhảy xuống nước nhưng kịp nghĩ lại, nếu cả hai cùng dưới nước ắt sẽ khó khăn hơn, do chần chừ một chút chỉnh mũi xuồng hướng về phía đó. Nhưng chậm mất rồi, lúc đầu hắn con chấp chới trên triền sóng nhưng thoáng chốc tôi không thấy bóng hắn đâu nữa.

 

Tôi thất vọng hoàn toàn, tâm thần bấn loạn. Tôi gào khóc rên rỉ:”Ối trời ơi!”.Tôi tuyệt vọng mò tìm xác hắn, tay tôi chèo nhưng tâm hồn tê dại, nước ngấm vào da thịt tê buốt nhưng trong lòng nóng ran như lửa đốt. Tôi chèo lang thang vô định hướng và mồm luôn cầu khẩn đấng bề trên theo quán tính của người lâm nạn. Bầu trời đã hừng đông,bóng tối đẩy lùi về phía trời tây, khắp mặt biển tỏa nhẹ màn sương khói, tang thương, ảm đạm. Môi tôi mặn chát vì giọt nước mắt của biển đêm.

 

 

 

Trong cơn cùng quẩn, tôi có ý định lao đầu xuống nước thoát khỏi cảnh đau buồn vô hạn này. Nhưng ôi kìa!. Cách cái xuồng tôi vài ba sãi tay, một bóng đen nhờn nhợn nhô lên, cái cột nước khụt khịt, cái đuôi to bằng cái xuồng quẩy đạp trong làn nước . Tôi rú lên khe khẻ:”Ngài Nam Hải Đại Tướng Quân.”. Bên cạnh là thằng nhỏ đang vịn thân ngài, cả hai cùng bơi về hướng xuồng.

 

Khi chúng tôi về bến, bà Sáu chạy ra báo tin là ông Sáu trở về buổi sáng hôm đó. Tôi chỉ còn ngước mắt lên trời với niềm hân hoan không sao kể hết

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

12/2006.- 2020

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 6384)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 11634)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
03 Tháng Chín 20243:54 CH(Xem: 1045)
Bài thơ “GIÓ” của thi sĩ Nguyễn Chí Trung GỒM 48 tiểu đoạn, mỗi đoạn 4 câu, tất cả là 192 câu thơ được viết theo thể thơ lục bát. Xuất hiện lần đầu trên thi đàn quốc tế “International Writers In Belgrade” vào năm 2003./ Từ 2004 đến nay khắp các Đại Hội Thi Ca Quốc Tế ĐHTCQT International Poetry Festival trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc mời tác giả Nguyễn Chí Trung tham dự và đọc Thơ, Ông đều trình bày bài thơ này. Vì thế bài thơ GIÓ được dịch ra nhiều thứ tiếng gốc La tinh của Ậu châu, và cả tiếng Hindi của Ấn, hay tiếng Ả Rập, hay Thụy Điển hay ngôn ngữ tổng hợp Serbo-Croatia v... v...
02 Tháng Chín 20243:46 SA(Xem: 487)
Khi em trở lại / Bằng những cánh tay vàng của lá / Buồn ở nhớ nhung / Những đám mây mùa hè lẩn trốn / Em còn đâu đó trong tôi
02 Tháng Chín 20242:11 SA(Xem: 977)
Tôi biết chị Hoàng Thị Bích Hà qua một cuộc gặp gỡ giao lưu giới thiệu sách song ngữ "Nhịp Điệu Việt." Từ lần đầu tiên gặp gỡ đó, giữa chúng tôi đã nảy sinh một sự kết nối đặc biệt. Chị Hà để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi không chỉ bởi vẻ hiền dịu, mà còn bởi sự sắc sảo và tinh tế trong từng bài viết của chị. Mỗi tác phẩm của chị đều thể hiện một sự chu đáo, cẩn trọng và đầy tâm huyết. Hoàng Thị Bích Hà là một tác giả đầy nhiệt tâm với một gia tài văn chương đáng nể. Chị đã xuất bản 16 tác phẩm gồm 4 cuốn bình luận văn học, 2 tập truyện ngắn và tùy bút, cùng 10 tập thơ. Ngoài ra, chị còn góp mặt trong nhiều tuyển văn và thơ, khẳng định vị thế của mình trong làng văn học trong và ngoài nước. Trong tập truyện "Bông Cúc Xanh," chị Hà một lần nữa cho chúng ta thấy khả năng văn chương của mình qua những câu chuyện ngắn đầy sâu lắng và ý nghĩa. (Võ Thị Như Mai )
01 Tháng Chín 202412:44 SA(Xem: 1344)
LỜI TÁC GIẢ- Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2024, đài phát thanh Radio del Poeta CALIDOSCOPIO - Musica y Poesia del Mundo (Âm Nhạc Và Thi Ca Thế Giới) - giới thiệu Thơ của Nguyễn Chí Trung trong chương trình phát sóng từ Mexico và Argentina (tại Tây Ban Nha và Ý vào ngày hôm sau, Chủ Nhật 20.08). Nữ thi sĩ Ana Maria Garrido, giám đốc nghệ thuật của chương trình, đọc một tác phẩm Thơ của NCT, tựa đề là Tam Ca "RỪNG - LÁ - CÂY" :
31 Tháng Tám 202411:53 CH(Xem: 1266)
nhiều hơn tôi tưởng / thơ làm tôi / con mắt dốc ngược vào tóc / búi thi em xõa mềm / hồn cảnh nghiêng sâu huyền mắt thoại
31 Tháng Tám 202411:44 CH(Xem: 1252)
Bụi tro hụt hẫng lời ru / Cho rưng rưng trắng phù du mái đầu / Lá rơi níu hạt mưa ngâu / Ta về níu bóng giàn trầu hóa duyên
31 Tháng Tám 202411:01 CH(Xem: 1169)
Những bài thơ dưới đây được dịch ra tiếng Việt từ cuốn ”100 Poems from the Japanese” của thi sĩ/dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều bản chất tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng.
31 Tháng Tám 202410:09 CH(Xem: 1151)
Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn QuI Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả vòng đeo tay cho con gái. Có một thời tôi bán rất đắt hàng kể cả bán sỉ và lẻ. / Trong chợ có một chị làm công cho các quầy hàng bún phở. Chi tên Xíu, chuyên đi bưng bê các tô bún, tô cháo, hoặc là trà đá chanh, sinh tố cho bạn hàng buôn bán trong chợ. Ngày nào chị cũng ngang qua hàng của tôi mà ngắm nhin. Một buổi chiều sau khi xong việc, chị dừng lại hàng tôi và chỉ chiếc vòng mã não Mỹ mà tôi chưng bày trong tủ kính ( hồi thời đó vòng mã não rất quý).