- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÀI GÒN TRONG NHỮNG NGÀY COVID

22 Tháng Bảy 20216:09 CH(Xem: 10162)
SaiGonGianCach 2- Photo INTERNET
Sài Gòn giãn cách - Photo Internet

Thái Thanh

SÀI GÒN TRONG NHỮNG NGÀY COVID

 

Sài gòn cách ly. Tôi chẳng được ra khỏi nhà hơn hai tháng nay từ khi cháu ngoại nghỉ học chứ không phải tới cái " Giờ thứ 25" Sài gòn đã điểm như lúc này. Nếu tôi được rong ruổi ngoài đường mà tận mắt chứng kiến Sài gòn xôn xao, lo toan, thắt thỏm mỗi ngày cho đến lúc hốt hoảng mà chạy trốn dịch như thế nào tôi sẽ viết sống động hơn, nhưng tôi chỉ ở nhà và chỉ biết tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng khi thấy các con tôi.

 

Mỗi bữa đi làm về con rể nó mua dần từng thứ một như gạo, mắm, đồ hộp, sữa, mỳ gói cho cả nhà. Con gái cũng vậy, nó tha về thịt cá rau trái cho con nó có ăn... Nhưng bữa nay mọi thứ đều ngưng lại hết khi chợ giăng dây đóng cửa, người bán lẫn người mua chỉ mỗi bó rau thôi mà vội vã lén lút như ăn trộm. Người ta lại đổ dồn vào siêu thị nó bảo: Siêu thị sắp hàng dài như thời bao cấp mua tem phiếu. Dưa leo, cà chua mà đến 100 ngàn một ký mà người ta cũng mua. Còn các thực phẩm khác họ cũng vét sạch chuẩn bị đương đầu với trận đại chiến Covid Tàu... Cũng may nó cai sữa mẹ cho con kịp lúc công ty nó cho chích mũi ngừa Covid đầu tiên. Nhưng vẫn chưa hẵn là an toàn, số công nhân, nhân viên quá đông như vậy nên công ty sợ lây nhiễm nên kiểm soát gắt gao để còn được tồn tại. Có ngày nó xếp quần áo bỏ sẵn vào xách mang theo đi làm vì sợ kẹt lại nếu công ty phong tỏa. Nó dặn bà cháu nhà tôi hãy ở yên trong nhà, đừng xuống cả sân chung cư vì nguy hiểm lắm. Và có khả năng vợ chồng nó sẽ làm việc ở nhà.

 

Đứa con trai thì công ty đóng cửa, nó không nhận được lương; nó lại ở nhà trọ, ăn cơm bụi qua quýt mỗi ngày không thể trữ thức ăn ở nhà để nấu nướng. Hàng quán lại đóng cửa hẵn không bán nữa. Nó sẽ sống sao đây? Công việc của nó là đi ngoài đường ngoài xá nên từ khi có dịch nó chẳng dám về nhà em gái, nơi có mẹ và mấy đứa cháu nó thương vì sợ lây bệnh. Tôi dấm dúi cho nó ít tiền, alo cột chặt rồi ném cho nó chụp lấy không dám lại gần. Em gái nó cũng động lòng mà chuyển cho anh ít tiền cho đủ sống qua ngày có dịch. Nhưng sáng nay thì Sài gòn cấm hẵn không cho cả bán mang về từ thức ăn sáng lẫn ăn trưa. Đêm hôm qua trước giờ phong thành không biết nó mua được chút gì để dự trữ hay không? Nó có biết tự bảo vệ mình cho an toàn không nữa cái thằng con trai tôi. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn thương con"...

Tôi bần thần khi nghĩ đến gia đình của anh trai và những đứa cháu. Gia đình thằng em út. Những người thương của tôi sẽ chết mất vì sự thiếu thốn căng thẳng kéo dài này. Ôi cái dịch lây lan đáng sợ này.

 

Tôi viết lan man vớ vẩn lên face cho vơi bớt nỗi bồn chồn trong dạ. Tôi cầu nguyện mỗi ngày cho tất cả nhân gian. Lòng tôi vẫn không an được chút nào hết. Chỉ một phạm vi nhỏ trong những người nhà của tôi thôi mà đã làm tôi thắt thỏm âu lo quá đỗi, huống chi những người khốn khổ ngoài kia không một mái nhà, huống chi những cậu Grap, cháu công nhân và cả cái gia đình khốn khó của họ sẽ bi đát nhường nào khi họ không có nguồn nào để sống Những người tốt muốn giúp họ cũng không thể ra được khỏi nhà thì giúp cách nào đây!

 

Sài gòn bây giờ đóng cửa im ru lặng lẽ, không ai tìm đến ai giữa lúc này.

... Lại đúng mùa mưa, mưa to mù trời như khóc thương cho Sài gòn tội nghiệp quá đỗi là thương này. Ôi Sài gòn đang bệnh, Sài gòn sẽ khỏe lại mà phải hông ta...

 

Thai Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 97084)
Một lần anh hỏi Ước mơ của tôi là gì? Tôi chợt nhớ đến mùa hè xa… Năm 1980, chị em tôi tíu tít khi ông Chín từ Sài Gòn về Quy Nhơn. Chúng tôi thích thú, cái gì ông cũng biết, đêm nào chúng tôi cũng cùng ông ra bờ biển hóng gió và chơi nhảy sóng. Nhìn trời đêm lấp lánh, ông dạy cho chúng tôi cách nhận ra những chòm sao.
11 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29984)
-5:20PM (8 tháng 1 năm 1998): Mưa bị tòa nhà 8 tầng chặn lại. Tôi bị người phụ nữ Mê Tây Cơ mặc áo blouse mầu hồng, lớn tiếng, đuổi ra khỏi căn phòng 608. Bà đang vật lộn với trở ngại ngôn ngữ. Với bộ xương dài. Ngoẵng. Bất động trên chiếc giường sắt
22 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 27622)
"... anh vẫn nhìn thấy đôi mắt em trong những đêm mơ... đừng nói lời vĩnh biệt... hãy về lại Sorrento..." Đây là những lời tôi dịch vội từ bản tiếng Anh, Back to Sorrento , của bản tình ca bất hủ Torna a Surriento của Ernesto de Curtis. Tôi mê bản nhạc này từ những ngày mới bước chân vào trung học...
12 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 29254)
Thập niên 80 âm u giọng hát Khánh Ly «Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù…», không mấy thuyền nhân tin có thể trở về xứ Việt. Thập niên 80, tôi ước ao trở về Huế. Về Huế! Chỉ có hai chữ này thôi mà sao âm vang cả hồn mình.
02 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 26232)
Hai mươi hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi tìm thấy mảnh giấy ép trong cuốn nhật ký của Thiện. Tôi đã hỏi quanh một số bạn bè trong giới văn nghệ xem có ai biết tác giả của hai câu thơ đó, song chẳng ai nhớ.
01 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 23881)
Khi tự nhận mình là kẻ ăn trộm, lòng đã nghe tan nát hết. Sự vỡ vụn của những năm tháng thương cho lời dối trá của nhân vật trong Tuổi Trẻ Băn Khoăn cứ theo tôi, dằng dai, ảm đạm mỗi chiều về.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 25185)
...Mẹ tôi bước vào tuổi 92. Mẹ ở với gia đình cô em út, miền nam bang Cali, cách nơi tôi định cư hơn ba giờ bay. Không thể thu xếp sang mừng tuổi Mẹ dịp đầu Xuân, tôi thấy thiếu sót và áy náy trong lòng...
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 31476)
Tôi là độc giả của Mai Thảo, nhóm Sáng Tạo , và hầu như tất cả các tác giả Việt Nam Cộng Hòa từ tuổi 15-17. Dù là học sinh ban Toán, trên trung bình, tôi ham thích đọc bất cứ lúc nào có thì giờ rảnh rỗi.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 36614)
Khái Hưng đã chết như thế nào? Từ rất lâu, mỗi lần gặp lại tên Khái Hưng, tôi lại nghĩ đến điều đó và cùng lúc tôi vẫn muốn biết Khái Hưng, cùng Tự-lực văn-đoàn, cũng như tất cả những người ở thế hệ Khái Hưng đã làm cách mạng như thế nào, họ đã nghĩ gì, làm gì. Họ đã hoạt động trong giai đoạn kháng chiến giải phóng dân tộc ra sao?
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 116316)
Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.