- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐỨC GIÊSU: NHÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI

25 Tháng Mười Hai 202310:41 CH(Xem: 10526)

tranh le thanh thu
Tranh Lê Thánh Thư-
Một trong mười bốn chặng đàng Thánh giá.
Oil on canvas. 40x40cm. Via Crucis. 2011.


Tạ Dzu
ĐỨC GIÊSU: NHÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI

 

Hàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam - thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái - lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Eve dụ dỗ.

Nhưng người ta chỉ đón mừng sự kiện Chúa Giáng sinh dưới lăng kính tín ngưỡng, ít người để ý đến tính nhân bản của Giêsu và xem ngài như một nhà cải cách xã hội.

Theo Phúc âm, bà Maria, dù có phu quân là Giuse, nhưng do quyền năng của Chúa Thánh thần, vẫn đồng trinh lúc hạ sinh Đức Giêsu trong máng cỏ nơi hang Bêlem. Phúc âm kể rằng khi Chúa Giêsu giáng thế, các mục đồng được thiên thần báo tin đã đến thờ lạy ngài. Từ phương đông, ba vị đạo sĩ thông thái cũng theo sự dẫn dắt của vì sao lạ đến chiêm bái ngài.

Giêsu là người sáng lập Kitô giáo, giữ luật Môisê (Moses), nhà truyền giáo, chữa bệnh bằng phép mầu và thường bất đồng với giáo quyền Do Thái. Cuối đời, ngài bị đóng đinh trên thập giá theo phán quyết của chính quyền La Mã chịu ảnh hưởng bởi giáo quyền Do Thái.

Thời Đức Giêsu sinh sống, xã hội Do Thái đang gặp bế tắc cả về văn hoá và chính trị.

Về văn hoá, họ trăn trở với nền triết học và các giá trị của văn minh Hy lạp khi đối chiếu với kinh Torah, bao gồm ngũ thư đầu tiên trong kinh thánh Hebrew (Cựu ước) - sách Sáng thế, sách Xuất hành, sách Lêvi, sách Dân số và sách Đệ Nhị luật - tường thuật về công trình sáng tạo vạn vật của Thiên Chúa, về đất nước Palestine (Do Thái thời đó), về luật lệ (quá nặng nề nghiêm khắc và không còn hợp thời đối với Đức Giêsu), và cuộc vượt thoát của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập.

Về chính trị, năm 63 trước Công nguyên (tr. CN), Do Thái bị cai trị bởi đế quốc La Mã. Năm 40 tr. CN, Hêrôđê đại đế (Herod the great) được phong vương, cai trị xứ Palestine tới năm thứ 4 tr. CN. Chúa Giêsu sinh vào năm thứ 7 tr. CN.

Xã hội Do Thái thời ấy chia thành nhiều giai cấp:

-      Giới tư tế bao gồm các tư tế và các thầy Lêvi, phục vụ và bảo vệ đền thờ, đứng đầu là một vị thượng tế được coi như thủ lãnh của dân. Mỗi năm một lần, chỉ vị này được vào nơi cực thánh dâng lễ xá tội cho dân.

-       

-      Giới kỳ mục gồm các phú ông và các vị niên trưởng.

-       

-      Giới kinh sư hay ký lục, là các luật sĩ thông thạo (lề luật) Kinh Thánh, đa số thuộc nhóm Pharisiêu (Pharisee), chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tỉ mỉ tuân giữ mọi luật lệ.

-       

-      Phần còn lại là dân chúng bao gồm nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người làm thuê.

 

Ba giới trên là giáo quyền Do Thái, quyền lực đối nghịch nhau, tranh giành ảnh huởng lẫn nhau, thường huênh hoang hách dịch và xa rời dân chúng. Ngoài ra còn có các nhóm như Samari (Samaria) pha trộn với dân ngoại đạo; nhóm Sađốc (Sadducee) gồm đa số tư tế và kỳ mục tại Jerusalem, rất bảo thủ và tôn trọng ngũ thư hơn các sách thánh khác; nhóm Hêrôđê, không phải là nhóm tôn giáo nhưng ủng hộ Hêrôđê. Sau này nhóm Pharisiêu liên kết với nhóm Hêrôđê chống Chúa Giêsu.

 

Sinh ra trong bối cảnh nhiễu nhương như vậy nên thanh niên Giêsu mong muốn thay đổi xã hội qua lời giảng của ngài.

 

Muốn thực hiện cuộc cách mạng đó, Đức Giêsu phải mặc lấy thân phận con người, vui buồn cùng nhân sinh, chọn con người làm tiền đề trong các bài giảng cải tạo xã hội. Mặc dù sống giữa một xã hội với niềm tin tuyệt đối vào quyền lực thần linh bên ngoài con người, cho rằng lịch sử được định đoạt bởi Thiên Chúa toàn năng, phải tuân giữ luật lệ tôn giáo và sử dụng nội dung tín ngưỡng để giảng dậy, nhưng với ý thức nhân bản, Giêsu vẫn xưng mình là Con Người (the Son of man – con của loài người), như tường thuật của môn đồ Matthêu, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8:20). Danh xưng này khẳng định Giêsu là con người trọn vẹn, muốn cải tổ xã hội bằng đường lối, cách thức của loài người. Nói khác đi, đó là đường lối nhân đạo.

 

Nhân đạo - đời sống, lối sống người - chính là lực đẩy làm lịch sử chuyển động.

 

Tự thân xã hội đã mang tính đa nguyên, nhiều thành phần, nhiều giai tầng. Ý thức nhân đạo giúp con người nhận định rằng cần phải tạo cơ hội bình đẳng cho mọi giai tầng, xã hội mới tiến bộ và lịch sử mới hướng thượng. Ý tưởng dành đặc quyền đặc lợi cho một giai tầng nào đó, hay giai cấp này triệt tiêu giai cấp khác chỉ là bệnh thái xã hội, gây ra hỗn loạn và tụt hậu, chưa phải lối sống người, còn mang đậm tính chất bầy đàn động vật mạnh được yếu thua.

 

Giêsu giáng sinh làm người là để thực hiện thánh ý Chúa Cha. Ý Cha cũng được coi là ý Trời. Theo triết lý Đông phương, người lãnh đạo chăn dắt dân thì phải làm theo ý trời. Làm thế nào để biết được ý trời? Ý trời chính là ý dân. Giêsu coi mình là người chăn dắt đàn chiên của Chúa, tức phải thực hiện ý chí của đa số đáy tầng dân chúng chứ không phải chiều theo ý muốn của thiểu số ăn trên ngồi trốc Pharisiêu thuộc giáo quyền Do Thái, nhóm người bị Giêsu phê phán là bọn chuộng hình thức, đạo đức giả, nói điều nhân nghĩa mà lòng dạ xảo trá, tuân giữ những điều luật cứng ngắc và đôi khi vô nhân đạo.

 

Ngài thường sử dụng các phương pháp linh hoạt như phép nghịch lý, phép ẩn dụ và truyện dụ ngôn để giảng dạy.

 

Ẩn dụ (metaphor) là phép dùng sự vật hay sự việc này để mô tả sự vật hay sự việc khác.

 

Dụ ngôn là những câu chuyện gần gũi với cuộc sống, đơn giản và dễ nhớ. Với người Kitô hữu, dụ ngôn là phần quan trọng trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Dụ ngôn là chất liệu tạo nên các thuật ngữ thời đại, làm cho các câu chuyện của ngài nằm trong số những chuyện nổi tiếng nhất thế giới.

 

Một trong những dụ ngôn nổi tiếng là chuyện Người Samari nhân hậu, được Luca ghi lại như sau:

Khi ấy, có một luật gia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.” Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy, trông thấy người này, ông tránh qua bên kia đường mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri đi đường, tới ngang chỗ người ấy. Khi thấy, và chạnh lòng thương, ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, khi lên đường, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém bao nhiêu thì khi trở lại tôi sẽ hoàn lại bác”Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? “Người thông luật trả lời: Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

 

Thời ấy, đối với người Do Thái là những người đang nghe Đức Giêsu giảng dụ ngôn này, thì người dân ít ỏi xứ Samari là những kẻ ngoại đạo, bị đố kỵ và khinh miệt, gần như sắp tuyệt chủng, nên không còn mấy ai tiếp xúc hoặc nghe nói về họ. Thế nhưng khi gặp kẻ hoạn nạn bị cướp, họ sẵn sàng ra tay hào hiệp. Còn các thầy tư tế và Lêvi Do Thái, được xã hội coi là đạo cao đức trọng, có nhiệm vụ chăm sóc và giúp đỡ kẻ cô thế, thì vội lảng tránh nạn nhân. Có thể các thầy này nghĩ rằng nếu đưa tay giúp đỡ nạn nhân ngoại giáo, thân thể sẽ bị ô uế và phải thực hiện nghi lễ thanh tẩy theo luật Môsê. Họ thà giữ thân thể thanh tịnh theo quy định của lề luật Cựu Ước hơn là cứu một mạng người. Chúa Giêsu đã cho họ bài học nhân bản rằng, đã là con người, thì dù người đó ngoại đạo hay không, có chung mầu da tiếng nói hay không, không thể khinh rẻ hay phân biệt đối xử. Theo quan niệm ngày nay, không được phân biệt chủng tộc.

 

Một dụ ngôn khác cũng khá nổi tiếng, đó là chuyện Người Đàn Bà Ngoại Tình, được Gioan (7, 53-8, 11) thuật lại rằng:

 

Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisiêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”

 

Khi Đức Giêsu nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”, ngài muốn mọi người hãy nhìn lại mình, xét đoán mình trước khi kết án người khác. Hơn nữa, xét đoán người khác thuộc thẩm quyền của Chúa, của Trời.

 

Ý dân tức ý trời. Có thể nhận định sâu hơn: Giêsu gợi ý rằng chỉ trí tuệ tập thể của dân chúng trong các định chế pháp luật mới có thể tạo ra luật pháp nghiêm minh, công bằng và hợp lý. Ném đá đến chết một người đàn bà ngoại tình theo lề luật cũ đã không còn hợp lý dưới nhãn quan Giêsu. Tính nhân bản của ngài không chỉ áp dụng cho những người công chính và vô tội, mà cả với những kẻ tội phạm. Họ cần được giáo dục để trở về đường ngay nẻo chính, trở về với xã hội chứ không phải cứ phạm tội là chỉ việc bỏ tù. Trong trường hợp này là ném đá đến chết. Đó là hành động trả thù của xã hội chứ không phải tình người mang tính nhân bản. Bài học này cần thiết cho môn Tội Phạm Học ngày nay.

 

Còn một điểm quan trọng khác. Dụ ngôn Người Đàn Bà Ngoại Tình chỉ nói đến việc xét đoán và kết tội đàn bà ngoại tình. Vậy còn đàn ông ngoại tình thì sao? Không thấy nói đến. Không nói đến không có nghĩa không rút ra được bài học: Không được phân biệt đối xử nam nữ.

 

Chúa Giêsu thường dùng ẩn dụ trong các cuộc thuyết giảng. Khi ngài nói “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”, hàm ý rằng không ai nắm được mệnh trời, nắm được lòng dân mà không thực hiện những điều giảng dậy đầy tính nhân bản của ngài. Hoặc khi nói “… Con người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo; họ sẽ định ngài phải bị tử hình và giao ngài cho dân ngoại. Người ta sẽ nhạo báng ngài, nhổ trên ngài, đánh đập ngài mà giết đi; sau ba ngày, ngài sẽ sống lại”, nhằm nói rằng những lời giảng dậy hợp với suy tư và lối sống mới của thời đại sắp tới sẽ không được người đời, nhất là giới giáo quyền Do Thái chấp nhận. Nhưng sau ba ngày, ba năm, ba chục năm, ba trăm năm… sẽ sống lại và tồn tại với thời gian và nhân loại. Đây không phải là một lời tiên đoán, nhưng Đức Giêsu thấy được hướng tiến của nhân đạo, của đời sống người. Đã là người thì phải thế. Sống cho ra người thì phải thế. “Hãy yêu thương kẻ thù như chính mình’’, cũng mang tính nhân bản: Dù là người da trắng, đỏ, vàng hay đen, hãy thương nhau trong tình đồng loại, không được phân biệt đối xử. Rất nhiều dụ ngôn khác mang ý nghĩa tương tự như thế.

 

Đó chính là nhân đạo. Đạo làm người.

 

Hai ngàn năm trước mà Đức Giêsu đã có những tư tưởng như trên, theo ngôn ngữ hiện đại, quả là quá “cấp tiến”, đi trước thời đại và đầy tính nhân bản trong một xã hội luôn phải nghiêm cẩn tuân giữ lề luật Cựu Ước. Có vậy lời của ngài mới sống mãi cùng thế gian.

 

Chúa Giêsu chỉ làm được công cuộc cải tạo xã hội, định hướng lịch sử đi đúng với nhân đạo khi đã là người, thực hành đạo sống người giữa dòng đời oan khiên nghiệt ngã. Mà lịch sử của nhân đạo theo đúng thánh ý Cha (ý trời – ý dân) cũng là lịch sử của thiên đạo.

 

Khi tập họp nhóm 12 tông đồ lại, Đức Giêsu sai các ông đi rao giảng nước trời và chữa lành bệnh nhân. Ngài nói: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo”. Giêsu muốn các môn đồ giảng đạo và sống như dân, sống với dân, hoà vào đời sống người dân. Ngài đâu muốn môn đồ phân chia đẳng cấp hay thiết lập tông quyền chính trị như sau này. Vì thế, Chúa là tối cao của lý tưởng, của tự do, bác ái và bình đẳng. Chúa là thực thể của lý tưởng đó và đòi phải đấu tranh…” (Câu Rút, Lý Đông A).

 

Ngài đích thực là một nhà cải cách xã hội.

 

Tạ Dzu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20241:01 SA(Xem: 3502)
Lời giới thiệu: Thủ tướng Hun Manet với hậu thuẫn của cha ông, người đã đề xướng ra công trình kênh Funan Techo như một Đại vận hà của dân tộc Khmer, đồng thời là di sản triều đại của cha con họ. Về địa chính trị, tuyến đường thủy vận này cho họ phương tiện chuyển hàng hóa từ Phnom Penh ra biển, không còn phải theo tuyến đi trên Sông Tiền hay Sông Hậu, sẽ giải thoát họ khỏi sự phụ thuộc vào Việt Nam. Cha con Hun đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng khi đặt cho dự án này dưới tên Funan, khơi động lên tinh thần dân tộc bài Việt, và soi sáng lại lịch sử Đế chế Funan của họ. Theo giới chuyên gia quốc tế, và phân tích trên Viet Ecology Foundation, lợi ích kinh tế của công trình này chắc chắn không khả thi, tác động nặng trên môi sinh cho Cam Bốt và xuyên biên giới xuống Việt Nam nhưng đã bị chính quyền Phnom Penh giảm thiểu hóa và gạt bỏ. Phnom Penh không giải trình toàn bộ chi phí và việc di dời đền bù cho người dân họ như thế nào. Họ cung cấp thông tin bất nhất và sai lệch ...
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 5049)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
31 Tháng Tám 20249:48 CH(Xem: 7830)
-Phim “Mai” chiếu từ dịp Tết, tôi được nghe đủ lời khen chê - khen nhiều hơn chê, và được cô con gái sinh viên năm thứ hai sau khi rủ bạn xem về bảo: “Phim xúc động ạ. Nhưng ồn ào quá, khiến con đau đầu”. / "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân, biên kịch Nghiêm Quỳnh Trang đã thắng giải "Phim đầu tay xuất sắc" LHP Berlin vào sáng 25/2, và hiện tham dự giải cánh Diều Vàng 2024 của Hội Điện ảnh VN./ “Đóa hoa mong manh” đương tham dự Giải Cánh Diều Vàng của Hội ĐAVN với tâm lý hồi hộp, mong đợi, có phần lo lắng cho bạn đồng nghiệp… / và có hai bộ phim gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi - một khán giả đang làm nghề - hai bộ phim mang “vị muối” đích thực của Đời có khả năng chạm vào đáy sâu cảm xúc của hàng triệu khán giả, đó là HAI MUỐI và SÁNG ĐÈN!
09 Tháng Tám 20245:10 CH(Xem: 6101)
TÌNH SẦU là bài thơ nổi tiếng nhất và hay nhất của nhà thơ Huyền Kiêu. Ông tên thật là Bùi Lão Kiều (Có lẽ bút danh Huyền Kiêu xuất phát từ tên của ông là Kiều: Kiêu huyền thành Huyền Kiêu), sinh năm 1915, nguyên quán ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngoài viết văn, làm thơ ông còn cộng tác với nhiều báo ở Hà Nội. Ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ (HNV), nhà xuất bản Văn học (HLHVHNTVN). Những tác phẩm của Huyền Kiêu: Sang xuân (1960), Mùa cây (1965), Bầu trời (1976). Sau 30 Tháng Tư năm 1975 ông vào Sài Gòn sinh sống. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1995 (Ất Hợi), hưởng thọ 80 tuổi.
21 Tháng Bảy 202410:42 CH(Xem: 6298)
Ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây, đúng vào sinh nhật thứ 76 của cựu TT Samdech Techo Hun Sen, hiện là Chủ Tịch Thượng viện, lãnh đạo đảng Nhân Dân Cam Bốt (CCP), được con trai trưởng của ông là TT Hun Manet chọn là ngày Lễ Động Thổ khởi công Dự án Kênh đào Funan Techo – đang được rầm rộ chuẩn bị như là một ngày lễ hội lớn, với đốt pháo hoa và chiêng trống nổi lên từ khắp các chùa chiền cùng với lời cầu nguyện của giới sư sãi trên toàn Vương quốc Cam Bốt. Nhưng với cái giá môi sinh nào phải trả cho cả hai dân tộc Khmer và Việt Nam đang hiển lộ và không còn là những ẩn số.
05 Tháng Bảy 202410:27 CH(Xem: 6681)
Nhắc đến Ông trước hết là tác giả của những bài thơ nổi tiếng đã đi vào lòng người như: Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu, Chiếc lá cuối cùng…trong những tập thơ đã xuất bản.
05 Tháng Bảy 202410:07 CH(Xem: 6065)
Nếu không được xem cái clip mà tôi tin là chẳng thể bịa đặt nọ, thì tôi không thể tin nổi, không thể hiểu nổi, một giảng viên tự nhận có 30 năm dạy luật mà tán tụng luận án TS. của học viên TCQ như thế này: “Tôi cảm thấy người viết luận án không chỉ trí tuệ mà vô cùng tâm huyết, nếu dành lời khen thì có rất nhiều lời khen vượt ra khỏi ngôn ngữ…”
26 Tháng Sáu 202412:46 CH(Xem: 7206)
Thoại vẫn luôn luôn nghĩ là không thể để Ba tiếp tục sống một mình trong căn nhà ấy, nhất là từ ngày Mẹ Yến mất (27.04.2024). Từ 2015, khi Mẹ không thể tiếp tục sống với Ba nơi căn nhà thân yêu trên đường Coolidge, do bác sĩ gia đình bảo phải đưa Mẹ vào Ashbrook Nursing Home vì nhu cầu cần được chăm sóc 24 giờ/ ngày và 7 ngày/ tuần. Thoại đã phải lắp cameras khắp nhà: từ phòng khách tới phòng ngủ, từ nhà bếp tới phòng tắm, và cả dưới basement nơi Ba Thoại nhiều khi mất ngủ, xuống đó loay hoay in ấn mấy cuốn sách suốt đêm cho tới sáng.
05 Tháng Năm 202411:41 CH(Xem: 6992)
Cô em bên Texas gửi text về một bản tin CNN tường trình việc các nhà ngoại giao Âu châu giành nhau gặp gỡ các đồng minh của cựu Tổng thống Donald Trump, người coi như sẽ được đề cử đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống tháng 11 tới, để thăm dò. Cùng lúc, báo chí loan tin ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới tận tư dinh của ông Trump ở Florida để tham khảo về cuộc chiến tại Ukraine và xung đột Israel-Gaza. Tôi đoán các bản tin khiến cô lo ngại về một Trump 2.0, như thể điều đó sẽ phải xẩy ra thôi.
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 9199)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /