- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỢ

25 Tháng Tám 20219:16 CH(Xem: 10601)

 

tranh LeMinhPhong
tranh Lê Minh Phong

    

Nguyễn Thanh Sơn    

SỢ     

    

     Vượt qua nỗi sợ hãi cũng là thách thức đối với tôi. Nỗi sợ bâng quơ, không duyên cớ, nó kết thành chuỗi, nó sống động uyên nguyên như có thể sờ mó được, không trừu tượng mà là vật cụ thể, rõ ràng, kích thước lớn nhỏ tùy theo từng thời điểm, trong không gian yên ắng của đêm hoặc trong mọi tiếng ồn ào của ngày.

Vào mùa hè, về với biển thì thật là thú vị. Biển như đang ngủ nghỉ, những con sóng vỗ bờ chừng như uể oải , lười nhác. Đâu đó chỉ là tiếng vỗ bì bõm, những bọt sóng trắng nhanh chóng vỡ tan. Tôi thường tắm biển vào mỗi buổi sáng. Vẻ tươi mới của biển lúc này thật là dễ chịu, bãi cát âm ẩm ướt với lớp sương muối lấm lướt trên bề mặt khi cái nóng của tia nắng còn yếu ớt nên chưa chịu tan ra.Tôi nằm soải trên bãi cát, nhìn lên bầu trời, những đám mây xếp thành từng lọn như vảy cá, một thoáng sau mây lại thay hình đổi dạng, đùn đẩy nhau xếp thành  cụm lớn trông như hòn non bộ và những đám mây nho nhỏ trông như những chú cá bơi lội nhởn nhơ.

    Dòng nước trong xanh, se lạnh. Tôi sải tay bơi, bơi một đoạn khá xa bờ. Một con sóng nhỏ vỗ bập bõm vào mặt, tôi chưa kịp ngậm miệng, nước trôi nhanh vào cuống họng, sặc sụa, chới với trong dòng nước trong xanh. Nỗi sợ hãi lúc đó bất chợt bùng dậy trong tôi rõ ràng, cụ thể. Tôi cuốn trôi trong dòng nước xanh, cảm giác lạnh lẽo chạy dài khắp sống lưng. Dưới bàn chân chừng như có hàng vạn con mực vồ lấy, cuốn hút và lôi kéo xuống tận dòng nước sâu.

Nỗi sợ trong tôi một lần là có thật...

*******

     Bà nằm trên chiếc giường tre, cơ thể gầy guộc như bộ xương khô, đôi mắt sâu hoắm, tóc bạc lơ phơ vài sợi, hàm răng vẫu ra, lồng ngực đôi lúc nhấp nhô như cố giữ gìn sự sống mỏng manh như ngọn đèn sắp cạn dầu.

Cứ năm ba phút tôi  mớm cho bà vài giọt nước sâm, thứ nước thần tiên có thể cứu sống mạng người thêm vài giờ hoặc vài ngày, thân nhân người bệnh chọn ngày lành, giờ lành bà đi cho an lành, để lại phúc cho người sau. Bình thường tôi rất sợ người hấp hối, thường chỉ đứng xa nhìn bởi tính tò mò và tỏ một chút thương tiếc mơ hồ. Nhưng với bà, như một mảnh đời của tôi nằm đó, bất động. Một tiếng ho khẽ khàng của bà cũng làm cho tôi tức nghẹn ở lồng ngực, giật mình thảng thốt.

Sinh thời, bà không biết sợ là gì. Trời không sợ, đất không sợ. Trời ở quá xa, tới chín tầng mây lận. Có một lần, bà trèo lên tận nóc nhà, trên tầng cao thấy đất trời luôn rộng mở, bà muốn được bay cao hơn, xa hơn. Lên đó, theo bà là được gần với Phật. Và đất, nó ngay dưới chân bà, luôn nâng đỡ bà từng bước chân lửng chửng như thời còn tấm bé.

