- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ngó Vô Từ Ngoài

08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 26909)

w-hopluu97-t106_0_300x106_1Sau 30 năm lạc nhau, ở nhiều nghĩa, tôi gặp lại bạn cũ - bây giờ là một người Việt Nam không buồn không vui. Một người Việt Nam mà từ đầu đến chân toát ra sự man mác ở mọi lĩnh vực.

Đón tôi ở phi trường Sacramento, bà bạn đã ghi hình trong máy kỹ thuật số cái lúc tôi lơ ngơ bước xuống cầu thang, đang ngó quanh quất tìm băng tải hành lý và người mà tôi sẽ gặp. Đó là một người đàn bà nhỏ thó mang kính cận thị có tròng đổi màu, tóc cắt tém hơi hoe thuốc nhuộm, đội casquette không có nắp đậy hộp sọ, lái xe hybrid màu trắng. 62 tuổi, gọn nhanh vừa, ít biểu cảm. Chỉ hỏi: mệt không?

Hành khách và hành lý được chở đi một vòng tham quan thủ phủ của Cali. Đây là lần thứ nhì tôi ghé Sacramento. Mấy năm trước đã từng ngồi với Vi Tấn bên bờ Folsom Lake, lúc mùa đông vẫn còn rớt lạnh trên mặt hồ mênh mông. Lần này cỏ xanh hơn và cây cành đã lác đác lá, lấp ló những tổ chim đã có chủ. Chúng tôi ăn trưa vào lúc 2 giờ chiều ở một tiệm Tàu trên đường đi, rồi bà bạn quyết định ngoặt xe hướng thung lũng Coloma thay vì đưa tôi về nhà nghỉ ngơi sau chuyến bay dài từ San Antonio lộn ngược lên Denver trước khi tạt qua Stockton. Chỉ có 48 tiếng đồng hồ để nối lại 30 năm thất lạc, tôi không có lý do gì để nói: mệt.

Tại sao Coloma? Chắc không phải hành hương khu đào vàng của hai thế kỷ trước, nay đã biến thành nơi trưng bày và tưởng niệm. Xe hybrid bon bon từ đỉnh Citrus cua qua lũng Coloma. Dừng xe trên bờ đường cao, bà bạn chỉ tay xuống dưới thấp nơi có một ngôi nhà xoay mặt phía dốc xoãi.

Hai chục năm trước, qua trung gian một người quen của cả hai, tôi nhận được vài tấm ảnh màu của bà bạn chụp hai đứa con gái nhỏ đang cưỡi ngựa trên một nền nâu đất có rừng cây sau lưng, tấm kia - một ngôi nhà tuyết phủ trắng khung gỗ chưa lợp mái. Đó là thông tin duy nhất tôi có được về bạn kể từ tháng tư 1975. Trong thời gian mất liên lạc sau đó, tôi đâu biết không lâu sau khi định cư ở Mỹ gia đình họ đã quyết định bỏ phố chợ về sinh sống vùng hẻo lánh không điện nước, đơn giản chỉ để thực hiện lý tưởng nuôi con không TV, đồng thời để tự cởi bỏ những ràng buộc của chủ nghĩa tiêu dùng, và nhiều thứ khác nữa. Lúc nhận mấy tấm ảnh, tôi không biết gì hơn ngoài những cái nhìn thấy trong ảnh. Hoá ra họ đã trụ lại được Coloma Valley hơn hai thập niên, nuôi con theo kiểu bà mẹ của thầy Mạnh Tử, xài đèn dầu, tắm nước giếng, nuôi gia súc, thư giãn cuối tuần giữa thiên nhiên phơi phới - hoàn toàn tránh xa mọi bon chen vật chất của xã hội Mỹ. Trong khi ở Việt Nam người ta đi kinh tế mới với bộ mặt nhăn nhó vì khổ cực và bộ dạng quắt queo vì thiếu ăn, ngay giữa lòng nước Mỹ, người Việt Nam nhỏ thó là bạn tôi đã làm một chuyện tréo cẳng ngỗng. Vậy đó mà ba đứa con, một đứa trở thành kiến trúc sư - chắc do ám ảnh và kinh nghiệm xây nhà ở tuổi thiếu niên, một đứa là nhà văn - nhờ không xem TV nên có nhiều thì giờ cho việc đọc sách, và cô út, nhà sinh vật học - kết quả từ một tuổi thơ giữa hoa đồng cỏ nội.

Những đứa trẻ nay đã trưởng thành với chí hướng riêng và gia đình riêng, ngôi nhà dưới thung lũng đã được bán cho chủ khác và bạn tôi cũng đã mò về chỗ thị tứ sống trong một căn hộ nhỏ gần chỗ làm việc. Đưa tôi về chốn cũ, bà bạn muốn tôi xâu chuỗi những sự kiện đã bị đứt khúc trong 30 năm, và bản thân chắc cũng thích thỉnh thoảng có dịp ngó ngoái lại chặng đường đã đi. Dĩ nhiên tôi cũng thổ lộ về phía mình, về những năm nuôi con bằng sổ mua hàng, về cái gia đình sau ngày hòa bình có đến ba loại Việt - Việt kiều, Việt cộng, Việt ngụy, cùng những xung khắc huyết thống mang nhiều chất sĩ và không sĩ, về mẹ tôi - người có lần đòi đốt các cuống rốn của 11 đứa con, mà bà đã phơi khô để dành - hòa với nước lã cho cả lũ uống để có thể thương nhau.

