- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƯỚC MẮT NGƯỜI LẠ TRÊN HỒ LOCH NESS

12 Tháng Sáu 20194:37 CH(Xem: 17889)


yen 3

Tôi tình cờ gặp F trong hành trình tour hai ngày một đêm tới Loch Ness, Scotland. F sinh năm 1985, đến từ Macao. F chủ động chào tôi khi bước lên xe bus, chắc do thấy tôi cũng là Châu Á. Trên đường đi, xe dừng lại cho khách ăn trưa, F hỏi tôi có muốn ăn cùng ko? Tôi gật đầu! Thế là thành bạn đồng hành.

Câu chuyện ban đầu của tôi và F cũng như bao cuộc xã giao khác cho đến khi xe dừng lại tại toà lâu đài cổ bên Loch Ness. F nhờ tôi chụp cho vài tấm hình nhưng bức ảnh nào cô cũng quay lưng lại với camera. Sau hai tiếng đồng hồ cùng nhau la cà quanh lâu đài, chúng tôi bắt đầu nói với nhau nhiều hơn những câu chào hỏi thông thường.

Tối đến Loch Ness vẫn còn mưa ri rả suốt. Mưa lâm thâm tưới tẩm những dãy nhà cổ trong như một bộ phim củ rích, buồn lạnh! F và tôi cùng nhau ăn tối trên tầng áp mái của nhà hàng địa phương có từ năm 1795. Bên khung cửa sổ là con kênh đào be bé chia dãy phố làm hai. Hầu như không có một chiếc xe nào chạy ngang phá vỡ không gian trầm ướt này. F gọi salad cá hồi và ly vang đỏ. Bên ngoài trời vẫn đổ mưa... F hỏi tôi vì sao đi tour một mình? Và tôi cũng hỏi F câu tương tự.

yen 1
yen 2yen 4

F vừa nghỉ việc tại BMW với vị trí Sales Supervisor. Cô dồn hết số tiền dành dụm để đi du lịch vòng quanh Châu Âu trong bốn tháng. Tính đến thời điểm chúng tôi ngồi ăn tối, F rời Macao được hai tháng rưỡi và đã đi qua sáu nước, mười hai thành phố ở Châu Âu và United Kingdom.

Tôi hỏi F đi vậy tốn nhiều tiền ko? F bảo, không tốn lắm! Vì F ở hostel 100%. Mỗi đêm tầm $25 là mắc nhất. Cô chọn những hostel có ăn sáng hoặc offer ăn sáng giá rẻ để ăn thật no vào buổi sáng, sau đó lấy theo một ít bánh mì, trái cây cho buổi trưa. Khi bay từ nước này sang nước khác, cô chọn hãng hàng không giá rẻ hoặc đi tàu. F bảo cô nhẩm tính trong hai tháng rưỡi vừa qua, cô xài đâu đó tầm 7-8 ngàn đô.

Tôi hỏi F sau chuyến đi này cô dự định làm gì? F cười “I don’t know...”. Tự dưng tôi chột dạ. Cũng khá lâu rồi tôi thôi không biết mình sẽ làm gì. Cuộc sống với mọi thứ được hoạch định rõ ràng làm tôi dần quên đi khái niệm “mạo hiểm” mà trước kia tôi đã từng thử rất nhiều lần!

Nhấp một ngụm vang, F nói, thật ra cô muốn quay trở lại Edinburgh và làm “tình nguyện” cho hostel mà cô đang ở. Tôi ngạc nhiên vì tại sao hostel lại cần tình nguyện viên để làm gì. F giải thích: “Tớ dự định sẽ quay lại Edinburgh và làm tình nguyện viên cho hostel mà tớ đang ở khoảng ba tháng. Tớ sẽ làm mấy việc lặt vặt cho họ như dọn phòng, đón khách. Đổi lại họ cho tớ ở và ăn sáng miễn phí và tớ sẽ có cơ hội trau dồi thêm tiếng Anh!”. Tôi bật cười. Có vẻ là khá vô duyên khi bật cười trước một câu chuyện “nghiêm túc” như vậy. Tôi nhấp một ngụm trà để xoa dịu tràng cười của mình và từ tốn giải thích cho F: “Thứ nhất, cậu không cần phải mất ba tháng làm việc dọn phòng ở hostel chỉ để học tiếng Anh từ xứ sở Scotland. Thứ hai, nếu cậu muốn thay đổi môi trường và học tiếng Anh, thì tốt nhất là nên học cái gì đó có ích cho cuộc sống và công việc sau này. Thứ ba, nếu nhận lời làm việc không lương thì ít nhất công việc đó phải mang lại thêm cho cậu kiến thức mới, kinh nghiệm mới. Làm ơn đi! Ba tháng dọn phòng để học tiếng Anh với một người có kinh nghiệm làm việc như cậu là không đáng chút nào!”.

Giải thích xong, tôi chia sẻ câu chuyện đi du học ở tuổi 34 của mình. Chính xác cái tuổi của F hiện tại. F ngồi nghe với sự tập trung cao. Cô cầm ly rượu suốt hơn mười phút mà không uống ngụm nào.

Khi tôi dứt lời, F vẫn ngồi thẩn thờ. “Cậu ko sao chứ?”. F giật mình ngẩng lên nhìn tôi “Ôi, tớ thật may mắn khi gặp được cậu...”.

Tối hôm đó, tôi email ngay lập tức cho người quản lý sinh viên ở trường tôi học bên Hà Lan để sắp xếp cuộc gặp và tham quan trường cho F. Thật đúng thời điểm vì sau Edinburgh, F sẽ đến Hà Lan năm ngày.

Nửa đêm mà bên ngoài vẫn chưa dứt mưa. F nhắn tin cho tôi bảo cô không ngủ được. Cô đang cố sắp xếp trong đầu những dự định sắp tới. F nói cô sợ mình không thể vượt qua tuyển sinh đầu vào. Cô ko biết cô có học nỗi MBA không? Hay cô nên học một khoá gì đó khác. Tôi bảo F cứ ngủ đi, tôi mà học được thì cả thế giới này ai cũng học được.


Ngày hôm sau khi cả đoàn đi lên hướng cao nguyên của Scotland. Trời vẫn còn mưa lâm râm. Buổi trưa, bác tài thả mọi người xuống thị trấn nhỏ hai tiếng đồng hồ để tự ăn trưa. Tôi và F đi vào quán cafe trông có vẻ rất đông người già đang từ tốn ăn bánh uống trà vào trưa Chủ Nhật. Có thể họ vừa đi lễ nhà thờ về. Tôi gọi một bình trà nhài và miếng cheesecake. F nói “Từ tối hôm qua đến giờ tớ vẫn không thể hình dung nếu tớ được học ở Hà Lan thì như thế nào? Tớ nhẩm tính số tiền tớ đang có để xem nếu không xin được học bổng thì tớ có xoay sở được không...”. Tôi trấn an F “Cậu không cần quá căng thẳng! Sau khi kết thúc bốn tháng du lịch, cậu nên về lại Macao và chuyên tâm luyện tiếng Anh. Cậu cũng có thể vừa đi làm vừa học vì như vậy sẽ giúp cậu có thêm chi phí! Gia đình cậu có thể giúp cậu mượn ít tiền không?”. Thật tình tôi không cố ý hỏi sâu về chuyện gia đình, nhưng tới lúc này F bắt đầu kể tôi nghe câu chuyện của cô ấy.

yen 5yen 6yen 7yen 8

F là con một. Ở Macao thế hệ của cô, thường gia đình nào cũng chỉ có một con, dù trai hay là gái! F nói mẹ cô chưa sẵn sàng khi sinh cô! Bà chưa muốn có một đứa con khi mới cưới chồng. Nhưng F đã chào đời. Là một đứa con gái! Từ bé đến lớn, mẹ F luôn nói cô chính là sự xui xẻo của bà. Mỗi lần đánh bạc thua, bà trút hết cơn giận dữ cay cú lên đầu F. Bà gọi F là “của nợ”. “Tớ không nhớ lần cuối cùng tớ ôm bà ấy là khi nào...”. Từ bé đến lớn, F chỉ mong làm thật nhiều tiền để mua cho bà ấy một căn hộ coi như “trả hết nợ mẹ con” và đường ai nấy đi, không còn dính líu gì nữa! Và F đã làm điều đó “Ngày mẹ và ba tớ dọn về căn hộ đó, tớ nói với bà ấy rằng, từ nay tớ không muốn gặp bà ấy nữa. Căn hộ này là để trả cho công sức bà đã sinh tớ ra mặc dù tớ không bao giờ mong được làm con bà ấy! Ba tớ khóc như mưa nhưng bà ấy vẫn dửng dưng. Sau đó tớ dọn ra ở riêng cho tới khi mắt tớ bị mất hoàn toàn thị lực phải đi Hongkong phẩu thuật...”

Nói đến đây thì hai dòng nước mắt lăn dài trên gò má F. Tôi bối rối đưa khăn giấy cho F và không biết nói gì hơn. F đã trải qua bốn lần phẩu thuật để lấy lại thị lực khoảng 6/10 so với người bình thường. Giờ thì tôi hiểu vì sao hôm qua sau khi ăn tối, F hối hả bảo cô phải về hostel trước khi trời tối!

F nói với tôi trong suốt thời gian cô nằm viện, người chăm sóc cô là ba! Cả hai tháng rưỡi nay khi lang thang một mình ở Châu Âu, cô chỉ nhắn tin cho ba cô biết. Mẹ cô không quan tâm cô đang làm gì, ở đâu. F nói “Tớ muốn đi du lịch vì trong bốn tháng không thấy gì, tớ chỉ mong được mở mắt nhìn thấy chính mình trong gương. Được thấy đường đi phòng vệ sinh một mình mà không phiền đến ba tớ. Tớ tự nói với mình rằng, chỉ cần tớ thấy đường trở lại, tớ sẽ đi khám phá thế giới này. Nhìn ngắm nhiều điều mới mẻ, tươi đẹp ngoài kia và quên đi quá khứ đau buồn mà mẹ tớ đã để lại trong tâm trí tớ... nhưng tiếc là... có những điều dù thể nào cũng không quên được.”
yen 10yen 11yen 12
yen 9

Phải! Có rất nhiều điều dù có thế nào cũng không bao giờ quên được. Như lúc này đây! Một người hoàn toàn xa lạ ngồi trước mặt tôi, trong một buổi trưa tại thị trấn bé nhỏ ở xứ sở Scotland và khóc... Những giọt nước mắt ấy khiến tôi không cầm được sự xót xa.. vì ẩn đâu đó, tôi cũng có những niềm xót xa tương tự không thể thốt nên lời. Tôi biết rằng cả tôi và F không thể lựa chọn được sinh ra trên cõi đời này theo cách mà chúng tôi mong muốn. Nhưng tôi nói với F, rằng, chúng ta có thể chọn lựa cách đối đầu với số mệnh của chính mình!

Tôi cũng tin rằng, ẩn trong sự trắc trở của số phần, luôn có một mầm sống sẵn sàng vươn lên dù có ra sao!!!

 

Bầu trời Scotland vẫn ri rả đổ mưa…

 

YK Đỗ,

Edinburgh, Scotland – tháng 05.2019.
Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Sáu 201910:11 CH
Khách
Câu chuyện này chưa nghiệt ngã bằng tôi!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28569)
Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.
04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 30517)
Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
08 Tháng Hai 20162:49 CH(Xem: 33253)
Nhiều hơn một người bạn ngoại quốc từng hỏi tôi: “Tại sao đã gần 30 năm qua, người Việt vẫn chưa thề hòa giải, đoàn kết dân tộc, hầu hiện đại hóa xứ xở, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, đủ sức chung vai thích cánh với thế giới?” Gần ba mươi năm nghiên cứu sử học, chín năm vào ngành luật học, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời. Chuyến du khảo tại Việt Nam từ tháng 11/2004 giúp tôi thêm can đảm để mạo muội đưa ra những suy nghĩ đã âm thầm triển khai trong tâm tư nhiều thập niên.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27708)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31782)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 34456)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 35098)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 34210)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 41344)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 34309)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...