- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÀI GÒN TRONG NHỮNG NGÀY COVID

22 Tháng Bảy 20216:09 CH(Xem: 9528)
SaiGonGianCach 2- Photo INTERNET
Sài Gòn giãn cách - Photo Internet

Thái Thanh

SÀI GÒN TRONG NHỮNG NGÀY COVID

 

Sài gòn cách ly. Tôi chẳng được ra khỏi nhà hơn hai tháng nay từ khi cháu ngoại nghỉ học chứ không phải tới cái " Giờ thứ 25" Sài gòn đã điểm như lúc này. Nếu tôi được rong ruổi ngoài đường mà tận mắt chứng kiến Sài gòn xôn xao, lo toan, thắt thỏm mỗi ngày cho đến lúc hốt hoảng mà chạy trốn dịch như thế nào tôi sẽ viết sống động hơn, nhưng tôi chỉ ở nhà và chỉ biết tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng khi thấy các con tôi.

 

Mỗi bữa đi làm về con rể nó mua dần từng thứ một như gạo, mắm, đồ hộp, sữa, mỳ gói cho cả nhà. Con gái cũng vậy, nó tha về thịt cá rau trái cho con nó có ăn... Nhưng bữa nay mọi thứ đều ngưng lại hết khi chợ giăng dây đóng cửa, người bán lẫn người mua chỉ mỗi bó rau thôi mà vội vã lén lút như ăn trộm. Người ta lại đổ dồn vào siêu thị nó bảo: Siêu thị sắp hàng dài như thời bao cấp mua tem phiếu. Dưa leo, cà chua mà đến 100 ngàn một ký mà người ta cũng mua. Còn các thực phẩm khác họ cũng vét sạch chuẩn bị đương đầu với trận đại chiến Covid Tàu... Cũng may nó cai sữa mẹ cho con kịp lúc công ty nó cho chích mũi ngừa Covid đầu tiên. Nhưng vẫn chưa hẵn là an toàn, số công nhân, nhân viên quá đông như vậy nên công ty sợ lây nhiễm nên kiểm soát gắt gao để còn được tồn tại. Có ngày nó xếp quần áo bỏ sẵn vào xách mang theo đi làm vì sợ kẹt lại nếu công ty phong tỏa. Nó dặn bà cháu nhà tôi hãy ở yên trong nhà, đừng xuống cả sân chung cư vì nguy hiểm lắm. Và có khả năng vợ chồng nó sẽ làm việc ở nhà.

 

Đứa con trai thì công ty đóng cửa, nó không nhận được lương; nó lại ở nhà trọ, ăn cơm bụi qua quýt mỗi ngày không thể trữ thức ăn ở nhà để nấu nướng. Hàng quán lại đóng cửa hẵn không bán nữa. Nó sẽ sống sao đây? Công việc của nó là đi ngoài đường ngoài xá nên từ khi có dịch nó chẳng dám về nhà em gái, nơi có mẹ và mấy đứa cháu nó thương vì sợ lây bệnh. Tôi dấm dúi cho nó ít tiền, alo cột chặt rồi ném cho nó chụp lấy không dám lại gần. Em gái nó cũng động lòng mà chuyển cho anh ít tiền cho đủ sống qua ngày có dịch. Nhưng sáng nay thì Sài gòn cấm hẵn không cho cả bán mang về từ thức ăn sáng lẫn ăn trưa. Đêm hôm qua trước giờ phong thành không biết nó mua được chút gì để dự trữ hay không? Nó có biết tự bảo vệ mình cho an toàn không nữa cái thằng con trai tôi. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn thương con"...

Tôi bần thần khi nghĩ đến gia đình của anh trai và những đứa cháu. Gia đình thằng em út. Những người thương của tôi sẽ chết mất vì sự thiếu thốn căng thẳng kéo dài này. Ôi cái dịch lây lan đáng sợ này.

 

Tôi viết lan man vớ vẩn lên face cho vơi bớt nỗi bồn chồn trong dạ. Tôi cầu nguyện mỗi ngày cho tất cả nhân gian. Lòng tôi vẫn không an được chút nào hết. Chỉ một phạm vi nhỏ trong những người nhà của tôi thôi mà đã làm tôi thắt thỏm âu lo quá đỗi, huống chi những người khốn khổ ngoài kia không một mái nhà, huống chi những cậu Grap, cháu công nhân và cả cái gia đình khốn khó của họ sẽ bi đát nhường nào khi họ không có nguồn nào để sống Những người tốt muốn giúp họ cũng không thể ra được khỏi nhà thì giúp cách nào đây!

 

Sài gòn bây giờ đóng cửa im ru lặng lẽ, không ai tìm đến ai giữa lúc này.

... Lại đúng mùa mưa, mưa to mù trời như khóc thương cho Sài gòn tội nghiệp quá đỗi là thương này. Ôi Sài gòn đang bệnh, Sài gòn sẽ khỏe lại mà phải hông ta...

 

Thai Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 202411:21 CH(Xem: 1669)
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
13 Tháng Hai 202410:58 CH(Xem: 1892)
Từ California khi trở lại thăm Saigon trong một dịp tết, điều thú vị nhất là tôi được một mình rong ruổi trên những chuyến xe bus, tôi đi khắp Saigon, Chợ Lớn, Phú Lâm. Chẳng cần biết trạm sẽ dừng nơi đâu, tôi đi hết đường hết sá, ngắm nhìn mọi thứ xe lớn xe nhỏ, phố bé xíu hay đường rộng thênh thang. Và để tôi thấy hết mọi người, cùng nhìn luôn mọi thứ… Hôm nay tôi cũng bước đại xuống một trạm dừng, chẳng cần biết tên gọi. Loanh quanh rồi tôi định ngồi ăn trưa ở lề đường nào đó. Nắng và bụi sẽ là gia vị cho những dĩa cơm đường chợ, ly nước mía sẽ làm dịu bớt ồn ào của những tiếng còi xe không bao giờ dứt, khiến thiên hạ chỉ muốn điên đầu. Saigon, những ngày giáp tết, mọi sự vội vàng như đã được nhân lên qua đủ thứ màu trang trí nóng nảy, kiểu xanh vàng và tím đỏ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 2543)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 2832)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2960)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 3541)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4031)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 4726)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 3859)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3572)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.