- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÀI GÒN TRONG NHỮNG NGÀY COVID

22 Tháng Bảy 20216:09 CH(Xem: 10662)
SaiGonGianCach 2- Photo INTERNET
Sài Gòn giãn cách - Photo Internet

Thái Thanh

SÀI GÒN TRONG NHỮNG NGÀY COVID

 

Sài gòn cách ly. Tôi chẳng được ra khỏi nhà hơn hai tháng nay từ khi cháu ngoại nghỉ học chứ không phải tới cái " Giờ thứ 25" Sài gòn đã điểm như lúc này. Nếu tôi được rong ruổi ngoài đường mà tận mắt chứng kiến Sài gòn xôn xao, lo toan, thắt thỏm mỗi ngày cho đến lúc hốt hoảng mà chạy trốn dịch như thế nào tôi sẽ viết sống động hơn, nhưng tôi chỉ ở nhà và chỉ biết tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng khi thấy các con tôi.

 

Mỗi bữa đi làm về con rể nó mua dần từng thứ một như gạo, mắm, đồ hộp, sữa, mỳ gói cho cả nhà. Con gái cũng vậy, nó tha về thịt cá rau trái cho con nó có ăn... Nhưng bữa nay mọi thứ đều ngưng lại hết khi chợ giăng dây đóng cửa, người bán lẫn người mua chỉ mỗi bó rau thôi mà vội vã lén lút như ăn trộm. Người ta lại đổ dồn vào siêu thị nó bảo: Siêu thị sắp hàng dài như thời bao cấp mua tem phiếu. Dưa leo, cà chua mà đến 100 ngàn một ký mà người ta cũng mua. Còn các thực phẩm khác họ cũng vét sạch chuẩn bị đương đầu với trận đại chiến Covid Tàu... Cũng may nó cai sữa mẹ cho con kịp lúc công ty nó cho chích mũi ngừa Covid đầu tiên. Nhưng vẫn chưa hẵn là an toàn, số công nhân, nhân viên quá đông như vậy nên công ty sợ lây nhiễm nên kiểm soát gắt gao để còn được tồn tại. Có ngày nó xếp quần áo bỏ sẵn vào xách mang theo đi làm vì sợ kẹt lại nếu công ty phong tỏa. Nó dặn bà cháu nhà tôi hãy ở yên trong nhà, đừng xuống cả sân chung cư vì nguy hiểm lắm. Và có khả năng vợ chồng nó sẽ làm việc ở nhà.

 

Đứa con trai thì công ty đóng cửa, nó không nhận được lương; nó lại ở nhà trọ, ăn cơm bụi qua quýt mỗi ngày không thể trữ thức ăn ở nhà để nấu nướng. Hàng quán lại đóng cửa hẵn không bán nữa. Nó sẽ sống sao đây? Công việc của nó là đi ngoài đường ngoài xá nên từ khi có dịch nó chẳng dám về nhà em gái, nơi có mẹ và mấy đứa cháu nó thương vì sợ lây bệnh. Tôi dấm dúi cho nó ít tiền, alo cột chặt rồi ném cho nó chụp lấy không dám lại gần. Em gái nó cũng động lòng mà chuyển cho anh ít tiền cho đủ sống qua ngày có dịch. Nhưng sáng nay thì Sài gòn cấm hẵn không cho cả bán mang về từ thức ăn sáng lẫn ăn trưa. Đêm hôm qua trước giờ phong thành không biết nó mua được chút gì để dự trữ hay không? Nó có biết tự bảo vệ mình cho an toàn không nữa cái thằng con trai tôi. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn thương con"...

Tôi bần thần khi nghĩ đến gia đình của anh trai và những đứa cháu. Gia đình thằng em út. Những người thương của tôi sẽ chết mất vì sự thiếu thốn căng thẳng kéo dài này. Ôi cái dịch lây lan đáng sợ này.

 

Tôi viết lan man vớ vẩn lên face cho vơi bớt nỗi bồn chồn trong dạ. Tôi cầu nguyện mỗi ngày cho tất cả nhân gian. Lòng tôi vẫn không an được chút nào hết. Chỉ một phạm vi nhỏ trong những người nhà của tôi thôi mà đã làm tôi thắt thỏm âu lo quá đỗi, huống chi những người khốn khổ ngoài kia không một mái nhà, huống chi những cậu Grap, cháu công nhân và cả cái gia đình khốn khó của họ sẽ bi đát nhường nào khi họ không có nguồn nào để sống Những người tốt muốn giúp họ cũng không thể ra được khỏi nhà thì giúp cách nào đây!

 

Sài gòn bây giờ đóng cửa im ru lặng lẽ, không ai tìm đến ai giữa lúc này.

... Lại đúng mùa mưa, mưa to mù trời như khóc thương cho Sài gòn tội nghiệp quá đỗi là thương này. Ôi Sài gòn đang bệnh, Sài gòn sẽ khỏe lại mà phải hông ta...

 

Thai Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106536)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101812)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94957)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97604)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91557)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86279)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91833)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89741)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99173)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 82136)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.