Căn nhà dưới lũng đeo tôi suốt buổi chiều lang thang với bạn trọn con đường mòn 2 dặm rưỡi ở Coloma. Chúng tôi leo dốc, chụp ảnh những bờ rào xiêu vẹo, những tảng đá đầy rêu xanh, những dây chùm gửi. Vừa hào hển một cách dễ chịu trong không khí mát lạnh cuối đông, vừa bình luận lan man một vạt nắng rớt, một cụm cỏ lạc.

Tôi đánh một giấc mỏi nhừ nhưng đã đời trên cái ghế dài trong phòng khách, thỉnh thoảng có chập chờn nghe nhịp ngắt của tủ lạnh xen kẽ tiếng xe chạy xoẹt ngoài con lộ chỉ cách căn hộ vài thước. Buổi sáng thức dậy ở một chỗ lạ hoắc, bỗng ngửi thấy mùi vinacafé. Đảo mắt một vòng. Tối đêm trước về đến chỗ ở của bạn, chỉ muốn sập, không nhìn thấy gì ngoài cái bồn tắm và chỗ nằm. Tôi nhắm bớt một con mắt để định hướng, rồi ngồi bật dậy để ngó vô gian trong. Bếp. Tủ lạnh có dán ảnh cháu nội cháu ngoại, nồi cơm điện, lò vi-ba, lò nướng, các chai lọ trên kệ. Phòng ngủ. Giường cá nhân. Tất cả đều có kích cỡ nhỏ nhất. Lạng quạng nghĩ hay là trong lúc ngủ li bì có đứa nào đã khuân mình về nhà mình ở Phú Nhuận? Cũng sống đơn chiếc, tôi ngạc nhiên bắt gặp ở bạn những vật dụng, thói quen, sinh hoạt hằng ngày của chính tôi. Tập thể dục 20 phút trong khi nghe tin tức từ radio, café hiệu Vina tan nhanh, đồ ăn dư cất trong hộp nhựa bỏ tủ lạnh để hôm sau mang theo đi làm, dĩa trái cây thường trực trên bàn ăn, check mail sau 9 giờ tối và chỏng cẳng đọc linh tinh trong giường trước giờ ngủ. Con cái ở xa thỉnh thoảng í ới cho có lệ.

Như vậy có gì khác nhau giữa một người mẹ độc thân Việt Nam trong nước và một người mẹ độc thân Việt Nam đã sống ở Mỹ hơn 30 năm? Bạn tôi khen, rất vui thấy người cũ sau ngần ấy năm vẫn tồn tại, vững vàng. Bạn ơi, chẳng qua là bản năng sống còn nó níu mình lại không để cho rơi tự do. Cũng có những lúc vắt vẻo tòn teng trên một cành khô de ra từ vách đá cheo leo trên đường bay xuống vực, nhưng mà cái chết nó đẩy mình lên. Sao có nhiều người Việt Nam vẫn chảy nước giãi khao khát nhìn nước Mỹ? Tại vì xe tốt và nhà to. Tại vì làm nail cũng giàu. Tại vì tự do. Tự do để làm gì? Có người hung hãn kêu gào tự do, nhưng thử cho hắn một cục bự, hắn sẽ làm gì? Thì liếm nó như ăn cà-rem. Có tự do rồi đâu còn gì để tranh đấu hay hô hào. Không phải vậy đâu! Chứ sao nữa? Ăn thua là mình cảm thấy tự do. Á à, vậy ra tự do là một ý niệm? Ừ, đại khái là như thế. Tỉ dụ bạn đã không ra đi vào thời điểm đó, ở lại nuôi con trong vùng kinh tế mới, đúng lý tưởng giảm thiểu hóa nhu cầu vật chất? Tôi sẽ không biết làm thế nào để nuôi sống chúng nó. Hai vùng kinh tế khác nhau.

Tất nhiên chúng tôi không muốn đi xa hơn trong cuộc tranh luận, vì còn nhiều ngóc ngách phải moi móc ra. Nhưng rõ ràng bạn tôi, rốt cuộc, không buồn không vui với một kiểu sống như hiện nay, ở tuổi 62. Tôi cũng vậy, tuy trẻ hơn nửa chục. Chúng tôi đã an nhiên, dù ở nước văn minh hay chậm phát triển.

48 giờ thật quí báu và ý nghĩa. Ngày cuối, giữa bạt ngàn mưa bụi và tuyết trắng ở rừng Redwood cách thế gian 4000 feet, trông bạn tôi nhỏ xíu nhìn từ xa. Tôi đã sải hai bước chập một để đến ôm vai bạn từ sau lưng: ôi sao người rất bé mà làm việc rất to. Cười khẩy, chứ còn phía ấy thì sao? Nhỏ thôi, mọi thứ đều nhỏ. Chỉ có tự do là bự, mà thứ này thì tìm ở đâu cũng được.

Trần thị NgH.
03.2006

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 5360)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 4176)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3874)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4742)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4545)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6269)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 6002)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 5043)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 6028)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6394)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.