- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Như Một Giấc Mơ Dài

10 Tháng Mười Hai 20141:48 SA(Xem: 31871)



buu y 2

Bửu Ý ký tặng sách cho Đinh Cường, Lữ Quỳnh.


huế chiều chạng vạng hàng me

ý ơi bạn vẫn mùng che giấc sầu

Đinh Cường

 

Khoảng mùa hè năm 1985, Bửu Ý vào chơi Sài Gòn. Ở thành phố này, thời gian của anh thường dành cho, quanh quẩn, với những người bạn thân Đinh Cường, La Quang Thanh, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Văn… Trong một lần ngồi với nhau, uống rượu, nói nhiều chuyện lan man từ trưa đến chiều, bỗng câu chuyện bất ngờ chuyển đề tài về vợ con. Một bạn nói, Bửu Ý lần này trở về Huế nên tính chuyện cưới vợ đi. Anh em cười hưởng ứng, trong khi Bửu Ý nói chậm rãi, không đâu, moa cũng như Sơn, không có tính gì chuyện vợ con đâu. Cuộc rượu vui vẻ khép lại trong không khí tình thân, ấm áp.

Tuần sau Bửu Ý về Huế, và chỉ hơn một tuần sau nữa, thì có tin nhắn của anh cho Trịnh Công Sơn, moa quyết định cưới vợ; và ngày làm đám cưới cũng cận kề. Thế là anh em ở Sài Gòn, vừa rất vui và cũng vừa lo sốt vó. Lữ Quỳnh lấy chiếc PC của Sơn chạy thông báo bạn bè, còn nhớ trong số đó có anh Đăng Ngọc Hồ và Hồ Đăng Lễ. Anh Hồ đang khám bệnh ở phòng mạch, còn anh Lễ đang ngồi uống bia với các bạn ở gần nhà.

Sau này nghe kể lại, đám cưới của Bửu Ý ở Huế đẹp lắm. Cô dâu không lạ với các bạn. Chị Lợi làm việc văn phòng trường đại học Sư Phạm. Chị rất thân thiện với bạn bè của anh. Các cháu Mưa và Tây lần lược chào đời.  Cháu gái đầu lòng lớn lên rất xinh đẹp và giống mẹ, cháu học giỏi, tốt nghiệp ban Pháp văn, du học Pháp. Hiện nay là giáo sư Pháp văn, theo nghiệp cha ở trường đại học Huế. Tây, cháu trai thứ hai, cũng giỏi dang, tốt nghiệp trường Mỹ Thuật, có nhiều tranh, cháu sinh năm 1988, sau khi Bửu Ý đi giảng dạy ở Pháp về.

Có thể nói gia đình anh Bửu Ý rất đẹp, đầm ấm, hạnh phúc vô cùng. Cho đến một ngày trong năm 2005, tôi choáng váng nhận tin chị Lợi mất vì ung thư. Tôi phone, email chia buồn với anh. Lần về thăm nhà sau đó, tôi ra Huế thắp hương cho chị và ngồi nghe anh kể chuyện. Thật buồn.

Với Bửu Ý, cũng như Đinh Cường, Trịnh Công Sơn là những người bạn lớn, người anh cả của gia đình tôi. Các anh đã san sẻ những khó khăn của tôi, đã tham dự vào sinh hoạt nghèo khó, buồn vui của tôi và các cháu. Qua các anh dường như tôi đã trưởng thành hơn, biết sống từ bi và độ lượng hơn. Không thể quên những lúc nửa đêm Trinh Công Sơn lên đập tay vào cánh cỗng bằng tôn ở căn phòng tôi thuê, thức tôi dậy, bắc hai chiếc ghế đẩu nhỏ, ngồi dưới mái hiên lạnh lẽo để uống với nhau những ly vodka, mà đôi khi chẳng nói với nhau lời nào. Tôi vẫn không quên một buổi chiều mùa đông cuối năm 1976 ở thành nội Huế, Đinh Cường đi bộ đem qua cho cháu BêLa bấy giờ vừa tròn tuổi, nửa chiếc bánh ga-tô lớn, nói, nhà làm có một chiếc bánh, chia hai, một nửa biếu người lớn tuổi nhất là ông cụ của Võ Đình và người nhỏ tuổi nhất là cháu BêLa đây. Tôi quá xúc động và nhớ mãi.

Rồi còn biết bao kỷ niệm buồn vui với các bạn Định Giang, Bửu Chỉ, Tôn Thất Văn…

buu y-1

NĐThuần, ĐCường, Bửu Ý, Lữ Quỳnh, Siphani.

Bửu Ý có một thời làm thư ký toà soạn báo Mai, ở Sàigòn, hình như năm 1963. Anh sáng tác Kịch, viết khảo luận, viết tạp văn. Anh dịch nhiều sách , có những cuốn mà sau 1985, khi liên kết với nhà xuất bản Văn Nghệ, tôi đã xin phép tái bản như Vườn Đá Tảng của Nikos Kazantzaki, Con Lừa Và Tôi của Juan Ramon Jimenez… Nhưng chỉ được in cuốn Con Lừa Và Tôi.

Tháng 11 năm 2013, tôi về thăm nhà, theo Đinh Cường ra Huế dự triển lãm tranh của anh bày ở căn hộ nhà cũ của Trịnh Công Sơn, nay là Gác Trịnh, nơi lưu niệm một số di vật và hình ảnh của anh. Thật vui lần này có Siphani ở Pháp về, có họa sĩ Nguyễn Đình Thuần từ California, có Ban Mai ở Quy Nhơn ra.

Thật cảm động trong bữa tiệc tối trên sân thượng Câu Lạc Bộ thể thao, Bửu Ý đã đứng dậy, trịnh trọng nói lời chào mừng họa sĩ Đinh Cường và các bạn ở xa về đây. Anh lo tuổi tác và sức khỏe của anh em, không biết có còn được gặp lại nhau như thế này một lần nữa trong thời gian tới? Tối hôm đó có các anh Dương Đình Châu, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An, Bửu Nam... Đêm xuống, Huế se lạnh. Bỗng Bửu Ý gọi với, vì tôi ngồi ở cuối bàn: Lữ Quỳnh hãy quay lưng lại, nhìn dòng sông…Tôi nghe lời anh và nhìn ra cả một dòng sông lấp lánh ánh đèn thật thơ mộng, nhìn một lần để rồi nhớ mãi. Thì ra anh không bỏ sót một điều gì để tặng bạn mình.

Bây giờ cách nhau nửa vòng trái đất ở xa anh, tôi và Đinh Cường (cũng không gần gũi gì, phải mất sáu giờ bay nếu muốn gặp mặt) luôn nghĩ đến anh. Vẫn mong có dịp về lại Huế, về lại con đường Hàng Me, nay có nhà hàng Gecko của các cháu.  Rất vui thấy anh an bình ngồi giữa các bạn ở chiếc bàn cuối quán. Một Bửu Ý không bao giờ thấy thay đổi, một Bửu Ý nhìn vào để kính trọng và tin cậy trao đổi, học hỏi.

San Jose đang mùa đông, suốt tuần qua mưa nhiều và tầng mây thấp. Sáng nay trời ửng nắng, ngồi viết những giòng này, để kịp gửi về cho Quán Văn. Có cháu Hải qua, vội nhờ scan mấy tấm hình của bác Bửu Ý.  

Anh Ý ơi, hãy giữ sức khỏe. Anh bây giờ có nhiều niềm vui hơn, vì vừa có cháu ngoại kháu khỉnh,bên cạnh vợ chồng Mưa tài năng và Tây nghệ sĩ. Nghĩ về anh, đôi khi Quỳnh liên tưởng đến một giấc mơ dài, một giấc mơ êm đềm, hiền hậu, ấm áp. Quỳnh vẫn thường có những giấc mơ, mà lạ thay, những giấc mơ kỳ diệu, luôn lặp lại nhiều lần. Trong đó quanh quẩn, vẫn là hình bóng bạn bè, để lúc tỉnh ra bao giờ cũng cảm thấy nuối tiếc và yêu mến nhẹ nhàng đời sống hơn.

 

San Jose, December 8- 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 10948)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10885)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10490)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10686)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11040)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11119)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 10851)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4356)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 11012)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11550)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.