- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cái Tôi Kỳ Việt Và Âm Bản Thành Phố / Tình Yêu Trong Thơ Tự Do Thanh Tâm Tuyền (*)

07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 3870)
Dinh Cuong ve TTT
Đinh Cường vẽ Thanh Tâm Tuyền

 

Bùi Vĩnh Phúc

Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu
trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền (*)

 

[ hay “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy” (bản mới, bổ sung & mở rộng) ]

 

 

 

 

LTG : (*) Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.

 

“Kỳ”, trong “kỳ việt”, có thể được hiểu là “kỳ dị”, “kỳ quái”, hay “kỳ khôi” (“khôi”, theo nghĩa “ngọc quý”, hay “lớn lao”), “kỳ bí”, “kỳ diệu”, một cái gì lạ lùng, khác với, hoặc đi xa hơn, vượt khỏi cái bình phàm, cái thường tình.  Còn “việt”, xin hiểu theo nghĩa là “vượt qua, băng qua, vượt lên” như trong  “việt dã” (băng đồng), “siêu việt” (vượt lên trên), hay “phiên san việt lĩnh” (翻山越嶺 trèo đèo vượt núi).  

 

Xem thêm về dương bản thiên nhiên trong hồn thơ Thanh Tâm Tuyền qua tiểu luận “Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ Ở Đâu Xa của Thanh Tâm Tuyền (hay “Biệt Khúc cho Thanh Tâm Tuyền”, 2006 (nhuận sắc 2023)) của Bùi Vĩnh Phúc.

 

 

 

 

 

.1.

Cái Tôi, như một thứ âm bản thành phố

Một buổi chiều, một buổi chiều nào đó, như tất cả những buổi chiều ta đã lang thang trên xứ lạ, như tất cả những buổi chiều mặt trời rơi xuống xoáy buồn vào trái tim, ta nhìn đời sống mình bốc khói. Khói cay ngun ngún cháy đi tất cả những ngày đã qua, cháy đi những mộng tưởng cũ kỹ, những hè đường đầy lá úa ướt át, những dòng sông thở nồng mùi gỗ mục. Đời đã ngun ngún cháy đi những giây phút hạnh phúc đẹp đẽ và mơ mộng nhất của ta, cháy đi những cửa sổ mở tung nhìn con chim bay trên trời, những ngõ hẹp cất giấu bóng chiều âm ỉ, và khuôn mặt em, khuôn mặt ướt mưa mà hai bàn tay ta đã nâng niu như một cánh hoa gần. Trong mắt em ta nhìn thấy ngoài kia cơn mưa chụp xuống giăng kín buổi chiều. Em chớp mi, và bầu trời phủ đầy bóng tối. Một bóng tối thơm ngát mùi hoa chanh.

Một buổi chiều, một buổi chiều nào đó, giam mình giữa dòng xe cộ trùng điệp của giờ tan sở, để chiếc xe tự động lăn theo dòng nối tiếp mệt nhoài, tâm tư ta lại nhớ về những buổi chiều cũ ở quê nhà. Những buổi chiều đã ngun ngún bay đi. Bay đi như khói thuốc, như chút hương cũ kỹ của mùa. Những buổi chiều trời thắp mãi tiếng mưa sầu. Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh nỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn bàng hoàng màu khói nhạt...
 
Ta chợt nhớ đến người thi sĩ ấy. Thanh Tâm Tuyền. Bây giờ, ông đang nuôi những cơn mộng nào. Ông đã sống như thế nào giữa lòng quê nhà mưa bay gió thổi [1] . Ông nhìn ngắm như thế nào những con đường, những buổi chiều, những băng đá, những cửa sổ, những ngõ hẻm, những dòng sông, những thành phố ngày xưa. Những “kiến trúc tâm hồn” cũ.

 

Bằng đường nét nhịp nhàng
cửa sổ xuôi mi mắt đẹp
ngõ hẻm sáng trưng
nhạc khúc dạo mở đầu
bay bay hàng lửa điện
đường mơ rộng mười lần
xe khiêu vũ
bóng người đổ ven tường
bâng khuâng âu yếm
giữa hồ nổ pháo bông
rực tia dài quyến luyến
bờ hè sao chứa nổi
hân hoan

kiến trúc tâm hồn
ít nhất một ngày thành phố

(Kiến Trúc)

Thanh Tâm Tuyền luôn sống với hình ảnh, sống bằng hình ảnh. Chúng tạo thành một ma-trận của hiện sinh ông:

tôi sống thường trực bằng hình ảnh
cửa sổ mở ánh sáng bình minh
ngoại ô nhà ngói đường xe điện
sân ga đường dan díu chân trời
bến tàu phu khuân vác ống khói
hải cảng tàu biển chân vịt quay
ban mai buổi chiều vội vã đêm
cầy máy ruộng cao sông lớn hiền
để cho ngực ai huy hoàng rực rỡ
âm thanh nhảy đều răng cẩm thạch
bầy tóc cánh đồng…

(Hình Ảnh)

 

Thành phố, với những biểu tượng của nó, công viên, dòng sông, hải cảng, bến tàu, kè đá, những chiếc xe buýt, những đèn đường, dây điện, nhà máy, cơ xưởng, ghế đá, gạch ngói, xi-măng, kim khí, công trường, con thuyền, những ống khói tàu, quán xá, nhà cửa, đường phố, những con người, và đặc biệt những người nữ, những người nữ có tên và không tên, những anh em bè bạn, v.v.  

 

Chập chùng bờ hàng hoá

… bến tàu

 sớm mai

 biển tím thổi gió mặn vào sông

 thành sắt đỏ hoen

… rưng rưng bắp tay hải cảng
say bát rượu cuối cùng

 (Bến tàu)

 

Những biểu tượng ấy. Như những chi thể của người. Chúng nhân nhau lên, mọc dài ra, rậm rạp, chuyển động, như một biến khúc, một biến tấu của cái trật tự, của những quy thức, những định chế mà con người mong muốn đặt ra để chuẩn mực hoá, quy thức hoá đời sống. Cái đời sống đầy biến động, không ngừng nhảy múa và làm bắn ra những ảo ảnh hỗn loạn trong những giấc mơ người, thậm chí trong cả tâm trí con người khi nó mở mắt. Những biểu tượng gần gũi, thân mến và làm đau khổ ấy. Bây giờ, Thanh Tâm Tuyền đã sống như thế nào giữa những hình ảnh và ý tưởng đã từng không ngừng mọc rễ, sinh sôi và ám ảnh ông suốt những ngày xưa? Những ngày ông từ bỏ Apollon thanh thản, hài hoà, yên bình để chạm mặt Dionysos đầy biến động, hỗn loạn và cuồng nộ?

 

Trời thì còn mưa, mưa mãi. Mưa rơi ướt những hoài vọng, những ước mơ, và bóng tối như đang đổ xuống không cùng. Ta muốn bật một que diêm để cùng Thanh Tâm Tuyền nhìn lại những buổi chiều cũ, có hơi ấm ngày xưa.


Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang xa dòng sông không bờ
[...]
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành.
Không tìm thấy bến không đỗ lại
Vai áo đã ướt đầy
Tóc em rét mướt
Một ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trên tay.
Xe còn chạy mưa hoài dòng sông hoang mắt bỏ cố níu lấy cửa xe...

(“Một chỗ trên ô-tô-buýt”)


Que diêm đã bật lên rồi đó, chúng ta có ngửi thấy hơi ấm quê nhà? Ôi, một chiều mưa, mưa rơi ngoài châu thành, chiếc xe buýt xanh chạy vào trái tim, dòng sông và những chấm mưa lổ đổ, buổi chiều xanh lơ màu sương khói, vai áo em mềm ướt hồng da thịt, vùng tóc rối rét đầy. Em hiền, em hiền như bánh không men, như ngọn tháp giáo đường ngoài xa kia vươn lên như một búp nến. Hơi lửa nhỏ nhẹ cháy vào lòng ta rét mướt. Xe chạy hoài dòng sông nuối mắt. Búp nến buồn hiu hắt những hơi mưa. Sợi tóc quệt ngang vành môi theo đường bay của gió. Những con chim bay vào cõi sa mù…

Nhưng trong những giấc mơ đẹp và có vần điệu ấy (những giấc mơ như muốn tách ra xa chút nữa khỏi những hình ảnh tầm thường, bề bộn ngổn ngang của đời sống, những tiếng động của kim loại, của cơ khí rú rít ầm ì, những tạp âm, tạp ảnh của chiếc vòng quay cuộc thế) bỗng lại mọc lên những nỗi đời còm cõi không hoa. Những nhà cửa, đường phố, gỗ đá, kim loại, nhà máy, dây điện, đèn đường, dòng sông, kè đá… lại trở về nhảy múa. Và ta lại thấy một con người nổi chìm trong đó. Thanh Tâm Tuyền.

 

*

Tôi muốn viết về Thanh Tâm Tuyền như ông vẫn còn đang đứng ở đấy, bên một cây cầu hay một dòng sông, tay sờ lên đường viền của những vòng sắt lạnh. Tôi muốn viết về ông như viết về những kỷ niệm của mỗi một chúng ta. Tôi không nghĩ là thơ ông đã tạo được những rung động trong đông đảo quần chúng hay được tất cả những người thưởng ngoạn, những người làm văn nghệ thời đó nhất trí chấp nhận như một giá trị hiển nhiên. Thanh Tâm Tuyền, và một vài người khác cùng thời với ông, đã có công giới thiệu và làm bùng nở một dòng thơ tự do đầy sức sống trong một giai đoạn phát triển của văn học miền Nam. Trong cái nhiệt tình thắp lửa, có những lúc có thể là ông đã phát biểu cái tiếng nói thơ, chuyên chở tâm tình và sự suy tư của ông, ở những cung bậc quá khác lạ với những âm điệu vẫn được những người khác—những người cùng sống ở một thời đại với ông—thường dùng.

Thanh Tâm Tuyền đã được yêu thương, ca tụng cũng như đã bị lên án và chối bỏ trong những năm ông bám lấy thơ, coi thơ như một cung cách sống, một nỗ lực để có thể sống cái đời sống của mình một cách trọn vẹn. Thẳng thắn, không vào khuôn, như cây cành mọc trong thiên nhiên, trong không gian của trời và đất. Không chấp nhận để bị uốn mình trong chậu cảnh.

 

Ngoài một số những bài thơ làm sau giai đoạn 1964, chưa được in thành tập, những bài thơ tiêu biểu nhất của ông, làm trong những giai đoạn trước đó, đã được ông thu góp trong hai tập Tôi không còn cô độc (1955) và Liên-đêm-mặt trời tìm thấy (1964). Hai tập thơ đã trình bày trước độc giả con người của Thanh Tâm Tuyền một cách khá rõ nét. Kiêu căng, ngạo mạn, lạnh lùng, cô độc, cô đơn, cô lữ, lãng mạn, tha thiết, dằn vặt, yêu thương, khô khan, bùng cháy, mệt mỏi, hoài nghi, thất vọng, siêu hình, trong sáng, rắc rối, phức tạp, xót xa, phẫn nộ... Đó là một số từ người ta có thể dùng để nói về thơ Thanh Tâm Tuyền, về Thanh Tâm Tuyền. Ông đã  sống và ôm lấy đời sống mình như ông đã cảm nhận và thức nhận nó, cho dù cái sống ấy không đi song hành, đồng bộ với những cái sống của hầu hết mọi người xung quanh. Nhưng trong tận cội rễ mình, ông đã nhìn và cảm cuộc sống như thế. Ông đã sống thiết tha và vũ bão trong đời sống ấy. Một thế sống có thể đã làm người đời nhìn ông trong dạng thức của những tính từ chỉ định ở trên. Ông đã sống với những ngộ nhận, có lẽ? Trong cuộc sống ấy, có những lúc ông cũng đã cảm thấy mệt mỏi, hoài nghi, và thất vọng, nhưng trong tất cả những trạng thái sống đó, tôi chưa từng thấy ông sợ sệt.

Như con sư tử và như đứa trẻ thơ (đúng, Thanh Tâm Tuyền cũng có đôi khi như thế) của Nietzsche, Thanh Tâm Tuyền đi vào đời sống với tất cả những say đắm, yêu thương, thơ dại và phẫn nộ chất chứa trong hồn ông. Bây giờ, Thanh Tâm Tuyền vẫn đang ở tại quê nhà, vẫn còn canh giữ cho ta những giấc mộng cũ, và những bài thơ của ông, lang thang ở những xó góc tối tăm nào đó của đời sống, của trí óc ta, thỉnh thoảng vẫn còn khua gõ những bước chân âm thầm trở về. Và ta lại nhìn ra những bóng mưa của thời gian xưa cũ. Những thước phim đen trắng pha đầy chất tượng trưng-siêu thực trong thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn chiếu nhấp nháy trong lòng ta:

 

bỗng nhiên hè đường tách lìa khỏi linh hồn,

rồi những mặt nhà những chòm cây xe cộ nghĩa là thành phố đáng ghét

như thù nghịch …

(Thành phố)

 

Thế nhưng thành phố vẫn đó, vẫn xanh lơ, vẫn hè đường, vẫn quán xá, những con đường vẫn chia cắt, những chòm cây và xe cộ vẫn đuổi theo nhau, những dòng sông vẫn chảy lặng lẽ, mưa vẫn rơi, mưa rơi nhỏ nhẹ, mưa rơi ngoài châu thành. Một người vẫn đứng đó trong lòng xe buýt. Một trái tim ướt đẫm...

 

Thành phố chính là âm bản của tấm phim chụp trong lòng nhà thơ [2]. Thanh Tâm Tuyền đi giữa những biểu tượng của phố xá, và tâm hồn ông đầy những bước sóng vang âm cái thế giới bên ngoài. Cái nhộn nhịp và cái mệt mỏi. Cái khổ đau và cái hân hoan. Cái êm đềm và cái hỗn loạn. Bao nhiêu hình ảnh của cuộc đời ánh xạ vào tâm hồn nhà thơ. Cái nhịp sống ấy đi vào và mở tung những cửa ngõ của hồn, biến thành những câu thơ dài ngắn, khuất khúc, đứt gãy, kỳ lạ, long lanh và chảy máu. Những câu thơ có vẻ mất kết nối, lộ ra những khoảng trống ở nhiều chỗ trên bề mặt văn bản, nhưng chúng sẽ được liên kết, gắn bó lại trong cái nhịp điệu chung của ý tưởng và hình ảnh của toàn bài. Những câu thơ như những mạch máu chạy dọc ngang, đứt nối, rồi lại nối kết và rượt đuổi nhau, băng qua trái tim, băng qua trí não, như những sân ga, làm thành những núi, sông, chia biệt:

 

những dòng sông những đường cày núi nhọn
những biệt li rạn nứt lòng đường…

            (Bài Ngợi Ca Tình Yêu) 


Mạch máu của những câu thơ lại tiếp tục chạy dọc ngang, qua những con cầu, tiếng sắt thép cọ quẹt nhau, tiếng nước trôi, thành phố, đốm lửa, dòng sông, sân ga, ngọn đèn. Rồi là một sự mất kết nối, mặt đồng hồ kim không chuyển động, rừng khuya không tiếng vang:

Hai người yêu nhau rất tình cờ
như trên cùng một toa xe lửa
tàu chạy qua cầu nghe tiếng sắt và tiếng nước trôi mau
nhìn về đốm lửa yếu thành phố trên sông
thành phố trẻ thơ tiêu điều ru dưới những bầu trời xấu
của lòng tin phủ tro
hãy yêu nhau rất tình cờ
như mặt trăng may mắn thoát ra ngoài vòm mây
chiếc đầu máy mệt nhọc dừng lại một ga nhỏ
với một ngọn đèn đêm
một người giữ ga già mặt đồng hồ kim không chuyển động
và rừng khuya không tiếng vang

(Tình cờ)

 

Những mạch máu như những đường ray, chia cắt, ráp nối chằng chịt. Chạy vào đêm. Như một giọng hát, một nét nhạc, một tiếng kèn rách, người con gái, áo đen, quá khứ trên da trống, mặt trời mù, mưa, sình lầy, nhát búa, tương lai, lửa, thổ máu, bốc hơi, đập vỡ… Như những ấn tượng, vụt hiện, ráp nối, và biến động. Những ráp nối chồng lấp chằng chịt của đêm, kết nối và mất kết nối, trong đường ray mù tối của tâm hồn người.

 

Một giọng trầm đêm / Niềm cô độc sâu / Nét nhạc xanh cung thương đen /   Mi mắt trĩu mùa đông cũ / Cái chết bốc hơi / Tiếng kèn rách vô hình dáng /
Người con gái áo đen xoã tóc ngất /
Hai cánh tay dài quằn quại hai con trăn hiền lành /
Không khí nhiễm độc / Đập vỡ / Quá khứ hỗn xược trên da trống
Ném mảnh chai lên mặt trời mù / Nói thầm nói thầm
Mưa rét mướt / Thời gian dần trừ khử /
Giọng như hơi cháy dưới sình lầy / Nhát búa hoảng hốt /
Tương lai thét đớn đau / Lửa ma trơi vụt tắt /
Tiếng cười dữ tợn / Người con gái áo đen /
Thổ máu / Cái chết bốc hơi chóng mặt / Nôn xuống chân giận hờn đá sỏi /
Đập vỡ đập vỡ đập vỡ đập vỡ /
Niềm cô độc sâu
Giọng trầm đêm hút

(Đêm / khúc thứ 9)

 

 

 

.2.

Tôi là người là một người khác—một con người bị xé rách

 

Nhìn một cách nào đó, Thanh Tâm Tuyền là một hữu thể bị “giam giữ” trong đời sống. Nhưng, nói như thế là một nghịch ngôn, một oxymoron, vì sống là sống cùng và sống với. Con người là một hữu-thể-tại-thế, một hữu-thể-ở-đó (Dasein), nói như Heidegger. Vì thế, bảo rằng nhà thơ bị “giam giữ” trong đời sống thì chỉ là một cách nói. Có “giam giữ” thì mới có ý thức “vượt thoát”, muốn chặt đứt “xích xiềng”. Như vậy, có một sự liên hệ, ràng buộc giữa ông với cuộc đời ngoài kia, với ngoại giới, với mọi sự “trong cõi”, lúc thì xa lạ, lúc lại gần gũi. Nhưng dù thế nào, nhà thơ cũng muốn nhìn tận mặt và sống sự hiện hữu của mọi sự trong cuộc đời.  Mọi sự. Mà, gần gũi nhất, như đã nói, trong cái không-gian-thành-phố của ông, là những con đường, những buổi chiều, công viên, dòng sông, hải cảng, bến tàu, kè đá, những chiếc xe buýt, những đèn đường, dây điện, nhà máy, cơ xưởng, ghế đá, gạch ngói, xi-măng, kim khí, công trường, con thuyền, những ống khói tàu, quán xá, nhà cửa, đường phố, và những con người. Trong bản thể Thanh Tâm Tuyền, có một con người nhìn và cảm thấy tất cả những sự sống, những biểu tượng đó là thân mật, gần gũi, là gắn bó, thiết tha, nhưng cũng lại có một con người khác chỉ nhìn và cảm thấy ở chúng sự xa lạ, hoặc sự sa đoạ, không còn nguyên bản chất đáng yêu hay bình thường của chúng nữa:

 

Ngoại ô chới với bên dòng dây điện mỏng con đường hẻm cụt và
chuyến xe già. …
Mùa hạ trôi cao dưới chân đồi bát ngát, màu đất xám,
nỗi cô đơn dần nhỏ lại hoá tôi thành thứ rễ cây kì lạ.

(Thành phố)

 

Tôi lết qua những đường mòn như loài bò sát tủi thân.
Những buổi chiều quạnh quẽ không còn là chiều.

(Hơi thở)

 

Hai con người bên trong ấy thường sẽ không thể chấp nhận được nhau.

Con người Thanh Tâm Tuyền ý thức rõ hơn ai hết, hoặc cảm nhận rõ hơn ai hết, mình là một hữu thể bị giằng xé, trong tinh thần hiện sinh như K. Jaspers hoặc J. P. Sartre đã diễn tả. Thật sự, con người trong đời sống hiện đại, nếu sống buốt sắc, sống thật sự, đều có thể có cái cảm nhận ấy, ít ra, ở một lúc này hay lúc khác của cuộc sống. Nhưng cảm nhận, rồi thức nhận mọi sự như thế, rồi sống với cái cảm, cái thức đó một cách vũ bão, thâm thiết và chan chứa như Thanh Tâm Tuyền, thì không có mấy ai. Ta có thể nhìn thấy cái cảm và cái sống đó nơi Hölderlin và Van Gogh, như Jaspers đã có lần nhận xét. Đó là trạng thái bừng ngộ và sáng suốt, mặc dù trong một dạng thức, từ một vài giác độ nào đó, có thể được xem như là một chứng bệnh tinh thần. Hay, ngược lại, là dấu chỉ của thiên tài. Khi đó, tấm màn phủ che thế giới như được xé toang ra.

