- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỢ

25 Tháng Tám 20219:16 CH(Xem: 14378)

 

tranh LeMinhPhong
tranh Lê Minh Phong

    

Nguyễn Thanh Sơn    

SỢ     

    

     Vượt qua nỗi sợ hãi cũng là thách thức đối với tôi. Nỗi sợ bâng quơ, không duyên cớ, nó kết thành chuỗi, nó sống động uyên nguyên như có thể sờ mó được, không trừu tượng mà là vật cụ thể, rõ ràng, kích thước lớn nhỏ tùy theo từng thời điểm, trong không gian yên ắng của đêm hoặc trong mọi tiếng ồn ào của ngày.

Vào mùa hè, về với biển thì thật là thú vị. Biển như đang ngủ nghỉ, những con sóng vỗ bờ chừng như uể oải , lười nhác. Đâu đó chỉ là tiếng vỗ bì bõm, những bọt sóng trắng nhanh chóng vỡ tan. Tôi thường tắm biển vào mỗi buổi sáng. Vẻ tươi mới của biển lúc này thật là dễ chịu, bãi cát âm ẩm ướt với lớp sương muối lấm lướt trên bề mặt khi cái nóng của tia nắng còn yếu ớt nên chưa chịu tan ra.Tôi nằm soải trên bãi cát, nhìn lên bầu trời, những đám mây xếp thành từng lọn như vảy cá, một thoáng sau mây lại thay hình đổi dạng, đùn đẩy nhau xếp thành  cụm lớn trông như hòn non bộ và những đám mây nho nhỏ trông như những chú cá bơi lội nhởn nhơ.

    Dòng nước trong xanh, se lạnh. Tôi sải tay bơi, bơi một đoạn khá xa bờ. Một con sóng nhỏ vỗ bập bõm vào mặt, tôi chưa kịp ngậm miệng, nước trôi nhanh vào cuống họng, sặc sụa, chới với trong dòng nước trong xanh. Nỗi sợ hãi lúc đó bất chợt bùng dậy trong tôi rõ ràng, cụ thể. Tôi cuốn trôi trong dòng nước xanh, cảm giác lạnh lẽo chạy dài khắp sống lưng. Dưới bàn chân chừng như có hàng vạn con mực vồ lấy, cuốn hút và lôi kéo xuống tận dòng nước sâu.

Nỗi sợ trong tôi một lần là có thật...

*******

     Bà nằm trên chiếc giường tre, cơ thể gầy guộc như bộ xương khô, đôi mắt sâu hoắm, tóc bạc lơ phơ vài sợi, hàm răng vẫu ra, lồng ngực đôi lúc nhấp nhô như cố giữ gìn sự sống mỏng manh như ngọn đèn sắp cạn dầu.

Cứ năm ba phút tôi  mớm cho bà vài giọt nước sâm, thứ nước thần tiên có thể cứu sống mạng người thêm vài giờ hoặc vài ngày, thân nhân người bệnh chọn ngày lành, giờ lành bà đi cho an lành, để lại phúc cho người sau. Bình thường tôi rất sợ người hấp hối, thường chỉ đứng xa nhìn bởi tính tò mò và tỏ một chút thương tiếc mơ hồ. Nhưng với bà, như một mảnh đời của tôi nằm đó, bất động. Một tiếng ho khẽ khàng của bà cũng làm cho tôi tức nghẹn ở lồng ngực, giật mình thảng thốt.

Sinh thời, bà không biết sợ là gì. Trời không sợ, đất không sợ. Trời ở quá xa, tới chín tầng mây lận. Có một lần, bà trèo lên tận nóc nhà, trên tầng cao thấy đất trời luôn rộng mở, bà muốn được bay cao hơn, xa hơn. Lên đó, theo bà là được gần với Phật. Và đất, nó ngay dưới chân bà, luôn nâng đỡ bà từng bước chân lửng chửng như thời còn tấm bé.

   Sinh thời, Bà là người bảo vệ môi trường tích cực, xách bao đi lượm ve chai, gặp cái gì trên đường chướng mắt thì bà lượm. Bà lý giải rằng vật đó bán không được thì, sạch làng tốt ruộng. Một vỏ bia bán được hai trăm, lượm mười có được hai ngàn. Thế nhưng, mấy đứa nhỏ, nó không hiểu hết bà. Bà đi đâu nó đi theo đó, chúng nó sợ bà đi lạc hoặc nghĩ vẩn vơ là, nói vô phúc, bà đâm đầu vô những chiếc xe gắn máy của lũ choai choai cứ hết mùa trăng, đoàn thuyền về bến, chúng uống bia rượu say mềm rồi quậy, phóng xe bạt mạng. Hay những nhà mới nổi, mua xe ô tô tập lái. Biết đâu chừng. Vì vậy, chúng nó chăn bà như chăn vịt, bà đi đâu chúng đi theo đó, luôn mồm hù dọa:” Ối kìa, công an, công an !”… Lúc đầu, bà đếch biết công an là thằng cha căng chú kiết nào, ông thiên lôi hay thần thánh, bà phớt tỉnh. Nhưng lâu dần, nghe chúng nó dọa miết bà bắt đầu nhập tâm, bà sợ. Bà suy nghĩ, bà tưởng tượng có thể cái đó còn cao hơn quỷ dữ, hiểm hơn bức tượng thần ác, vị thần mà bà thường thấy thờ ở góc chùa bên phải, góc trái thờ vị thần thiện.. Vị thần ác trên đầu có ba sừng, lưỡi lè xuống gần rốn, đỏ lòm lom. Nhưng vị thần đó thì đâu có gì đáng sợ, cái tượng thần đó, khi bà còn ở tuổi trung niên, thời CM mới thành công, chùa chiền, thánh thất bị phá bỏ. Có nơi là trụ sở HTX, có nơi thành trường học dạy mấy đứa nhỏ thò lò mũi xanh. Còn cái đại hồng chung, tiếng chuông kêu kính koong kính koong dội qua bên kia sông khi mỗi đêm về, tháo dỡ nấu lấy đồng. Còn tượng phật thì nằm ngơ ngác bên góc hiên chùa, dưới gốc đa, nơi mà mỗi buổi trưa các bà các cô quanh xóm để trú nắng, có bà gối đầu lên tượng thần ác mà ngủ. Cái thời mà, trong trí  tôi còn nhớ như in. Phố Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định là thôn Tân Thành bây giờ. Một phố sầm uất rộn ràng phố thị, thời mà giao thương với bên ngoài bằng đường thủy, người Minh Hương trú ngụ nơi đây, họ đã xây dựng nên lăng ông cực kỳ hoành tráng, rất mực tôn nghiêm, có mả A Sầu như là công viên cho người dân khu phố. Hai bên đường, nhà cửa cổ kính nếu gửi gìn lại thì có thua kém gì phố cổ Hội An ngày nay. Tiếc cho một thời, vật đổi sao dời.

     Thế thì bà sợ cái gì. Nỗi sợ mơ hồ, sợ mông lung, sợ vô căn cứ. Nỗi sợ cứ truyền miệng từng ngày. Những năm 80 của thế kỷ trước, ngày mới “giải phóng”, cả làng, cả xã ăn độn củ mỳ, độn bo bo, nhà mình ăn bữa ngon cũng sợ, ăn lén ăn lút vì sợ ánh mắt của người hàng xóm nhìn vào. Nói cũng sợ, nói thầm thì, nói sợ bị hớ, tai vách mạch rừng, sợ đụng chạm vào thế giới siêu nhiên, cao hơn thánh thần , siêu hơn phật. Nỗi sợ hãi thật kinh khủng, nó len lỏi vào tận ngóc ngách tế bào. Nỗi sợ trở thành máu thịt.

Bây giờ tinh thần bà vào cõi vĩnh hằng, vân vi cùng với mây trời gió nước, thân xác về với đất mẹ. Nỗi sợ hãi có còn đeo đẳng? Nhưng dù thế nào thì hẳn bà đã để lại nỗi sợ hãi ở chốn trần gian. Bây giờ, chùa chiền miếu mạo họ xây bự quá. Ở quê, xã Hoài Châu, Hoài Nhơn, Bình Định, một xã nghèo nhất huyện, có ngôi chùa đang xây bự quá. Dường như nhân gian muốn gửi nỗi sợ hãi vào cửa Phật.

    Phát động nhân dân treo cờ tổ quốc những nhà ở dọc hai bên đường, đón chào quan chức cấp tỉnh về dự lễ. Mới sáng tinh mơ, trưởng thôn đến từng nhà nhắc chừng bà con. Ngày 2o tháng mấy , lễ gì, hổng biết.. Thế nhưng dân vẫn phải treo, các cấp chính quyền bảo sao nghe vậy. Họ sợ cũng phải, bởi chốn công quyền, hàng ngày họ thường tiếp xúc, không nhờ việc này thì cũng cậy việc kia.

  Một năm trôi qua, nỗi sợ hãi càng thấm đẫm hơn. Sợ bệnh dịch hoàng hoành, con virus –cúm Vũ Hán thực quái ác, nó gây nỗi sợ hãi cho cả thế giới. Loài người như điêu đứng vì nó, nó gây bao tang tóc, đau thương không có bút mực nào tả xiết. Thần quyền, sợ chết. Cường quyền, sợ phạt tiền, sợ tù đày, rờ đâu cũng sợ.

  

Nguyễn Thanh Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 10639)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 8858)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 10123)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 10733)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.
08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 10386)
Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó.
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 10449)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 11105)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 10946)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
11 Tháng Mười Một 202212:24 SA(Xem: 11707)
Mưa rơi trong màn hình laptop, tôi thèm nghe tiếng mưa. Đêm nay. Mưa Cali hiếm hoi, cứ như chẳng bao giờ muốn có. Nhưng dù đã cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể nhận ra cái rì rào ướt át, chút rét mướt của gió đêm, qua những giọt “mưa giả”, ” mưa máy móc”, “ mưa trong computer”.
01 Tháng Mười Một 202212:25 SA(Xem: 12166)
Sáng sớm, ông bác sĩ quản lý vào phòng báo tin: sau khi hội ý với các bác sĩ chuyên khoa, tất cả đồng ý để tôi xuất viện vào trưa hôm nay và một tháng sau trở lại tái khám. Thú thực, tôi mừng lắm, nghĩ mình đã được sinh ra lần thứ ba! Lần đầu, vào lúc khởi diễn cuộc Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ sinh tôi tại một làng quê thuộc Tỉnh Hải-Dương, miền Bắc Việt-Nam; lần thứ hai cách đây bốn mươi năm, là lúc tôi được phóng thich khỏi trại tù Vĩnh-Quang, một trong những nơi giam giữ các sĩ quan miền Nam, dưới chân núi Tam-Đảo thuộc tỉnh Vĩnh-Phú, cũng tại miền Bắc Việt-Nam. Và lần này, lần thứ ba được sinh ra, là ngày tôi xuất viện, sau một thời gian trị liệu nhiều “gian khổ”, “cam go” tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas.