- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BUỔI THUYẾT TRÌNH

02 Tháng Ba 202111:49 CH(Xem: 12621)

tnthquynhon

Tôi nhớ ngày xưa dưới mái trường trung học thường có những buổi thuyết trình về các tác phẩm văn học rất ư là thú vị.

 

Năm ấy tôi chỉ mới tuổi mười ba, đang học lớp đệ lục trường Nữ trung học Quy nhơn. Cái tuổi be bé mới lớn ấy đã biết mộng mơ nhưng chưa biết chút chút nào về tình yêu đôi lứa cả. Thế nhưng tôi lại có một buổi thuyết trình về tình yêu và đó lại là một kỷ niệm tôi thương của thuở học trò.

 

Năm ấy thầy Lợi vừa là thầy chủ nhiệm vừa là thầy dạy Việt văn của lớp tôi.


Ở trường sẽ có buổi dự thảo, cho học sinh thuyết trình giữa lớp này với lớp khác để thi đua. Lớp tôi, thầy chọn tác phẩm "Hồn bướm mơ tiên " và thầy lại chọn tôi là đại diện lớp để đứng trên bục thuyết trình có cả thầy cô đến dự. Hồi cái thời con nít ấy, tôi nào biết gì đâu, tất cả suy nghĩ đều từ trong sách vở mà có. Tôi may mắn là các bài luận văn của tôi làm từ thời tiểu học cho đến trung học luôn được điểm cao nhất lớp. Nhưng việc thuyết trình là việc đứng trước đám đông, phải có phong thái tự tin, phải là người ứng đối thông minh và hoàn toàn không thể dựa vào việc viết lách mà thành công được. Tôi biết rõ tôi là ai, với bản chất e dè thiếu tự tin, lại vụng về nhút nhát nữa... Ôi ! chưa thi mà tôi cầm chắc cái thua, tôi lo lắng bồn chồn không yên tâm được.

 

Thời ấy tôi và nhỏ Bùi chơi với nhau khá thân. Nhỏ học đều các môn thuộc loại. khá trong lớp, nhỏ lại là người Bắc giọng nói ấm áp, lại dạn dĩ nói năng lưu loát vô cùng. Ngày tôi thi đậu vào lớp đệ thất của trường, tôi rất tự hào vì những năm tiểu học tôi thuộc học sinh giỏi trong lớp, mà trường Nữ trung học thời bấy giờ rất khó đậu. Học sinh thi đậu vào trường bằng chính lực học khá giỏi của mình không hề có sự may mắn nào chen vô đó cả.

 

Nhiên Bùi học cùng trường tiểu học Đào duy Từ với tôi nhưng khác lớp, vào lớp mới tất cả các bạn đều lạ hết nên chúng tôi thành thân thiết với nhau. Lúc ban đầu vì tự mãn nên tôi hay ganh tỵ với Nhiên về việc học nhưng sau đó tôi phải công nhận là Nhiên giỏi hơn tôi nhiều lắm vì nhỏ rất cần mẫn, chăm chỉ học hành, còn tôi thì đã dậy thì sớm thành cô thiếu nữ biết mộng mơ nên xao lãng học hành. Tôi chỉ học hơn được Nhiên chỉ mỗi môn Văn.

 

Đây lại là buổi Thuyết trình đầu tiên, biết rõ mình như thế nên tôi đề nghị với Nhiên, tôi sẽ là người nghiên cứu soạn bài và Nhiên chính là người đại diện cho lớp đứng trên bục giảng để thuyết trình. Chúng tôi cùng thỏa thuận với nhau điều này.

 

Ngày ấy, tình yêu đối với chúng tôi chỉ mơ hồ bằng sự thêu dệt trong tưởngtượng. Tôi không nhớ là mình đã viết gì nhưng tôi nhớ mình đã rất say mê khi đọc tác phẩm này. Tôi thích cái u tịch của cảnh chùa Long Giáng, tôi bềnh bồng với mối tình trong sáng của chú tiểu Lan và anh chàng Ngọc. Mối tình ấy len nhẹ vào hồn một cách diệu kỳ, nhẹ nhàng như mùi hương trầm lan tỏa giữa cỏ cây, giữa mây lượn của đất trời. Tôi không hiểu vì sao lúc ấy tôi hiểu được rằng, yêu nhau là hai tâm hồn luôn hướng về nhau, hiểu nhau và luôn cho người mình yêu trọn vẹn sự tốt đẹp nhất...

 

Cứ như thế, tôi miệt mài soạn bài rất siêng năng. Hoàn tất xong tôi mang đến nhà cho Nhiên đọc nhuần nhuyễn và thấu đáo từng nhân vật. Hồi đó chúng tôi ngốc lắm, đứa thì soạn bài, đứa thì học bài mà đáng lẽ ra phải nên tập sự trước ở nhà như dợt văn nghệ vậy chứ, nên cái thiếu sót không thể nào tránh khỏi.

 

Ngày thuyết trình đã đến. Hôm ấy là một ngày cuối tuần, chúng tôi ăn mặc sạch sẽ, áo dài tơ trắng tinh thật đẹp. Nhỏ Nhiên tóc thắt thành hai bím tóc con rít hai bên trông xinh lắm. Còn tôi thì chỉ cột đơn giản một cộng dây su bình thường vì tôi xác định rằng mình chỉ là người ngồi dưới quan sát và lắng nghe thôi.

 

Lúc đầu nhỏ Nhiên lên đứng trên bục giảng diễn đạt đầy tự tin và linh động. Giọng Bắc 54 trầm ấm, rõ ràng và rất hay. Tôi liếc thấy thầy Bút, cô Mỹ Linh cô Thảo Trang và thầy tôi chăm chú nghe và mỉm cười có vẻ hài lòng, các bạn lớp tôi thì vỗ tay tán thưởng rất vui. Nhưng đến phần tranh luận, khi phân tích từng nhân vật thì hỡi ôi bạn tôi lại tịt ngòi. Nhỏ lúng túng, cầm nguyên bản thảo đưa lên mắt dò tìm ý trong bài viết của tôi mà ngơ ngác đến lạ. Cuối cùng nhỏ đưa tay, quắc quắc về phía tôi cầu cứu mà quên mất rằng mình đang đứng trên khán đài với bao khán giả nhìn lên.

 

Trường tôi học là trường Nữ nhưng nữ sinh Nữ trung học đa phần các bạn của tôi đầy lém lĩnh,thông minh. Tôi hoảng hồn, đứng phắt dậy khỏi ghế, không kịp mang dép, chạy lên tiếp cứu. Bộ tịch tôi lúc đó chắc là hài lắm nên hội trường ồ lên cười to. May sao lúc tôi cúi xuống chào, tôi chợt lấy lại bình tĩnh và tôi tiếp tục phần còn lại. Tôi như hòa mình vào nhân vật, tôi nói say sưa, tôi trả lời câu hỏi của các bạn thông suốt như tôi đã từng rung động từng yêu ...

 

Kết thúc buổi thuyết trình, hai đứa tôi được vỗ tay tán thưởng và được mười tám điểm con số cao nhất lúc bấy giờ, mang chiến thắng về cho lớp. Có thể đó là một sự may mắn kỳ diệu nhưng chiều hôm ấy tan trường trở về hai đứa tôi được bạn bè cùng lớp đãi cho một chầu chè của chị Cúc trước cổng trường Nữ. Đó là một buổi chiều đầy ắp niềm hân hoan vui sướng và xúc động trong tôi. Sau này cũng có những buổi Thuyết trình khác thành. công hơn nhưng đây là buổi Thuyết trình mà tôi thích nhất trong đời.

Thời gian trôi đi, chúng tôi rời trường xưa đã mấy mươi năm rồi, mỗi người đi mỗi ngả, mỗi cuộc đời riêng của mình. Thỉnh thoảng cũng gặp lại nhau, nhắc chuyện xưa mà cười nước mắt ứa mi. Nhỏ Nhiên ngày xưa học giỏi, chăm ngoan bây giờ đã làm bà nội lẩn thẩn, quên quên nhớ nhớ nhưng kỷ niệm này nhắc lại thì nó nhớ như in.

 

Còn tôi sau bao nhiêu đổi thay của dòng đời, bây giờ tóc đã pha sương. Cảm ơn đời, tôi vẫn còn nhớ từng ngóc ngách từng kỷ niệm xưa của thời đi học. Đó là giấc mộng đẹp trong đời mà tôi có được.

Thương lắm trường xưa. Thương lắm Thầy cô- Lớp học - Bạn bè tôi .....

 

Thai Thanh
Nữ sinh Nữ trung Học Quy nhơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28708)
Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.
04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 30632)
Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
08 Tháng Hai 20162:49 CH(Xem: 33398)
Nhiều hơn một người bạn ngoại quốc từng hỏi tôi: “Tại sao đã gần 30 năm qua, người Việt vẫn chưa thề hòa giải, đoàn kết dân tộc, hầu hiện đại hóa xứ xở, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, đủ sức chung vai thích cánh với thế giới?” Gần ba mươi năm nghiên cứu sử học, chín năm vào ngành luật học, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời. Chuyến du khảo tại Việt Nam từ tháng 11/2004 giúp tôi thêm can đảm để mạo muội đưa ra những suy nghĩ đã âm thầm triển khai trong tâm tư nhiều thập niên.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27854)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31952)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 34848)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 35267)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 34399)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 41539)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 34503)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...