 

Tôi là người là một người khác, Thanh Tâm Tuyền đã nói như thế. Arthur Rimbaud cũng nói, “Je est un autre”, tôi là một người khác. ( Chữ est tôi in nghiêng để nhấn mạnh, không phải là Je suis, nhưng là Je est. Không phải I am somebody else, mà là I is somebody else).  Đó là một cái tôi phủ nhận một cái tôi khác trong chính mình. Những cái tôi sống bên trong và nói với ra bên ngoài. Thật sự, như cái nhìn của Sartre, con người không ai tự đóng kín trong bản thân mình. Nó luôn luôn sống trong một vũ trụ con người, vũ trụ có những người khác. Vì sống là sống cùng và sống với. Nhưng khi Thanh Tâm Tuyền tự xác định “Tôi là một người khác” như thế, có thể nhà thơ muốn nói rằng tôi không phải là người mà các bạn thấy, mà các bạn gặp, và các bạn phải e dè khi giao tiếp và đối đãi. Tôi là một với các bạn. Giữa “các bạn” (đường phố, dòng sông, cây cầu, kè đá, dây điện, chòm cây, mái nhà, biển suối, cống rãnh, tiếng chim, cơn giận, nỗi đau, niềm vui, sầu khổ, hạnh phúc, v.v.) và tôi không có gì ngăn cách. Tôi cùng một thể với các bạn. Chúng ta được làm ra từ cùng một chất liệu, một “cơ tầng”. Tôi và thế giới là một.  Đó là một mong muốn, một mơ ước. Nhưng, rồi ta sẽ thấy, không phải lúc nào nhà thơ cũng hiện thực hoá được ước mơ này. Vì cuộc đời, mọi sự, không phải lúc nào cũng là thân thiện.

Nhưng “Tôi là một người khác” cũng cho thấy con người bên trong của ta, hay, đúng và rõ nét hơn, con người bên trong của nhà thơ, là một cái gì khác, ít ra là với bên ngoài. Một cái gì xa lạ, chưa có thể định danh, định nghĩa hoàn toàn được. Cái gì đó trong tôi vẫn tiếp tục biến động, thay đổi, như một khối rubic nhiều mặt. Các cảm xúc và ý tưởng trong tôi vụt biến vụt hiện, và biến đổi, khiến tôi không hiểu thấu được mình nếu tôi không ngày đêm theo dõi, quán sát chúng [3]. Tôi như là đồng loại với mọi sự, mọi vật chung quanh, nhưng lại xa lạ với chính mình.

Tôi chờ đợi
lớn lên cùng dông bão
hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
tìm cánh tay nước biển
con ngựa buồn
lửa trốn con ngươi […]

 

Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ

la qua mái ngói
thành phố đồng ruộng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
chảy máu
tiếng kêu…

 

tôi là tiếng nói là tiếng khóc
những người bỏ đi hẹn trở về…
tôi chờ đợi
tôi là tiếng thơ là tiếng cười …

(Bài Ngợi Ca Tình Yêu)


Và, cũng với câu xác định đó, Tôi là người là một người khác, có thể là tôi đã muốn nói với một con người bên trong tôi, một người tự xưng là tôi, rằng tôi không phải là “tôi”, là cái “người lạ” ấy. Tôi phủ nhận “tôi”. Tôi không chấp nhận “hắn”, cái con người luôn giằng co, xâu xé với tôi, để tôi không thể sống như mình muốn. Sự đôi co, giằng kéo ấy làm cho tôi như bị xé rách. Tôi không muốn tiếp tục cuộc co kéo nữa. Tôi xác định, tôi là tôi, là một con người. Và là một người khác.

tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang

tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh        

(Phục Sinh)  


Thanh Tâm Tuyền có lẽ đã nói với chính mình, và với thế giới, với cuộc đời, những điều như thế. Khi nói như vậy, ông trở nên chan hoà, mật thiết với mọi sự chung quanh, và ông cũng tự xác định với chính cái tôi thứ hai của mình. Tôi là người là một người khác. Dù sao, cũng có khi, hai con người bên trong ấy bắt tay hoà hoãn. Và, khi đó, Nửa đêm, mọi người ngủ ôm lấy mình / Một người khác trong giấc mơ. Những khi như thế, dòng thơ Thanh Tâm Tuyền như mang một giọng nói khác, một tông điệu khác. Giọng nói ấy tự biểu lộ mình trong tình yêu. Nó mềm mại, dịu dàng và tha thiết hơn.

đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em

vòng ân ái 

(Lệ đá xanh)

 

Anh cần đốt điếu thuốc ấy / Vì có nụ cười sau làn khói / Với mầu mắt em hoàng hôn màu áo em / Trong buổi chiều miền đồi núi / Điếu thuốc như một lời trao gửi chưa thành nghĩa / Như tên em hay tên loài hoa nào biết được / Anh sợ những ngôn ngữ bơ vơ / Khóm rừng quên dưới thung lũng / Bầy cỏ hoang ven đường / Mọc lên trong hồn anh dại dột…


Nhưng điếu thuốc bỗng trở niềm hắt hủi…


Em có biết sau lúc em từ biệt / Điếu thuốc cháy trên môi như người bạn chết…


… Rồi anh bước trên những chiều dốc lạnh / Con đường duỗi dài cánh tay người chết đuối / Cầu cứu thành phố bỏ trốn đâu…

(“Bài hát buồn”)

 

anh gọi thầm một mình
trong giấc mơ phủ làn tóc biếc….

một phố bình dân có chợ và những quán ăn
giản dị như trang nhật ký của anh….

Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông
thành phố đau từ mỗi cột đèn…                                                                                         
(Liên. Những Bài Thơ Tình Thời Chia Cắt)

 

.3.

Cô đơn/Cô độc/Tình yêu/Tự do, những sắc diện của một khuôn mặt đá đen

Là một người mang tâm thế/tâm thức cô độc giữa cuộc sống và cô đơn giữa đám đông, Thanh Tâm Tuyền chọn cho mình sự tự do. Cho dù để đạt được tự do ấy, có những khi ông phải buông mình vào, hoặc là chọn cho mình, một thế sống xa lạ với những người khác. Đôi khi cái thế sống ấy đưa ông đến một thái độ xem như nổi loạn, hoặc dửng dưng.

Giữa sống và mình, giữa chết và mình không
ngăn cách đừng tìm kiếm. Đi vào đám đông,
ngủ cô đơn trên giường bệnh hay sẽ nằm
mãi mãi ngoài nghĩa địa vẫn chẳng có gì khác lạ…

(Từ chối)

 

Nếu nhìn hiện sinh con người, như trong cái nhìn của Heidegger, là một hữu thể bước vào thế gian, một sự Tồn tại trong Thế gian (In-der-Welt-Sein), thì con người được ném vào sự hiện diện của chính mình. Tồn tại trong Thế gian là một cơ cấu nền tảng của hiện hữu.  Và con người là một Hữu-thể-hướng-tử, tức một tồn tại, một hiện hữu cho cái chết, hướng về cái chết (Sein-zum-Tode). Con người đi trước vào cái chết. Như thế, suy nghĩ của nhà thơ là một điều tự nhiên. Thanh Tâm Tuyền có lẽ đã nhận thức được điều ấy. Yếu tính của con người là một trạng thức hiện hữu, và yếu tính ấy thuộc về thế giới hiện tượng, xuất hiện ra để mà qua đi. Bởi vậy, trong triết lý của Heidegger, khởi điểm của Hữu thể là Vô thể. Là Hư vô, Hư không. Trong Hư vô và qua cái Hư vô, con người nhận biết được hiện hữu mình, tồn tại mình. Và Hữu thể, như thế, được đồng hoá, hay có sự gắn bó, kết hợp với Hư vô. Suy tư về Hư vô làm con người ý thức về ý nghĩa cuộc tồn tại, hiện sinh của mình. Điều đó làm nó sống có dự phóng, có ý nghĩa hơn.

 

Trong đầu là hư vô
Trong mắt là hoang đảo
Trên môi là thần chú
Trên tay là trống không
Cả đời là sa mạc
Cả tôi là tự do

(Đêm, khúc số 3 / Tặng Duy Thanh)

 

Hư vô, nhìn ở một góc cạnh nào đó trong thân phận con người, nghe có vẻ tiêu cực. Thanh Tâm Tuyền viết, Trong đầu là hư vô / Trong mắt là hoang đảo…. / Cả đời là sa mạc. Dù sao, sức sống, niềm mong muốn giao cảm và kết hợp với mọi sự, mọi người xung quanh nơi ông vẫn là một lực hướng tâm mạnh mẽ. Cho dù cái lực ly tâm kia, của một tâm hồn cô đơn, một kẻ lữ hành cô độc, vẫn luôn muốn quăng đẩy ông ra xa (như William Sharp đã viết, My heart is a lonely hunter that hunts on a lonely hill. Tâm hồn tôi là một kẻ săn đuổi cô đơn; nó đi săn trên một ngọn đồi cô liêu.)  Ly tâm và hướng tâm. Cái “tâm’ ấy là cuộc đời, cuộc sống, mà trái tim Thanh Tâm Tuyền, dù thế nào, vẫn muốn chọn như một chốn lưu cư. Thế nên, dù cho có những lúc nhìn thấy hay nhìn ra những ảo ảnh của cuộc đời, với những móng vuốt và gai sắc của nó, nhà thơ vẫn không thể và không muốn chặt đứt tất cả. Tình yêu trong ông vẫn mãnh liệt hơn.

 

Thanh Tâm Tuyền có một khuôn mặt dễ gần, thiết tha hơn khi ông nói về tình yêu. Thật ra, bài thơ nào của Thanh Tâm Tuyền lại không có tình yêu trong đó. Tình yêu giữa nam và nữ. Tình yêu mến thiên nhiên, yêu thương con người nói chung. Tình yêu giữa ánh sáng và bóng tối, tình yêu đồng loại bị dồn nén bởi sự tàn ác, bất công và nước mắt—nổ bùng ra thành phẫn nộ. Tình yêu làm Thanh Tâm Tuyền trở nên lãng mạn, và đau khổ, nhục nhằn. Tình yêu xót xa hoà chung với sự đau khổ vì nỗi đời, vì mệnh nước.