   Sinh thời, Bà là người bảo vệ môi trường tích cực, xách bao đi lượm ve chai, gặp cái gì trên đường chướng mắt thì bà lượm. Bà lý giải rằng vật đó bán không được thì, sạch làng tốt ruộng. Một vỏ bia bán được hai trăm, lượm mười có được hai ngàn. Thế nhưng, mấy đứa nhỏ, nó không hiểu hết bà. Bà đi đâu nó đi theo đó, chúng nó sợ bà đi lạc hoặc nghĩ vẩn vơ là, nói vô phúc, bà đâm đầu vô những chiếc xe gắn máy của lũ choai choai cứ hết mùa trăng, đoàn thuyền về bến, chúng uống bia rượu say mềm rồi quậy, phóng xe bạt mạng. Hay những nhà mới nổi, mua xe ô tô tập lái. Biết đâu chừng. Vì vậy, chúng nó chăn bà như chăn vịt, bà đi đâu chúng đi theo đó, luôn mồm hù dọa:” Ối kìa, công an, công an !”… Lúc đầu, bà đếch biết công an là thằng cha căng chú kiết nào, ông thiên lôi hay thần thánh, bà phớt tỉnh. Nhưng lâu dần, nghe chúng nó dọa miết bà bắt đầu nhập tâm, bà sợ. Bà suy nghĩ, bà tưởng tượng có thể cái đó còn cao hơn quỷ dữ, hiểm hơn bức tượng thần ác, vị thần mà bà thường thấy thờ ở góc chùa bên phải, góc trái thờ vị thần thiện.. Vị thần ác trên đầu có ba sừng, lưỡi lè xuống gần rốn, đỏ lòm lom. Nhưng vị thần đó thì đâu có gì đáng sợ, cái tượng thần đó, khi bà còn ở tuổi trung niên, thời CM mới thành công, chùa chiền, thánh thất bị phá bỏ. Có nơi là trụ sở HTX, có nơi thành trường học dạy mấy đứa nhỏ thò lò mũi xanh. Còn cái đại hồng chung, tiếng chuông kêu kính koong kính koong dội qua bên kia sông khi mỗi đêm về, tháo dỡ nấu lấy đồng. Còn tượng phật thì nằm ngơ ngác bên góc hiên chùa, dưới gốc đa, nơi mà mỗi buổi trưa các bà các cô quanh xóm để trú nắng, có bà gối đầu lên tượng thần ác mà ngủ. Cái thời mà, trong trí  tôi còn nhớ như in. Phố Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định là thôn Tân Thành bây giờ. Một phố sầm uất rộn ràng phố thị, thời mà giao thương với bên ngoài bằng đường thủy, người Minh Hương trú ngụ nơi đây, họ đã xây dựng nên lăng ông cực kỳ hoành tráng, rất mực tôn nghiêm, có mả A Sầu như là công viên cho người dân khu phố. Hai bên đường, nhà cửa cổ kính nếu gửi gìn lại thì có thua kém gì phố cổ Hội An ngày nay. Tiếc cho một thời, vật đổi sao dời.

     Thế thì bà sợ cái gì. Nỗi sợ mơ hồ, sợ mông lung, sợ vô căn cứ. Nỗi sợ cứ truyền miệng từng ngày. Những năm 80 của thế kỷ trước, ngày mới “giải phóng”, cả làng, cả xã ăn độn củ mỳ, độn bo bo, nhà mình ăn bữa ngon cũng sợ, ăn lén ăn lút vì sợ ánh mắt của người hàng xóm nhìn vào. Nói cũng sợ, nói thầm thì, nói sợ bị hớ, tai vách mạch rừng, sợ đụng chạm vào thế giới siêu nhiên, cao hơn thánh thần , siêu hơn phật. Nỗi sợ hãi thật kinh khủng, nó len lỏi vào tận ngóc ngách tế bào. Nỗi sợ trở thành máu thịt.

Bây giờ tinh thần bà vào cõi vĩnh hằng, vân vi cùng với mây trời gió nước, thân xác về với đất mẹ. Nỗi sợ hãi có còn đeo đẳng? Nhưng dù thế nào thì hẳn bà đã để lại nỗi sợ hãi ở chốn trần gian. Bây giờ, chùa chiền miếu mạo họ xây bự quá. Ở quê, xã Hoài Châu, Hoài Nhơn, Bình Định, một xã nghèo nhất huyện, có ngôi chùa đang xây bự quá. Dường như nhân gian muốn gửi nỗi sợ hãi vào cửa Phật.

    Phát động nhân dân treo cờ tổ quốc những nhà ở dọc hai bên đường, đón chào quan chức cấp tỉnh về dự lễ. Mới sáng tinh mơ, trưởng thôn đến từng nhà nhắc chừng bà con. Ngày 2o tháng mấy , lễ gì, hổng biết.. Thế nhưng dân vẫn phải treo, các cấp chính quyền bảo sao nghe vậy. Họ sợ cũng phải, bởi chốn công quyền, hàng ngày họ thường tiếp xúc, không nhờ việc này thì cũng cậy việc kia.

  Một năm trôi qua, nỗi sợ hãi càng thấm đẫm hơn. Sợ bệnh dịch hoàng hoành, con virus –cúm Vũ Hán thực quái ác, nó gây nỗi sợ hãi cho cả thế giới. Loài người như điêu đứng vì nó, nó gây bao tang tóc, đau thương không có bút mực nào tả xiết. Thần quyền, sợ chết. Cường quyền, sợ phạt tiền, sợ tù đày, rờ đâu cũng sợ.

  

Nguyễn Thanh Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 11080)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10947)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10588)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10778)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11129)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11203)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 11017)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4380)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 11329)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11865)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.