- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRƯỚC MÀU HOA THỦY CÚC

29 Tháng Chín 20183:19 CH(Xem: 35666)



cay-thuy-cuc 2
Thủy Cúc - ảnh Internet


TRƯỚC MÀU HOA THỦY CÚC

thế mà em đoạn đành quên

chiều nay nâng dáng hoa mềm

se đau

 

đã từng thương

đã lao xao

trắng mong manh ấy

từng nao hồn gầy

 

rồi qua...

qua mất ngây say

hoa phai phận mỏng

em đầy phận em...

 

đuối lòng

quên cả tên, quên

này đây Thủy Cúc

đây miền nhớ xưa

 

này đây phiến lá

loang mưa

em nghiêng xuống

bỏ chơ vơ

cuối trời

 

trắng xanh này trắng xanh ơi

dù em lạt lẽo

vẫn vời vợi mong...

 

mà anh - em chẳng bạc lòng

sao xa như thể mình không là gì!

 
Đinh Thị Thu Vân

 

ANH ƠI ĐỪNG KHÓC

 

anh ơi đừng trách

trăng xa mất rằm

em không giữ được

hẹn thề trăm năm

 

em không giữ mắt

sâu màu thủy chung

anh ơi đừng tiếc

ấm êm nửa chừng...

 

sương về với lá

sông về với xanh

tím về với nhớ

sóng không một mình!

 

anh ơi ngọn cỏ

chẳng đành lẻ loi

anh ơi nước mắt

vẫn chờ song đôi.

 

mà em tội lỗi

buông rơi một người

một ngày gió rát

một ngày mây cay...

 

anh ơi đừng khóc

em đi không đành

đất sâu lạnh buốt

rã tàn chiếu chăn!

 

anh ơi đừng khóc

những ngày khói nhang...

 

Đinh Thị Thu Vân

 

 

CHIỀU NAY HOA MẢNH PHAI VÀO LÁ

 

chiều nay tôi muốn đi hoang quá

xé vụn mình ra để nhạt nhoà

 

chiều nay tôi muốn men hồn gió

tung đời tan tác phía mây xa

 

nhoà thương... tôi khóc tôi tàn tạ

tôi khóc tình yêu vỡ đắp bồi

 

nhoà hương... hoa mảnh phai vào lá

tôi xoá bao giờ cho hết tôi?

 

 

Đinh Thị Thu Vân

XA NHAU ĐI

 

xa nhau đi, để biết cô đơn đâu phải là điều chúng mình khiếp sợ

mà chính là tuyệt vọng, là âm u ngằn ngặt kéo nhau về

là lửa quấn... và biết mình không thể

cứu được mình trong đổ nát phân ly!

 

Đinh Thị Thu Vân

 

 

NHỮNG VỤN ĐỜI TẢ TƠI

người với người đẹp quá
những dịu lành dâng trao
người với người đượm quá
sao mắt ta sững sờ?

mắt ta vừa ươn ướt
giấu không tròn bơ vơ
mắt ta vừa sạm tối
thiêm thiếp rồi đáy xưa!

cạn sâu đều dang dở
buông níu gì cũng rơi
ta chôn ta cùng với
những vụn đời tả tơi!

ta ôm ta lần cuối
lẻ loi tràn lẻ loi
nghe nuối mình quá đỗi
không cách nào đắm say!

chẳng cách nào lay hỏi
gáo nước tạt đâu ngờ
với ta người không bạc
thì còn ai bây giờ?

 

Đinh Thi Thu Vân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 9329)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
09 Tháng Giêng 202511:36 SA(Xem: 971)
Tháng 5 năm 1990, chúng tôi sang Quận Cam, nhà văn Mai Thảo dẫn đến thăm và giới thiệu với một họa sĩ, mà chúng tôi chưa quen: Khánh Trường. Mai Thảo cho biết Khánh Trường dự định ra một tập san văn học, đăng những tác phẩm ở trong và ngoài nước, và cần được giúp đỡ. Đó chính là Mai Thảo: ông ghét cộng sản, vì cái chết của Vũ Hoàng Chương và bản thân ông bị truy lùng trong gần hai năm, trước khi vượt biển, thoát. Ông không đọc tác phẩm trong nước, nhưng «đứa nào» làm chuyện hòa giải, giao lưu, ông ủng hộ; «đứa nào» bị đánh, ông tận tình bênh vực và giúp đỡ. Ở Mai Thảo là hai chữ Tự do đúng nghiã mà nhiều người Việt không hiểu, dù họ sang Mỹ để tìm «tự do». Bên cạnh Mai Thảo, Nhật Tiến cũng công khai ủng hộ Khánh Trường. Lập trường giao lưu của Nhật Tiến ai cũng rõ. Đó là hai nhà văn đàn anh, đứng đằng sau Hợp Lưu, trụ đỡ Khánh Trường trong những ngày sóng gió. Phía chống Hợp Lưu, cũng không thiếu những cây đa cây đề. Mai Thảo sang Paris cùng với Khánh Trường, để ra mắt Hợp Lưu số 1.
07 Tháng Giêng 202510:28 CH(Xem: 744)
Anh với tình quên cả rừng thơ / Dỗ trái tim trở chứng dại khờ / Tập ảnh cũ nụ cười ở lại / Con đường về xốc nổi lời ca
07 Tháng Giêng 20259:23 CH(Xem: 880)
đưa em qua ngõ phù vân / kịp mùa xuân chạm đến gần nở hoa / anh đi mang nặng tính nhà / gởi theo hương tóc phồn hoa giữa trời /
07 Tháng Giêng 20259:15 CH(Xem: 878)
không hẳn là nhớ, không hẳn thương / chỉ một chút vấn vương / những mảnh rời rạc của giấc mơ rất ngắn / không phải Hồ Gươm hay cầu Thê Húc / nhưng là con đường dốc đưa lên đỉnh Phượng Hoàng / mây trắng và cơm lam / tiếng cười cao và trăng hoa đáy mắt /
07 Tháng Giêng 20258:42 CH(Xem: 509)
Nắng ươm cánh mai vàng lên mùa tươi mới / những cánh én mang tới niềm vui mùa Xuân / vườn xanh muôn hoa đơm mật ngọt / mê mẩn bướm, ong lơi lả hương ngần /
06 Tháng Giêng 202510:10 CH(Xem: 762)
Mười lăm năm trước, vào cuối mùa thu, tôi có chuyến đi đến sa mạc Sahara ở Maroc. Tôi đã mang trong mình "cảm giác sa mạc" trước và trong khi viết tập thơ SA MAC (1975). Sau khi lấy bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư Dr.-Ing. tại Viện Đại học Kỹ Thuật Stuttgart, tôi đã có một chuyến đi dài ngày xuyên nước Mỹ vào năm 1977 để xem liệu mình có thể định cư, làm việc và sinh sống ở đó hay không. Trong suốt hành trình dài xuyên Bắc Mỹ, cảm giác về cuộc sống sa mạc dần dần mạnh mẽ hơn trong tôi.Tôi trở về Đức, nơi tôi sống và học tập từ năm 1967. Tôi sống từ đó cho đến ngày nay (2025). Tôi bắt đầu làm quen với triết học và âm nhạc Đức từ rất sớm, khi mới 16-17 tuổi. Trên thực tế, Heidegger và Bach là lý do khiến tôi học ở Đức chứ không phải ở Pháp, Anh hay Mỹ...
06 Tháng Giêng 20252:41 SA(Xem: 823)
Nhớ anh đi lạc trong Thung Mây / Làm sao ra thoát khỏi anh đây / Sương mù dày đặc trong tâm thức / Rượu cần không uống mà em say
03 Tháng Giêng 20256:27 CH(Xem: 520)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại. Những bài thơ dưới đây là từ tuyển tập thơ “Tóc Rối” (Midaregami) qua bản dịch tiếng Anh của Roger Pulvers. Đây là tập thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của bà được xuất bản năm 1901 khi bà mới 23 tuổi và nó gây một chấn động văn hóa lớn.
03 Tháng Giêng 20253:32 CH(Xem: 924)
Hoang vu rất mực áo dài / Lên núi ngồi thở tóc mai bệt hồng / Nàng chưa từng thấy sương không / Hồn tôi mộ địa đã thông suốt trời / Chuông đồng lệch tiếng kinh rơi /