- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

miên di đi mãi trong thơ

27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 37656)


miendi
 miên di -2014


LTS: Sinh một năm sau chiến tranh Việt Nam, năm 1976, miên di là bút danh (không viết hoa) của Lê Xuân Hòa. Cái tên miên di không viết hoa là một đặc biệt, đặc biệt như tên và đặc biệt như thơ. Thơ của miên di rất gần gũi trong đời sống của chúng ta. Mời quí vị cùng chúng tôi đi vào thế giới thơ đặc biệt nầy…

 Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

quạnh hiu


đười ươi lặng lẽ ngắm chiều
nỗi buồn tiến hóa thành điều quạnh hiu

 

miên di

 

 

bạn

nhiều lúc tưởng chẳng còn ai là bạn
loay hoay đành phải gọi chính tên mình

ừ thì sống ai mà chẳng khổ
kẻ khổ tiền
người khổ chuyện công danh
tai ương thăm người có báo trước ai đâu

mày có nhớ cái thằng hay ghẹo gái 
lấy cô bé tao yêu
giờ nằm lạnh lẽo trên đồi 
thương vợ nó mà tao không dám tới
sợ bạn mình sau cái chết vẫn còn đau

đời vậy đó !
dài bao nhiêu cũng ngắn
có thương nhau đôi lúc phải lạnh lòng
biết bạn khổ mà không đành giúp 
vì mẹ tao còn khổ gấp trăm lần

ừ vậy đó !
nhiều khi như người cụt 
dù hai tay vẫn quần quật với thường ngày
bạn bè vắng nhau cơn hoạn nạn
vì tối về còn phải bế con
vì phải sống như thằng chết nhát
vì phải hèn để tròn bổn phận làm cha

tao vẫn nhớ cái thằng nhiều khát vọng 
mớ ước mơ dễ phủ được thế thời
giờ phụ vợ bưng nỗi buồn trong góc bếp
thương cái nhìn vẫn khao khát như xưa

đám bạn mình cũng có đứa làm quan
cũng xông xênh 
cũng người đởi nể sợ
vậy mà vẫn thấy thương đời nó
bà Sáu, chú Tư ngày nào cũng chửi 
đồ đẽo lương tâm để vừa với chỗ ngồi

rồi có đứa anh hùng nộp thuế
bỗng hóa tội đồ khi lỡ chuyến kinh doanh
chết giữa chiến chinh có sử xanh làm bia mộ
chết giữa thương trường tù ngục ghi danh

*

nhiều lúc tưởng chẳng còn nhau là bạn
tao với mày chỉ là bữa cà phê
vài ly rượu dốc nỗi buồn cho cạn
không sao đâu !
mày hãy làm bạn với chính mày
tao cũng thế 
còn chính tao là bạn
hiểu cho nhau điều này
để còn là bạn của nhau

 

miên di

 

 

miền qua tay

 

cà phê như những lời kinh
đều đều rớt xuống từng tinh thể buồn

một mình tưởng niệm nụ hôn
chết trong bệnh viện tâm hồn không may
còn gì sau cuộc chia tay
tên ai đầy những cơn say rỗng người

tự dưng có một bật cười
nghe như tiếng vỡ của lời nói câm
yêu thương như một vết đâm
phủ lên ngày tháng mảnh khâm liệm nhàu

bởi vì trìu mến mà đau
liền da có phải vắng nhau là liền 
không đau nhói
không triền miên
không tên để gọi một miền qua tay

mai này gội tóc đã dài
em còn nhột cái vành tai vắng người

 

miên di



mỗi thức dậy gặp mình như câu hỏi


mỗi thức dậy 
gặp mình như câu hỏi
nghe trăm năm thấm thoắt bỏ đi 
những thằng bạn yên bình xây mộ sống 
trong mưu sinh nhạt nhẽo vật vờ

đứa làm thơ chết bằng bút mực
đứa làm ngơ sống sót lờ đờ
đứa làm quan cơ tim nhồi mưu kế 
đứa làm người không thể đầu thai

dẫu làm gì cũng chỉ là xong sống vậy thôi

mỗi thức dậy
gặp mình như chỗ vắng
cái yên vui của chiếc lá vàng
sống sót giữa chiều đợi rụng xuống đêm đen...

mỗi thức dậy nghe chuyện xưa đỏ ngực 
chỉ thầm thì như cổ tích xa xôi 
như âm hồn của những người lính trẻ 
ra đi rồi còn để lại bài thơ
để lại sự thờ ơ vạn lần đáng nhớ 
1974 dưới đáy biển âm thầm
và câu hỏi 
ai người cúng giỗ ?

mỗi thức dậy 
gặp mình như câu hỏi
nghe trăm năm rồi sẽ bỏ đi 
những sống sót như tôi và nhiều người khác nữa
trăm năm không biết để làm gì ?

câu hỏi đó đem ra bỏ biển
biển lặng câm bằng những trận bão gào
câu hỏi đó đem lên gác núi
núi bơ vơ khóc nhem nhuốc đỏ bùn
câu hỏi đó đặt vào công sở
câu trả lời vô nghĩa tháng ngày trôi

mỗi thức dậy gặp mình như câu hỏi
trăm năm không biết để làm gì 
những anh hùng đành khoác áo đi tu
gươm giáo chỉ là câu kinh thảm não

chiều lịch sử 
chiều không tiếng súng
đám chim muông tao tác điều gì ?

là cái thời sống và chết như nhau
bên trong tóc những đầu lâu chưa chết
nếu đại thụ có thể nào bất diệt
lá hoa kia đã chẳng rụng bao giờ

miên di

 

 

thử

 

một ngày thấu hiểu mây trôi
cao xanh cũng chứa tả tơi trong lòng

thử làm một chuyến xe đông
đi không để đến và không để về
thử làm thú giữa hoang khê
động tình tru thót cơn mê kiếp người


thử bỏ mình lại ven trời
như đôi dép kẻ trầm trôi xuống dòng

thử vào bệnh viện ngày đông
để nhìn vào cuộc chưa xong giật mình
một vài mầm khóc sơ sinh
dăm ba tiếng cú tâm linh gọi về
ngổn ngang thân thể gây tê
còn bao người sống hôn mê ngoài đời

thử nghe một tiếng chuông rơi
ngày như tiếng mõ rã rời chậm mau
ai cười rách cả cơn đau
câu kinh an lạc mà sâu thẳm buồn

thử dừng một nhịp luôn luôn
thử quên cho lạc con đường đã quen
thử làm một kẻ bệnh hen
để bên hơi thở như bên món quà
nẻo người gần quá hóa xa
quen đi lối khóc ngại qua ngõ cười
đôi khi hạnh phúc cũng lười
đôi khi chưa đếm đến mười đã trăm
bồng lai tiên cảnh xa xăm
trời cao chắc cũng âm thầm xanh thôi
bên trong cái sự mười mươi
vài con sâu nhỏ nằm cười héo hon

 

kén lòng nhấm cải đắng non
có buồn cũng phải buồn ngon mới buồn

thử mang cả chợ bán buôn
vào tu một chốc nghe chuông cõi thiền
thử cảm ân đấng vô biên
ban cho thức ngủ còn liền vào da
còn ai trong giấc mộng ma
ta là thân thể hay là vong linh

mệt không đuổi kịp chính mình
hai con mắt mở vô minh ra nhìn

miên di

 

 

tâm hồn mã vạch

có lần gặp Chúa trong siêu thị
bên cạnh đức tin có giá tiền

 

thời cảm xúc kim loại
tổ ấm hợp kim

thiên nhiên đóng hộp

mẹ còng lưng trên cánh đồng ký tự

cha cày dưới nắng neon

 

tôi và em
tâm hồn mã vạch
tìm nhau trong tương thích mắt dò

 

quầy tôn giáo

ngổn ngang nhu yếu phẩm tín ngưỡng
có thể chọn món đức tin quá đát, xài rồi
thời hạnh phúc thặng dư hay nỗi buồn khủng hoảng

từng con dế bị cầm tù trong hộp diêm thế sự

đấng quyền năng lạ hoắc sáng tạo trần gian bằng những vuông đắt đỏ

từng vỏ người mang khuôn mặt iphon

 

 

miên di

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2593)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5525)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6491)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 163)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 500)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 516)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 529)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 403)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 636)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 353)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.