- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIẾC VÒNG MÃ NÃO

31 Tháng Tám 202410:09 CH(Xem: 2600)



kinh-nghiem-chon-vong-tay-da-ma-nao-chuan-hinh1
Vòng tay mã não là sản phẩm trang sức từ đá tự nhiên - ảnh Internet


Thái Thanh

CHIẾC VÒNG MÃ NÃO


Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn QuI Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả vòng đeo tay cho con gái. Có một thời tôi bán rất đắt hàng kể cả bán sỉ và lẻ.

Trong chợ có một chị làm công cho các quầy hàng bún phở. Chi tên Xíu, chuyên đi bưng bê các tô bún, tô cháo, hoặc là trà đá chanh, sinh tố cho bạn hàng buôn bán trong chợ. Ngày nào chị cũng ngang qua hàng của tôi mà ngắm nhin. Một buổi chiều sau khi xong việc, chị dừng lại hàng tôi và chỉ chiếc vòng mã não Mỹ mà tôi chưng bày trong tủ kính ( hồi thời đó vòng mã não rất quý).

-Bao nhiêu cái vòng này?
-Sáu ngàn đó chị!

Chị cười bẽn lẽn rồi đi. Và cứ thế ngày nào chị cũng đến chỉ để dòm. Chân chị bị quỷnh, miêng răng vàng đục, cái mặt méo mó đen đúa xấu xí. Tôi nghĩ có lẽ chị mua về làm quà cho ai đó. Tôi lại chạnh lòng khi nhớ chuyện của mình. Năm con gái tôi tròn 5 tuổi nó mơ ước có được một con búp bê để chơi mà không dám vòi vĩnh mẹ, ngày nào nó cũng lên phòng mợ ( chị dâu tôi) để được chơi cùng con búp bê của hai đứa con gái của mợ. Đó là thời bao cấp đồ chơi không bán nhiều ở bên ngoài. Trong các quầy hàng mậu dịch của nhà nước bán ở chợ bên dãy Phan bội Châu chỉ có bày bán vài con búp bê trong tủ kính. Mỗi lần tôi dắt cháu đi ngang qua nó đều ngoái cổ quay nhìn con búp bê trong tủ. Tôi tất bật buôn bán nuôi con, tiền bạc còn rất khó khăn, nên cũng như chị này cứ hỏi giá rồi lại không mua vì chưa đủ tiền. Cho đến một ngày tôi gom đủ được tiền, tôi chạy đến quầy hàng bách hóa trong chợ nhưng con búp bê đã bị bán mất. Tôi đứng ngẩn ngơ tiếc rẻ. Thấy vậy chị bán hàng đưa ra con búp bê còn sót lại nhưng nó bị trầy trụa làm nám mặt, lem luốc xấu xí. Các quày khác cũng không ai còn hàng bán. Thời bao cấp hàng hiếm, cho trẻ chơi búp bê là đồ xa xỉ. Tôi mua con búp bê đó với giá rẻ hơn, mặc dù nó cũng nhắm mắt mở mắt như búp bê trước nhưng con gái tôi nó buồn xo ... nó vốn kỹ tính ngay từ lúc nhỏ ... vì món quà mua về không đúng ý nó.

Nhìn cái dáng chị Xíu xiêu vẹo quay đi. Tôi chạnh lòng. Sao mình không bán rẻ cho chị một chiếc nhỉ. Như vậy con chị nó sẽ mừng đến bực nào. Nghĩ như thế nên lần sau chị lại đến nữa. Tôi ngõ lời mời.

-Mua đi chị em bán rẻ cho!
-Rẻ là bao nhiêu ?
-Năm ngàn thôi!
-Ừ dẫy thì bán cho tao cái phía trong này nè.

Sau khi chọn lựa chiếc ưng ý, chị chìa tay ra.

-Đeo dô tay tao đi.
-Ủa, chớ hổng phải mua cho con chị à?
-Chồng đâu có đâu, mà có con!

À, thì ra chị này không có chồng con. Thôi thì cứ bán cho chị đi. Phụ nữ mà. Ai lại chẳng muốn làm đẹp. Tôi đeo chiếc vòng vào cái tay đen đúa của chị. Thời đó tôi đeo vòng giỏi lắm, khách tới mua vòng tôi đều đeo trót lọt vào tay họ. Nhưng lần này thì không được. Tay chị Xíu to mà cứng ngắc hà. Khi lắc vòng gần vào chị lại lấy gân làm chiếc vòng "bụp" một phát vỡ ra ngay. Như những người khách khác thì họ nhân nhượng chịu một nửa tiền nhưng với chị thì chắc chắn là không như vậy được. Tôi lại phải cho chị chọn chiếc khác.

Sau khi đeo chiếc mới trót lọt vào tay. Chị móc hết túi ra và đưa cho tôi chỉ 3 ngàn.

-Năm ngàn mà!
-Có ba ngàn, còn nhiêu nữa bán nợ đi.

Thế rồi chị ngoe nguẩy bỏ đi. Sau đó hàng ngày chị vẫn đi bưng bê, vẫn còn đeo chiếc vòng mã não trên tay ngang qua hàng tôi nhưng không hề trả nợ. Kỳ đó tôi lỗ mất 9 ngàn đồng. Tôi ghét chị!

Một buổi chiều chạng vạng tối tôi đi thăm mộ về trễ. Đường vắng chỉ vài chiếc xe máy chạy qua. Chợt từ xa tôi thấy một người phụ nữ ngồi ở ngoài đường đang dơ tay quắc người đi xe máy  "Cho tui quá giang với!". Nhưng hết người này sang người khác mà không ai dừng lại. Tôi nhận ra ngay người đó chính là chị. Thấy tôi chị mừng rỡ vẫy tay lia lịa "làm ơn cho tui đi dới!". Tôi ghét chị vì hôm đó sao chị không nói trước cho tôi chị chỉ có 3 ngàn. Tôi ghét chị vì chị thấy rõ tôi đeo cho chị đã vỡ mất vòng, tôi đã chịu lỗ mà chị lại quỵt tiền của tôi. Thà chị nói một tiếng cho tôi nhẹ lòng chứ...
Tôi đạp xe đạp chạy vụt qua. Nhưng đôi mắt van lơn của chị " làm ơn... làm ơn". Tôi lại áy náy không đành lòng. Cuối cùng tôi quay xe lại. Chị mừng rỡ đứng lên, lúc này tôi mới thấy chân chị bê bết máu.

- Chị sao dậy?
-Bị cái thằng quỷ kia tông dăng ( văng) dô đây nó chạy mất rầu! (rồi)!
- Giờ đi đâu?
-Dìa chợ đi!

Tôi im lặng khom lưng mà đạp. Không thèm nói chuyện với chị. Đến nơi tôi bỏ chị xuống rồi đi về nhà. Trong lòng tôi dù vẫn còn giận chị nhưng lại thấy nhẹ lòng vì không nỡ bỏ chị bên đường đó.

Mấy năm sau. Tôi hầu như quên mất chị dù chị vẫn còn bưng bê ở chợ Qui Nhơn. Một đêm kia, má tôi bị đau bụng dữ dội. Má lại bi tăng huyết áp cao. Tôi liên lạc với bác sĩ thường điều trị má mời ông đến nhà nhưng ông chỉ hướng dẫn cách xử lý tình huống và bảo chở vào bệnh viện ngay.Tôi đã nhét viên thuốc dưới lưỡi của má rồi đi kêu xe. Buổi tối không có xe thồ mà thời đó không có tắc xi, lại không nhờ được ai quanh xóm vì họ đã đóng cửa ngủ. Nhà đơn chiếc chỉ có hai má con tôi. Má tôi nhờ có viên thuốc huyết áp cấp thời đó nên đỡ bớt nhưng vẫn còn đau bụng. Tôi chở má bằng chiếc xe đạp cà tàng của mình, xe đi đến đường Nguyễn Huệ thì bị xì lốp không chạy được. Đường về đêm vắng teo. Tôi khóc ngay vì không biết làm sao, tự nhiên tôi nghe có tiếng.

-Bà bác leo lên lưng con cõng cho.

Tôi thấy chị. Chị sớt má tôi lên lưng gọn hơ rồi chạy. Tôi kéo cái xe đạp chạy theo sau. Chị cõng má tôi vào phòng cấp cứu. Miệng la bài hãi:" Cấp cứu, cấp cứu mau bịnh nặng lắm." Bác sĩ thăm khám và cho thuốc, má tôi đi tiêu được bà nhẹ bụng dần . Lúc tôi đi làm thủ tục đóng tiền viện phí, chính chị là người đổ bô, chùi rửa, thay áo quần và vệ sinh cho má tươm tất. Má tôi dần ổn... Chị đi về trước khi trời dần sáng. Một đêm dài ở bệnh viện chị như một đứa con xa của má trở về.

Tôi muốn tỏ lòng cảm ơn với chị nhưng chị về quê mất không gặp được.

Thời gian trôi đi. Tôi không còn bán chợ lớn Qui Nhơn nữa. Năm 2019 trong lần đi chùa quê tôi gặp lại chị. Cả hai chúng tôi đều " Ồ" lên vui mừng khi gặp lại nhau. Chị kéo tay áo tràng màu xám lên cho tôi thấy chiếc vòng mã não năm xưa vẫn còn trên tay chị.

- Coi cái dòng (vòng) nó lên nước đẹp chưa nè... cho tao tiền nợ nghen, hôm kỳ đó tao còn nợ mầy 2 ngàn đó.
-Chiện xưa lắc mà nhắc lại làm gì!
-Hầu đó 2 ngàn lớn lắm. Tao muốn trả lắm nhưng làm quài mà trả hổng nổi.
-Em phải cảm ơn chị nhiều hơn chứ ... nhờ chị mà đêm đó má em được cứu sống. Cảm ơn chị nhiều lắm.
-Có gì đâu, bà má mầy bã nhẹ hìu hà. Tao ở nhà quê tao làm quen rầu. Giờ bác sao rầu?
-Má em mất rồi. Em nhớ ơn chị lắm. Chị cầm ít tiền nè cho em dzui
-Mầy cho tao tiền tao nợ là quý rầu... chớ không tao nợ mầy kiếp sau trả sặc sừ.

Duyên trời. Tôi và chị lại gặp nhau và lại chia tay. Tôi ấm lòng khi nhớ đến chị. Một người phụ nữ xấu xí mà sao tôi lại thấy đẹp ngời lên trong trí nhớ của tôi khiến tôi yêu chị.

Thai Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 20225:58 CH(Xem: 4451)
Thật khó ngỡ tôi có thể sống tới tuổi 80—dù chỉ lả tuổi khai sinh. Cha mẹ cho tôi “mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” ngày mồng 6 tháng 10 năm Nhâm Ngọ —tức 13/11/1942—tại Phụng Viện thượng, tục gọi là Me Vừng, quận Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sau ngày cha thoát khỏi những trại tù khổ sai của Việt Cộng, định cư tại tỉnh lỵ Hải Dương hoang tàn, đổ nát, rổi dàn xếp cho mẹ và hai anh em tôi trốn ra đoàn tụ, khi làm giấy thế vì khai sinh hai anh em tôi đều được khai sinh với năm tây lịch, và ngày tháng âm lịch. Ngày sinh trên giấy tờ trở thành 6/10/1942. Bởi thế, từ buổi di dân qua Mỹ, mỗi năm tôi có tới ba sinh nhật. 6/10, 13/11 và một ngày tây lịch nào đó tương ứng với ngày 6/10 âm lịch. Vợ tôi—người tình đầu đời từ trại Bác Ái xóm Cây Quéo, Gia Định 62 năm trước, cũng nguổn cảm hứng của những vần thơ khởi đầu văn nghiệp—thường tăng khẩu phần lương thực với lời chúc..
01 Tháng Chín 20224:56 CH(Xem: 3890)
Trong quá trình khảo sát kỹ lưỡng đó , một lần nữa , thú thực tôi chỉ có thể xếp tranh của anh vào Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Tranh của anh quá dễ vẽ, chỉ cần cầm cọ lên rồi nhúng vào bảng mầu và quẹt tưới xượi với những nét kéo dài trên mặt vải ! Chả cần phải tĩa tót cho giống đôi mắt , cái mũi, đôi môi hay mái tóc của người mẫu, chả cần có cái nhìn phớt qua của họa sĩ ấn tượng ! Cái anh chàng họa sĩ trong hang động ngày xưa , lúc chán đời cũng có thể quẹt cọ tưng bừng như anh ấy mà ! Nhưng không, anh chàng họa sĩ hang động ấy làm việc nghiêm túc và lao động cật lực hơn anh nhiều, anh ta vẽ con bò ra con bò , con hươu ra con hươu, con ngựa ra con ngựa , con chim cú ra con chim cú ! Vì sao vậy ? Bởi vì khi anh ta cầm cọ để vẽ , trong đầu anh ta đã có một định ý ! Còn anh thì không ! Trong đầu anh không có một định ý nào cả , nên anh gọi các tác phẫm của anh là Ứng Tác , được trưng bày trong Phòng triển lãm tranh có tên là “Improvisation”
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 13185)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 12238)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
29 Tháng Sáu 20227:35 CH(Xem: 13322)
Thuở nhỏ, tôi cứ đinh ninh họ Phan nhà tôi toàn là người bên lương, không có ai và không có nhà nào theo đạo Thiên chúa. Đối với tôi, những người bên đạo rất xa lạ bởi không cùng tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên như mình, mặc dù làng tôi rất gần hai giáo xứ lớn của tổng Trung Châu, phủ Diên Khánh xưa: Giáo xứ Đại Điền và giáo xứ Cây Vông.
29 Tháng Sáu 20226:56 CH(Xem: 13456)
Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối. Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh, chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.
29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 10886)
Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình.
22 Tháng Sáu 20221:27 SA(Xem: 13104)
Mùa trăng, với chúng tôi chỉ có một ngày duy nhất. Đúng rằm, phải đúng ngày 15. Nghe cứ như ngày của cúng bái khói hương, với hoa trái cùng tiếng chuông chùa trong những chiều lao xao, đình đám...
17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 13807)
Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…
25 Tháng Năm 20226:26 CH(Xem: 12051)
“Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi…