- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

QUÊN

29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 6975)


SUONG 2
Sương - ành UL

 

Thái Thanh       

QUÊN     

 

Tôi đang tuổi 63 - tuổi sang thu rồi.

Ngày xưa lúc mà bằng tuổi tôi bây giờ má tôi đang dần trả về không, má quên hết những gì xảy ra trong đời mình và bây giờ tôi cũng vậy. 

Quên là điều tất yếu của tuổi già, tôi thấy điều đó cũng lại là điều hay. 

 

Má tôi là một phụ nữ rất thông mình. Má chỉ mới học đến lớp nhất (lớp 5 bây giờ) tại trường làng ở quê hồi thời xưa ấy nhưng má đủ sức dạy mấy anh em tôi đọc thông, viết thạo, cộng trừ nhân chia, má dạy làu thông toán phân số, toán động tử, các bài toán đố hồi thời tiểu học ấy... Thông minh như thế nhưng rồi gần đến tuổi 70 má không còn nhớ hết. Tôi nhớ hồi ấy mỗi lần đi đâu, má thường bảo tôi đi cùng để tôi nhớ những điều người ta dặn dò đó mà thực hiện vì tôi hồi đó còn trẻ nên trí còn nhớ chứ tôi không thông minh như má. Lịch sử lập lại. Bây giờ tôi cũng để con gái tôi làm điều đó thay tôi vì tôi không nhớ nỗi hết mọi điều. 

 

May mắn là tôi có thể viết được những điều mình nghĩ và muốn nói. Tôi nhớ đến đâu và viết đến đó những chuyện của riêng mình. Chuyện bà cháu nhà tôi nhiều lắm, cháu tôi rất dễ thương nhưng do tôi quên mất nên chỉ kể một vài mẫu chuyện chứ không kể hết. Mà tôi cũng không thể kể hết chuyện cháu tôi vì nó còn ba mẹ, ông bà nội của nó chứ không phải của riêng tôi, biết mọi người có đồng ý không? Với ba má và anh chị em ruột thịt của mình cũng vậy, tôi không được phép kể lại khi không có sự đồng ý của họ. Thế nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn hay kể, sự cô đơnl của người già trong tôi khát khao được tâm tình được chia sẻ. 

 

Người già luôn sống trong hoài niệm, luôn trân quý những kỷ niệm ngày xưa. Có cái câu: "Sai lầm tuổi trẻ, trả giá về già", tôi nghĩ những gì xảy ra trong cuộc đời mình là duyên nghiệp mà mình phải gặp, phải chịu đựng và phải trải qua.

Tôi có một người bạn thời còn học trung học trước 1975. Bạn tôi - Ngô Lợi hát rất hay bạn có tâm hồn nghệ sỹ, hiền hậu luôn sống vui vẻ không để tâm sân si giận dỗi người nào. Năm 1975 khi chiến sự xảy ra khốc liệt chúng tôi theo gia đình di tản khỏi Qui nhơn tháo chạy tứ tán mọi nơi. Sau đó ngưng cuộc chiến tôi theo gia đình mình trở về Qui nhơn và sống hết cả tuổi xuân của mình. Bạn thì theo gia đình vào Sài gòn ở luôn trong đó. Đến năm 1977 bạn trở về Qui nhơn và ở tại nhà tôi đến nửa tháng, chúng tôi thương quý mến nhau vô vàn tưởng không thể nào quên được bạn cũng nắm chặt tay tôi và nói lên điều ấy... Thế nhưng bạn đi biệt từ đó đến 40 năm sau không có tin tức gì và tôi cũng vật lộn mưu sinh với cuộc đời khốn khó của mình nên cũng quên mất bạn. 

 

Khi có facebook, tôi lần tìm những người bạn cũ từ hồi trước 75 . Tôi đăng tin tìm Ngô Lợi trên face, một anh bạn đã cho tôi số điện thoại của anh cô ấy. Tôi gọi và anh trai Ngô Lợi đã cho tôi số điện thoại của Ngô Lơi. Tôi mừng quá vì bạn vẫn còn ở Việt nam, gặp lại nhau sẽ là điều thú vị lắm đây. Nhưng không ngờ Ngô Lợi bạn tôi bây giờ đã mắc chứng bệnh Alzheimer, bạn không còn nhớ được điều gì kể cả tên tôi là ai, tên trường, tên lớp,tên bạn bè kể cả thị xã Qui nhơn nơi bạn đã từng sống, không lưu lại trong trí của bạn điều gì. Hoàn toàn không nhớ hết như một người xa lạ hoàn toàn. Tôi được biết: Ngô Lợi hiện đang sống cùng ba mẹ mình, chồng con của bạn đang ở Mỹ. Năm xưa cả nhà cùng đi vượt biên,  chồng con bạn ấy đã đi trót lọt còn bạn bị lọt lại trong chuyến tàu định mệnh ấy. Chồng Ngô Lợi sau khi định cư ở Mỹ đã lấy vợ khác và hai đứa con thì nó cũng quên mất mẹ mình vì hồi đó nó còn bé quá. Ngô Lợi đã đi vượt biên nhiều lần nhưng không được và nàng đã đợi chờ trong vô vọng đớn đau. Bây giờ nàng ngây ngô ngờ nghệch quên đi tất cả, tôi cũng không gọi điện nữa làm gì. Đôi khi quên hết đi lại là một điều may, cứ hồn nhiên như vậy cho đến cuối đời mình để bớt khổ đau nhé bạn tôi ơi! 

 

Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình. 

 

Buổi chiều cả nhà đi chơi hết còn chỉ mình tôi ở nhà. Tôi đi tắm gội, dòng nước ấm dịu dàng làm tôi thấy nhẹ nhỏm thanh thản trong hồn. Tôi mở rộng song cửa sổ nhìn lên bầu trời cao rộng ngoài kia. Nhìn ra con đường cao tốc xe chạy nối đuôi lặng lờ, nhìn xuống dưới dòng sông phẳng lặng hiền hòa... Tôi đã thân quen được nơi chốn này và dần quên thành phố biển của tôi năm nào đó. Thôi thì cứ quên đi, quên dần đi như lẽ tự nhiên của cuộc đời. 

Mai nay thức dậy một người già với mái tóc pha sương nhoẻn cười với nắng xuân đã đi qua, chào đón mùa hè đang tới mà chẳng bâng khuâng nghĩ ngợi gì. Sống đơn thuần, hờ hững, lướt qua, lướt qua tất cả mọi sự bên đời như thế mà lại hay. 

 

Thái Thanh

( Sài gòn 20/3/2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10841)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10443)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10642)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 10999)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11072)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 10799)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4317)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 10969)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11508)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
01 Tháng Tư 20214:31 CH(Xem: 12634)
Vào một ngày đầu hè năm 2019, tôi ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của một người lạ, bạn ấy nói muốn gặp tôi trò chuyện vì đang làm ký sự Trịnh Công Sơn của Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tôi hẹn gặp ở quán cà phê Trịnh Công Sơn trên đường Xuân Diệu để nghe nhạc và trao đổi cùng vài người bạn. Lúc ấy tôi mới biết bạn là Nguyễn Đức Đệ đạo diễn đang làm phim ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du” gồm 5 tập, kịch bản và cố vấn phim do nhà báo Trần Ngọc Trác ở Đà Lạt một người đam mê nhạc Trịnh đảm nhận. Anh Trác đề nghị cho anh photo tất cả tài liệu mà tôi sưu tầm được khi làm luận văn thạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tư liệu, ngày mai sẽ vào trường Đại học Quy Nhơn quay ngoại cảnh, tìm lại dấu vết cũ nơi Trịnh Công Sơn đã từng học thời gian 1962-1964. Phỏng vấn tôi xoay quanh luận văn thạc sĩ mà tôi đã làm về đề tại Trịnh Công Sơn.