- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thành Phố Của Những Hố Ga Bốc Mùi

11 Tháng Mười Hai 201412:10 SA(Xem: 31314)

HO GA-bw

… viết tặng sinh nhật của N.

Khiêm Nhu

 

 

 

Đến cả nước uống còn bốc mùi thì sống thế nào bây giờ?

Chẳng sao cả. Người ta sống được thì mình sống được.

Chúng tôi vẫn ăn vẫn ở, vẫn hít thở, dưới vòm trời này.

Chẳng thấy ai than vãn. Từ trong nhà đến hè phố.

 

 

***

 

 

 

Chỉ vì cái mùi này mà tôi đánh mất một tình bạn đẹp nhất, mà có lẽ cả cuộc đời này tôi chẳng bao giờ có được. K đã nhiễm bệnh, nôn mửa sau khi từ nhà tôi trở về. Còn chúng tôi thì không. Hằng ngày chúng tôi vẫn sinh sống, vẫn ăn uống, tắm giặt bằng nguồn nước này.
Vết thương của bố tôi chưa lành hẳn, lại là vết thương hở, sợ nhiễm trùng nên mẹ tôi đã xin bác sĩ cho ông nhập viện. Từ lớn đến bé, lúc nào tôi cũng ám ảnh vết thương của bố tôi. Vết thương có mùi thối và lở loét. Nó chưa đến mức có dòi bọ, nhưng nó bưng mủ, một lớp mủ màu vàng đục, nhờ nhờ. Nhớ hồi bé, tôi thương bố mình lắm. Cứ chiều chiều lại ngồi và ngửi vết thương của ông. Và đó cũng là ước mơ duy nhất của tôi, bố tôi hết bệnh, bố tôi khỏe mạnh. Bây giờ có lẽ tôi ít thương ông hơn. Nhìn chung là thế, giống như nhiều mối bận tâm quá, và mình cứ chia nhỏ, chia nhỏ ra.
Bốn đứa em của tôi cũng vào viện theo, mặc dù trước đây chúng chẳng ưa gì cái nơi quỷ quái đó.
Nghĩ ở nhà suốt sẽ rất chán, tôi đâm ra muốn đi thăm chị, như một cơ hội giải hòa nhưng mẹ tôi không cho. Bà sợ tôi mang mùi hôi thối này đến cho chị mình, nhất là khi chị ấy đang ở cữ. Mẹ tôi vẫn thường thiên vị, đứa này một ít đứa kia một ít, và chúng tôi vẫn thường phàn nàn về điều này.
Lại mưa rồi. Tôi muốn ra ngoài. Chẳng có áo mưa. Chẳng có cái ô nào. Chắc đây là trận mưa lớn nhất trong năm. Mái nhà lộp độp như ai ném đá. Cái Sài Gòn này nó thế, nắng chán rồi mưa. Ẩm ương đỏng đảnh, ai sống được. Hôi thối, ruồi muỗi, gián chuột, rác rến ngập ngụa mọi hang cùng ngõ tận trong nay mai.
Tự nhiên nghĩ quẩn, hẳn ngôi nhà mình đang sống có mùi hôi nhất thành phố. Điên thật. Có thể vì thế nên chẳng có công ty môi trường nào chịu nhận lời xuống khảo sát xem cái xí nhà tôi đã chứa cái quái quỷ gì, mà phát ra cái mùi khốn nạn thế. Họ lấy lý do, ngôi nhà chúng tôi nằm tận trong hẽm, lại là hẽm cụt. Chẳng xe vào được. Cứ ngồi bấm điện thoại và nghe đầu dây bên kia từ chối.
May mà trong tủ lạnh còn một cái bánh kẹp. Không mới nhưng còn hạn sử dụng.
Suốt đêm hai con mắt mở thao láo, cứ nhắm mắt lại thì thấy ma thấy quỷ, thấy người chết rồi lửa cháy, thấy cả cảnh mình bị cưỡng hiếp, một cách đau đớn. Tỉnh dậy, nằm xuống lại thấy mình đẻ ra đứa con mặt toàn máu, chẳng khóc chẳng rằng.
 
 
***
 
Cuối cùng thợ sửa cống cũng đến. Nếu hắn không đến, tôi chẳng biết làm thế nào nữa. Có lẽ hắn chỉ hơn tôi vài tuổi. Hắn không thơm tho, sạch sẽ, ngon lành như những cậu bạn của tôi, và khuôn mặt hắn cũng thế, chẳng dễ nhìn chút nào.
Hắn đảo mắt một lượt, chê nhà của gì mà tối mù, như nhà hoang, phải mở cửa ra cho thoáng nhưng tôi giải thích mình không muốn những nhà xung quanh bị ảnh hưởng. Hắn gật đầu. Hắn chỉ phàn nàn về sự tối tăm của căn nhà mà thôi, còn cái mùi của nó, hắn bảo, hắn chẳng bận tâm. Hoàn toàn không.
Hắn hỏi, thế xưa nay có bao giờ xảy ra tình trạng này không. Tôi không biết, có lẽ là chưa. Hơn nữa, việc gì phải nhớ những chuyện này. Đầu óc còn khối chuyện phải nghĩ chứ. Rồi hắn lấy một que sắt gõ gõ lên nền nhà, phải đến mười lăm phút, hắn a lên một tiếng. Tôi thở phào, xem ra nó khá đơn giản, không phức tạp như tôi tưởng tượng. Như để cho chắc, hắn gõ đi gõ lại chục lần nữa. Hắn dùng que sắt gạch chéo dấu X và tiếp tục gõ những viên gạch bên cạnh. Đánh dấu X, nhỏ hơn. Nền nhà li chi, những dấu X. Tựa như những dấu hiệu chết chóc trong Alibaba và bốn mươi tên cướp vậy.
Hắn nhờ tôi lấy thanh xà beng trong ca bin xe của hắn. Tôi làm theo. Thì ra hắn đã nối sẵn đường ống đi từ nhà tôi đến tận chỗ hắn đậu xe. Có nghĩa là, những con người tọc mạch sẽ lần theo đường ống và phát hiện điều bấy lâu gia đình tôi giấu diếm, ôi, họ sẽ phát hiện ra nguyên nhân cả khu phố này bốc mùi là vì đâu. Họ đang khó chịu, và họ sẽ điên tiết lên cho mà xem.
Chiếc xe của hắn đậu ở đầu hẽm và vẫn để nguyên cả chìa khóa. Khó khăn lắm tôi mới lôi được chiếc xà beng ra, không phải vì nó nặng mà vì chẳng có thứ gì bẩn hơn cái xà beng này. Cảm giác tay mình đang mềm nhũn ra, cứ thế, tôi dán mặt xuống đất mà đi, một mạch.
Một phát duy nhất, thanh xà beng nện xuống nền nhà, gần ba viên gạch vỡ toang. Một cái hố rộng hoác hiện ra trước mắt tôi. Cái hố này không mùi. Chẳng có mùi gì bốc ra từ nó cả. Đột nhiên tôi cảm thấy rùng mình. Lạnh lẽo. Ma ám. Tưởng chừng dưới chân mình, đất đang lún xuống, lún xuống một cách chậm rãi và lặng lẽ.
Hắn cứ lảm nhảm như mình là một chuyên gia địa chất khiến tôi càng sốt ruột. Tôi bật tất cả các bóng điện nhưng vẫn còn quá tối. Vì cái hố quá sâu.
Hắn suy nghĩ một lát rồi nói, thôi thì làm phiền tôi lần nữa, vào ca bin, phía bên trái lấy cái đèn pin. Tôi nhanh nhảu rúc đầu vào, tìm kiếm, lần này tôi thấy tự hào về mình hơn, về cái sự đang dần chuyên nghiệp lên. Chẳng nhớ hắn tả thế nào, tôi bới tung mọi thứ trong ca bin lên, và phát hiện ra trong khoang ca bin này cũng có mùi hôi- đặc trưng. Đống giẻ lau toàn mùi dầu nhớt. Mùi thuốc lá. Mùi mồ hôi. Mùi son phấn của đàn bà. Mùi thức ăn thừa. Mùi nước đái chó. Cả lông chó nữa.
Tôi buồn nôn. Buồn nôn. Hơn ngày hôm qua. Hơn cả cơn buồn nôn hôm nọ, và hôm trước nữa. Buồn nôn. Tôi lại hắt xì và sổ mũi nhưng không thể nào nôn được. Tôi cố móc họng mình. Đầu tôi rúc vào ca bin, tôi ngửi thấy thêm một vài mùi, khác, lạ, quá ư là khó chịu. Tôi cố móc họng. Tôi phải móc họng, để có thể nôn được. Phải nôn. Phải ói. Phải mửa. Mọi thứ trong dạ dày cứ cuồn cuồn, chua, lợm, đắng, bốc mùi.
Tôi mừng phát điên lên được, tôi đã nôn ra được mà không ai trông thấy cả. Cũng may nhìn thấy mặt mũi xanh lè của tôi, hắn chẳng buồn hỏi han.
Hắn nằm dài xuống nền nhà và rọi đèn pin xuống cái hố.
Hắn lấy một viên gạch vữa ném xuống. Tôi dõi mắt theo viên gạch, nhưng nó chẳng phát ra một tiếng vọng nào cả.
Không nghe tiếng gì, chắc nó không có đáy. Tôi phì cười, chỉ là lòng người mới là không đáy thôi. Hắn cười theo, ha hả, nghe thật buồn cười.
Khác với sự sợ hãi của tôi, hắn vẫn điềm tĩnh, hay nói đúng hơn là hiếu kỳ. Hắn quay sang nện xà beng xuống những viên gạch đã đánh dấu.
Đúng là hoài công, hắn chỉ làm cho nền nhà vốn đã xấu, nay lại càng thêm be bét và thậm tệ. Chẳng có gì ngoài đất cát, vôi vữa.
Chẳng hiểu cao hứng kiểu gì, hắn leo lên mái nhà, tốc mái ra cho ánh sáng mặt trời lọt vào. Lúc này đang là buổi trưa nên hắn đổ mồ hôi rất nhiều. Tôi vào nhà tắm lấy tạm tấm khăn mà tôi vẫn dùng hàng ngày cho hắn. Hắn đón lấy, ngửi ngửi rồi nhìn tôi chằm chằm.
Hình như hắn đã bắt đầu thấy đói. Vừa mở cánh cửa tủ lạnh ra, tôi lâp tức đóng lại. Tôi ngượng chín mặt đi được, chẳng có gì trong đó. Tất cả đã lên men, đã bốc mùi, choe loét.
 Tôi nhìn lên mái nhà, phần hắn gỡ bỏ tạm thời. Một luồng ánh sáng màu đen xuyên thẳng xuống hố. Là một luồng ánh sáng màu đen. Dường như lúc đó, mắt tôi lòa đi. Tôi chẳng trông thấy gì cả. Tôi chẳng thấy hắn đâu cả. Tất cả chìm trong màu đen. Cái gì cũng màu đen.
Tôi lại nôn. Nôn nốt những gì có trong dạ dạy. Tôi nôn cả ra máu. Hai tay tôi đầy máu, tanh, hôi. Mắt tôi nhòa đi nên tôi không biết thứ máu mình nôn ra có màu gì nữa. Hy vọng là màu đỏ, tôi là con người cơ mà.
Tôi nhìn vào luồng ánh sáng đó. Vẫn một màu đen.
Tôi lồm ngồm bò dậy. Trông thấy hắn, tôi mới chực nhớ ra điều gì nhưng nhìn thấy hắn nôn mửa tôi lại quên béng mất. Tôi muốn quát tháo. Sao hắn lại nôn mữa lúc này, hắn làm tôi sợ và ớn lạnh thêm mà thôi.
Hắn leo lên mái nhà. Dáng vẻ hắn cứ thoăn thoắt và nhỏ bé dần. Càng nhìn hắn, mắt tôi càng thấy lòa nên tôi nhắm ghiền mắt lại cho đến lúc tiếng búa nện lên mái nhà dứt hẳn.
Lại cảm thấy buồn nôn. Tôi năn nỉ hắn đừng dò tìm gì nữa, đi về đi, càng nhanh càng tốt, nói mãi thành ra hắn quạu và tuôn ra một tràng chửi thề. Tục tĩu. Mùi nặng quá, mũi tôi vẫn cứ phải hít cái mùi cống rãnh này đến bao giờ? Có thể là mãi mãi?
Nói một cách thô thiển thì nó giống như một cái hố xí lộ thiên khổng lồ đang ở dưới ngôi nhà này.
 
***
 
 
Hắn đã tìm được hố ga sau một ngày tìm kiếm ròng rã. Tôi chẳng biết hắn tên gì cả. Con người của công ty môi trường vừa làm cái việc vĩ đại cho gia đình tôi ấy. Hắn chẳng lấy tiền thù lao cũng chẳng đợi để nghe một lời cám ơn.
Tôi chẳng muốn kể dài dòng về công việc nạo vét và vận chuyển cái mùi đó như thế nào. Tôi chẳng buồn lau dọn nhà cửa, vì lúc này toàn bộ nền nhà gần như bị đào bấy lên, lổn ngổn, bừa bộn.
Tôi tắm rửa, thật sạch, cả sát trùng, cắt móng tay móng chân, … để vào bệnh viện thăm bố. Tôi hoảng hốt khi nhìn ông, hai bàn của ông chẳng còn nữa. Nó đã bị cắt bỏ vì hoại tử. Mẹ tôi chẳng nói chẳng rằng. Bọn nhóc thì nhảy múa vui mừng vì thoát khỏi bệnh viện và trở về nhà một cách tự do thoải mái. Căn nhà đã giải phóng được cái mùi đáng tởm lợm rồi, cứ như phép mầu.
Mà ông trời cũng khéo đùa, đang yên đang lành, cắt bỏ hai bàn chân chán rồi bây giờ lại bảo ung thư giai đoạn cuối. Bố tôi chẳng tỏ ra sốc, chẳng giữ ý tứ gì, ông bảo, đi về, về luôn, vô ích thôi. Ở lại bệnh viện chỉ để nuôi bác sĩ à. Nghe thế, mấy ông bác sĩ cố bỏ ngoài tai, chẳng phản ứng gì. Có lẽ với những bệnh nhân không tha thiết gì sự sống, họ vẫn thường thốt lên như vậy.
Đó là lần cuối cùng tôi đẩy ông trên băng ca của bệnh viện.
Tóc ông mỗi ngày một rụng. Ông bảo tôi, cạo trọc đi, để nó lởm chởm như Tam Mao, khó chịu bỏ mẹ. Tôi lấy trong ngăn kéo một chiếc dao lam và từ tốn, cạo từng sợi một, cho đến lúc chẳng còn sợi nào.
Tích cóp bao lâu, mẹ tôi đổ vào cái nền nhà sạch sành sanh. Đáng đồng tiền, tự nhiên nó lại tinh tươm và đẹp đẽ lên hẳn. Bố tôi thì chê, bảo chẳng ra làm sao, nền một nơi, nóc nhà một nẻo. Ông lại nói, chắc mẹ mày dọn nhà để chuẩn bị đám tang cho tao. Hẳn ông nói thật, chẳng có ý mỉa mai gì, vừa nói nước mắt vừa chảy, từng giọt yếu ớt. Cứ như đó là những giọt nước mắt cuối cùng, còn sót lại. Hai bàn tay nắm chặt vào nhau và rung lên từng cơn, bần bật. Mẹ tôi thì lánh mặt đi.
Đêm đó, ông ra đi. Chẳng kịp để lại một lời trăn trối hay một tờ di chúc nào. Ông chết lặng lẽ, như không kịp trải qua cơn hấp hối.
Tận sáng hôm sau tôi mới hay. Nghĩ lại tôi cứ thấy hối hận. Lẽ ra đêm đó tôi đừng ngủ.
Đám tang của ông cũng lặng lẽ như cái chết của ông. Chị gái đầu lòng của chúng tôi không về được, chỉ gọi điện. Trong điện thoại khóc nức nở, chẳng dứt. Tôi tắt điện thoại. Dường như tôi không khóc.
Những người bạn của bố tôi đến, họ uống rượu ngà ngà thâu đêmBố tôi không uống rượu nhưng những người bạn của ông toàn là những tay bợm rượu. Nghĩ cũng buồn cười và cũng được an ủi.
Tôi đứng nhìn trân trân. Trời đất. Ánh đèn. Dòng người qua lại. Hương khói. Mùi nhang và mùi đồ cúng quện vào nhau.
Ai đó mắng mẹ tôi đừng để nước mắt rơi xuống mặt người chết, kẻo mù, rồi họ kéo mẹ tôi ra. Bà giằng vai ông và khóc.
Tiếng trống vang lên, đanh, lạnh, khô khốc, khiến lũ chim sẻ đang đậu bay nháo nhác.
Xe tang di dọc theo Kênh Nước Đen và mấy cửa hàng bán đồ cũ.
Người đi đường đi chậm lại. Một vài người quen của gia đình tôi hòa vào đám rước. Cho đến mụ Tâm có cái giọng cười man rợ nhất khu phố cũng có mặt. Mụ quảy cái gánh đi loằng ngoằng như rắn, rung rinh, lắc lơ một cách khiêu khích. Cảm nghĩ này khiến tôi thấy mình tội lỗi và hỗ thẹn, ngay trong đám tang bố mình, mà tôi còn nhìn ra được thế này sao đành.
Ê, nhóc con, tránh ra. Thằng bé đứng dạt vào lề dường.
Đám xe ôm, ba gác ngồi trên vỉa hè quán cà phê nhởn nha nhả khói thuốc lá, nheo mắt nhìn theo chúng tôi. Lão Sáng sắp chết tới nơi nhưng thấy lạc quan lắm, lão chạy lăng xăng đi đầu như thể dẫn đường.
Tới nghĩa địa, lão nhảy ra một bãi đất trống bảo, chỗ này ông sẽ nằm. Nói như xí phần, mắt lão ươn ướt. Ông bạn thân yêu của lão giành phần, của tao chứ, mày chết thê đ. nào được.
Chiều chập choạng. Chúng tôi tay không ra về.
Con phố heo hút buồn lại, dai dẳng, cố hữu. Con kênh vẫn đen ngòm ngòm. Lềnh bềnh những xác chết của lợn gà, của chuột, của rác.
Chiều tối nó càng đen hơn. Màu đen, đặc quánh, sền sệt.
Người lao công đẩy xe rác đi qua, cùng với tiếng kẻng lóc cóc, xủng xoảng.
Bụi cuồn cuộn như khói.
Tôi lấy tay bịt mũi lại. Và bịt luôn cả tai. Cả mắt. Một lát. Để xác định hướng về nhà. Cứ như tôi đang tạm thời mất trí, đi mãi vẫn về nơi xuất phát, về những cửa hàng đồ cũ, rồi về lại quán cà phê của đám ba gác, xích lô ngồi.
Ánh trăng làm nổi bật màu đen bóng của dòng nước. Xác những con vật nổi lềnh bềnh, nhe răng nhan nhở.
Chiếc xe máy dừng lại, hai cậu thanh niên nhảy bổ xuống kênh. Họ điên thật rồi. Tôi cười thành tiếng. Nước thế này mà tắm. Tôi quay mặt và đi nhanh.
Chẳng hiểu tắm táp bằng dòng nước thì vui thú nỗi gì, mà một tốp thanh niên chẳng biết từ đâu cũng hùa vào, nhảy lỏm bỏm dưới nước. Họ khoát nước vào mặt nhau, bơi lội, sõng soài và cười toáng lên.
 
 
***
 
Mưa lất phất.
Đêm nay, bầu trời tối như mực. Nhìn ra cửa sổ, chẳng có trăng, chẳng sao, chẳng có điện đường.
Một tháng mưa ròng rã. Nước cống nồng nặc sồng sộc cả khu phố. Nước ngập đến tận trong nhà. Hai bàn chân tôi nứt nẻ, phồng rộp vì dầm nước.
Chúng tôi ở lỳ trong nhà cho đến khi nước ráo hẳn.
Trời quang mây tạnh. Nền nhà ngập trong rác rến và xác những con chuột chết để lại xác. Phải rồi, chúng để lại xác, chứ chúng mà có hồn thì cái nhà thành cái âm phủ mất. Nhưng vết ố cứ loang dần, loang dần trên tường, lên cả nền gạch mới tinh hôm nào.
Mấy chị em chúng tôi bỏ ra nhiều ngày để bới móc, dọn rửa, kỳ cọ nhà cửa, bếp núc. Khi mùi nhẹ hẳn đi, đâm ra lại nhớ cái mùi cũ, em gái tôi đùa thế. Thấy tôi bứt rứt, nó lại đùa, tội gì phải bận tâm nhỉ, nếu không cười được, thì mình phải lấy tay cù vào nách. Để xem có cười không. Cứ thế, hai chị em cù nhau và lăn ra cười.
Tôi sực nhớ đến anh công nhân của công ty môi trường và muốn đi tìm hắn. Nhưng, thực sự, tôi chỉ có mỗi số điện thoại của hắn, mà nó lại lưu lại trên bức tường vôi màu vàng đối diện với quán nước chúng tôi thường tụ tập. Cứ mỗi lần đến đó, chị chủ quán lại hồ hởi bắt chuyện chúng tôi. Còn chúng tôi thì vừa ngồi vừa nhâm nhi, xoay xoay cốc trên tay và trông ra bức tường vôi cũ kỹ đó, đọc những dòng chữ mơ hồ, thật giả lẫn lộn. Khoan cắt bê tông, rút hầm, số điện thoại, gia sư, cần người ở ghép, cần osin, ... Chẳng bao giờ chúng tôi nghĩ mình sẽ cần đến nó vì ngôi nhà mình sống lúc nào cũng mát rượu và sạch sẽ. Thậm chí, nhìn lên bức tường chúng tôi còn tỏ ra bực dọc với những phá hoại của những dòng chữ này. Khoan cắt bê tông. Rút hầm cầu. Tuyển gia sư.
Tôi đi bằng thói quen, nhảy lên xe buýt số 27. Trạm cây xăng. Và đi bộ một trăm mét. Nơi đó có một quán nước nhỏ. Với những chiếc ghế cũ và bàn cũng cũ. Cũ và quen thuộc, đến mức nhắm mắt tôi vẫn có thể hình dung ra đặc tính của mỗi chiếc ghế, chiếc bàn mình sẽ ngồi. Siêu vẹo. Lung lay. Vững chãi. Rộng. Chật. Mỏi chân. Tê cứng khi ngồi nó.
K cũng vừa đến, hình như chúng tôi linh cảm mình sẽ đến đây vào hôm nay. Suýt nữa tôi không nhận ra K. Một chỗ ngồi quen thuộc. Chúng tôi cùng đưa mắt nhìn bức tường vôi trước mặt, và đọc lẩm nhẩm những dòng chữ, con số chằng chịt chồng chất lên nhau. Hầu hết những số điện thoại này tôi đều gọi qua trong đợt kinh hoàng đó.
K ngồi im, ngơ ngác chẳng hiểu gì.
Vớ được số của hắn, tôi mừng hoảng. Hắn bảo dưới nền nhà của chúng tôi hố sâu không đáy. Cái hố đó chôn không biết bao nhiêu xương máu của con người. Đừng ở thêm ngày nào. Hắn nói gì thêm tôi chẳng rõ nữa. Hai tai tôi ù đăc. Mưa lộp độp.
Mưa bắn vào mặt tôi rát và lạnh. Những tia lửa điện xoẹt ngang trời. Sấm chớp rền lên từng cơn như giận dữ, hung hãn.
Hai chúng tôi duỗi chân và đứng dậy ra về.
K nói khẽ, nhà cô ấy cũng đang có mùi hôi. K xin lỗi vì sự hiểu nhầm và nhảm nhí, đã chia cắt tình bạn của hai đứa. Tôi cười, và nghĩ thật ngớ ngẩn. Tôi cù vào nách K cho cô ấy cười.
 Hai chúng tôi đứng dưới trạm chờ xe buýt và hầu như không nói gì với nhau.
Mưa.
Sấm.
Chớp.
Bất giác tôi trông thấy một con chuột lớn tướng từ dưới chống chui lên. Nó làm cho K sợ hãi đến mức ngất lịm đi. Tôi để bạn dựa vào vai mình và bất lực nhìn chiếc xe buýt tiếp theo lướt qua.
Mắt tôi hoa lên. Từng đàn chuột, hàng trăm con ùn ùn chui từ dưới cống, ngay bên trạm chờ xe buýt. Chúng xếp thành hàng, chỉ một vài con đi lệch ra khỏi đàn. Chiếc xe buýt số 27 đã đến. Năm nay tôi 27 tuổi. Nghĩ thấy rợn rợn nên tôi chẳng đưa tay lên vẫy. Lũ chuột vẫn xếp thành từng hàng và đi men theo vỉa hè dành cho người đi bộ. Khoảng một trăm mét thì chúng rẽ qua đường. Cứ như dưới cái cống ấy chỉ có mỗi chuột mà thôi.
Nhưng sao mũi tôi chẳng ngửi thấy mùi chuột cống hôi hám.
Tôi nhìn đồng hồ, chẳng có chiếc xe buýt nào nữa. Làm sao tôi đưa K về bây giờ? Tôi chỉ biết cách đi từ nhà đến đây và trở về bằng cách này, bằng tuyến xe buýt này, bằng đoạn đường này, mà thôi.
Trời tối.
Mưa.
Lũ chuột vẫn lồm ngồm bò lên, nhảy nhót dưới chân của bạn tôi. K vẫn chưa tĩnh.
Bây giờ lũ chuột chẳng buồn xếp thành hàng thành lối, chúng nghênh ngang bò ra đường. Tôi thét vào tai K nhưng cô ấy vẫn ngủ. Những người đi trên đường vẫn đi trong mưa, trong ánh đèn le lói và buồn thảm. Tôi hét lớn, rát cổ họng nhưng chẳng ai bận tâm. Tôi chỉ còn biết ru K ngủ. Những cánh hoa muồng vàng rơi, lả chả. Tóc tôi rối bù.
Chiếc xe buýt số 27 đang tiến đến. Tôi vẫy tay, nhưng nó lướt vụt qua.

 

 

Sài Gòn, Mưa ngâu 2014

K.N

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1716)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 2768)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 2681)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5119)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5925)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
05 Tháng Ba 20248:43 CH(Xem: 1601)
Em là sen Hồng thắm / Ngát hồn anh chiêm bao / Đêm dịu dàng xanh thẫm / Sen cười rất ngọt ngào
24 Tháng Hai 20242:39 CH(Xem: 2885)
Mà thơ. chấm. tới phẩy, nào / Dụi mắt. cắm một ngọn sào du dương / Không dưng / nghe một nạm buồn / Hai tay bụm lại / đầu nguồn thiết tha / Suối rất mệt giữa khe già / Tinh anh của đá / ném / xa / đường gần
14 Tháng Hai 20241:28 SA(Xem: 2217)
Tôi đưa tay gõ vào hư ảo / Chân lý mày đang trốn chỗ nào / Hóa ra đen đỏ hai màu áo / Chỉ để làm trò chơi khó nhau
14 Tháng Hai 20241:15 SA(Xem: 1701)
Này anh bạn – anh thấy không / Sự lộng lẫy không nhường chỗ cho điều gì hài hước / Chỉ tiếng nấc thanh xuân mềm yếu / Trên quảng trường nơi vũ hội đàn ông / Vỡ thành cơn địa chấn.
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 1963)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.