Nói như thế có nghĩa là nói về gần như tất cả những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, vì, có thể nói, bài thơ nào của ông mà lại không chứa đựng tình yêu. Dù sao, có những bài thơ trong đó ông đã đưa vào quá nhiều những hình ảnh, những tư tưởng siêu hình, và những điều ấy, ở một vài góc cạnh và giác độ nào đó, làm thơ ông mất bớt đi sự lôi cuốn. Điều tôi đang nói đây có thể là một điều kỳ lạ đối với một số người yêu thích Thanh Tâm Tuyền và nghĩ rằng thơ ông chủ yếu ở chỗ siêu thực, như thơ của Paul Eluard, Breton, Aragon, Rimbaud, Lautréamont... Thật sự, nói chung, thơ Thanh Tâm Tuyền đúng là rất gần với thơ của các nhà thơ siêu thực của Pháp; nhưng trong thơ của ông, những bài mà cảm tính và lý tính được diễn ra ở một mức độ cân bằng, hoặc nghiêng nhiều hơn về phía cảm tính, có lẽ lại dễ cuốn hút người đọc hơn. Cho dù điều này không hẳn là nhất thiết. Những bài quá nghiêng về lý tính, có vẻ quá sức siêu thực hay siêu hình, đôi lúc làm cho ông phần nào bớt đi sự tự nhiên, tự tại của mình [4]. Những bài thơ ấy, phần nào, che giấu ông lại, thay vì mở ông ra với nụ cười tiếng khóc, với sự xót xa thương yêu, dằn vặt, phẫn nộ... của mình. Mà chính những điều ấy lại làm Thanh Tâm Tuyền gần gũi con người hơn.

Hãy đọc ít đoạn thơ cũ của Thanh Tâm Tuyền, những lời thơ rất cũ gõ cửa trái tim nàng kia, để thấy lại bóng dáng của tình yêu, sự dịu dàng của bóng tối, những xót xa, đau khổ của nỗi đời, mệnh nước đan kín lấy nhau.


Hỡi Liên những Liên và Liên
Anh muốn nghe một bài hát buồn - lời anh không thành điệu - muốn
nghe một bản hát buồn. Thí dụ. Trưa nắng giữa ngã năm ngã sáu có
chợ có ga, đường tàu mải miết. Bóng tối lặng thinh em hát lên
làm sao mà chịu đựng, hoa lá chia sầu. Một góc bàn anh hôn màu
gỗ trống.

Hỡi Liên những Liên và Liên
Chẳng là anh ngông cuồng kiếm tìm tổ quốc vậy em biết không. Mà
tổ quốc ngàn đời nín thở vì trời thì xanh mà khổ đau nói sao cho
hết. Chẳng là anh chót yêu em vậy em biết không? Mà khi yêu nhau,
trong những đêm sao hằng hà, làm thế nào để quên được nhau...
(“Nói về dĩ vãng”)


Đôi khi ở nơi đất lạ này, trưa nắng giữa ngã năm ngã sáu có chợ có ga, đường tàu mải miết, tôi chợt rưng rưng nhớ nhà. Tổ quốc ngàn đời nín thở vì trời thì xanh mà khổ đau nói sao cho hết. Người thi sĩ ấy đã cảm ra những điều xót xa bàng hoàng này từ những ngày xưa. Sự bén nhạy của người thi sĩ đã khiến cho chàng ta được gọi tên như những nhà tiên tri thấu thị. Những nhà tiên tri này lên tiếng báo trước định mệnh của con người. Định mệnh có thể mang hình một cây thập tự nhưng cũng có thể là sự phục sinh. Nó có thể có mùi vị ẩm mốc của những đám lá chết nhưng cũng có thể có mùi thơm mát của những giọt sương long lanh đầu lá. Lên tiếng nói về những điều đó là nỗi khao khát đồng thời cũng là chức năng của người thi sĩ. Thế nhưng, xưa cũng như nay, trong một số những khung cảnh lịch sử khắc nghiệt hoặc những hoàn cảnh xã hội oan trái, thi sĩ không còn quyền cất lên tiếng nói để làm tròn chức năng cũng như để thỏa mãn những khao khát của chàng. Chàng bị tước đi tiếng nói. Thi sĩ bị lưu đày khỏi quê hương hay bị lưu đày vào đời sống cùng khốn theo cả hai nghĩa đen và bóng. Ngày xưa, thời Platon, người ta trịnh trọng và lễ phép (giả hình) choàng vòng hoa vào cổ người thi sĩ, rồi đuổi họ ra khỏi xứ sở. Bây giờ, người ta không cần triết học, người ta vất bỏ sự lễ phép (giả hình và không giả hình), người ta tóm lấy cổ thi sĩ và tống chàng vào ngục. Ngục tù của trái tim hay ngục tù của đời sống. Hãy vào trong ngục mà rao giảng cho bóng tối lòng yêu thương và những điều tiên tri của ngươi, hỡi kẻ thi sĩ kia. Trong vùng bóng tối đó, ngươi hãy nói lên sự thấu thị của ngươi. Đâu là sự thật của cuộc đời? Mặt trời đang lên ngoài kia, và ngươi là kẻ ngồi trong bóng tối. Hỡi kẻ thi sĩ kia, trong lòng đêm đen, ngươi còn muốn lên tiếng nói năng gì?!!

Ngày xưa, người thi sĩ đã phẫn nộ, đã hét lên, đã run lên, đã giận dữ, đã tràn nước mắt... vì những kẻ đòi độc quyền ban phát sự thật như thế. Hãy nhớ về Hung gia lợi, 1956.


Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong giây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
(Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest)


Phẫn nộ là phẫn nộ trước sự đè nén, áp bức và dối trá, bưng bít sự thật. Sự thật của người thi sĩ, sự thật cháy hoài trong trái tim người thi sĩ là gì? Đó là tình yêu. Tình yêu trong tất cả mọi thể thái và lốt vỏ của nó: hạnh phúc, đau khổ, hoang mang, xót xa, hoài nghi, tuyệt vọng, rạng rỡ, âm u, hơi thở, tiếng cười, ngọt ngào, cay đắng, gần gũi, cách xa, dịu dàng, hung bạo, phương phi, rực rỡ, mệt mỏi, chán chường...


Hãy khép mắt khép mắt thật khẽ
Có thấy chúng ta rơi vào giấc ngủ sâu vào những giấc mơ
Hương hoàng lan lẫn mái tóc người yêu
Xa thành phố bỗng lạc đường
Tại sao cánh rừng cháy tôi một mình
Người nào ngủ đây người nào chết đây thân xác tan tành
Hãy khép mắt khép thật kín
Và chúng ta rơi vào cơn ác mộng một mình
(Khai từ của một bản anh hùng ca)

Em gối đầu sương xuống
Chuyện trò bằng bóng hình
Tôi đẹp như hình tôi
Như cuộc đời
Như mọi người
[...]
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
Sớm mai khua thức nhiều nhớ thương
Em là cánh hoa là khói sóng
Đêm màu hồng
(Bài ngợi ca tình yêu)


Tình yêu trong thơ Thanh Tâm Tuyền ít khi được nhìn thấy dưới một khía cạnh vẹn toàn. Tình yêu ấy luôn luôn xao động, sấp ngửa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chúm môi lá biếc những chòm hôn vội vàng và con đường đi buổi chiều hấp hối, ôi buổi chiều sương mù, giữa những


Ngón tay âm thầm trò chuyện
Những bước chân thỏ rừng
Chạy trên cỏ sắc
Sợi tóc đen như một chuỗi cười


và:

[...]
Điếu thuốc bỗng trở niềm hắt hủi
Khói tím buồn
Vì chiều theo chân em sang bên kia đồi
Nụ cười mang theo
[...]
Em có biết sau lúc em từ biệt
Điếu thuốc cháy trên môi như người bạn chết
Hơi nóng khô nhành củi gẫy tàn...



Tình yêu trong thơ Thanh Tâm Tuyền còn là tình nhân ái, là lời yêu thương cho những con người cô độc, lẻ loi, trong bóng tối chảy thảm giọt lệ sầu. Thi sĩ khi nghĩ đến mình, đồng thời, chàng nghĩ đến những người xung quanh. Nhìn cuộc lênh đênh chìm nổi của người khác, chàng nghĩ đến cuộc lang thang, nỗi cô đơn của chính mình. Những mơ-ước-hoài-nghi-ngọt-ngào-cay-đắng-thiết-tha cứ thế quyện lấy trái tim chàng.


Tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi

đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ có trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của Thượng Đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
(Lệ đá xanh)


Trong ngôn ngữ tình yêu của Thanh Tâm Tuyền, những sợi tóc không còn chỉ là những sợi tóc, những sợi tóc đen như một chuỗi cười. Những giọt lệ không còn là những giọt lệ, nhưng lệ là những viên đá xanh. Và môi em là trái cây ngọt ngào. Cánh tay, thân thể em là cỏ hoa quyến rũ. Buổi chiều không còn đứng yên, nhưng chiều theo chân em sang bên kia đồi. Và bệnh viện mắt kín mưa đêm. Đêm trong thơ Thanh Tâm Tuyền, như thế, có một thân xác và một linh hồn.


Đêm hiền từ nhỏ to trên trán
Màu đen sáng đủ ngó vào nụ cười
Có đấy không này em mưa chan hoà
Trên ngực trên ngực em bát ngát


Thân thể người con gái, người đàn bà trở thành một cái gì vừa cụ thể, gần gũi, có thể ăn cắn như một thứ trái cây, có thể ngửi được, vùi đầu vào được, sờ mó, nâng niu, vuốt ve được, vừa trở nên một cái gì trừu tượng hoặc thanh thoát xa vời:


Da trắng như tiếng hát ở trên trời...
Anh cúi xuống hôn cánh môi tím màu đêm mà thương nhớ...

Đừng trói anh vào trần gian bằng mắt em nhìn kia...

Người đàn bà rũ tóc thành một cơn bão mặn
Hương nồng chiều dòng kinh mùa hè...


Tất cả những sự chuyển dịch, biến hoá từ hơi thở của tình yêu ấy luôn luôn kéo thi sĩ vào thiên nhiên. Một thiên nhiên khi thì trong xanh, bừng lên sáng sủa như một tiếng chim, nhưng cũng có những lúc cái thiên nhiên ấy lại chỉ hiện ra ở những hình thể sắc cạnh, chỉ là những khối gỗ, sắt vô tri. Ta nhớ lại Thanh Tâm Tuyền là một con người tự do, nhưng cũng là một con người bị giằng xé. Trong bản thể ấy có hai con người. Và thế giới, cũng như mọi sự, không phải lúc nào nhà thơ cũng có thể tìm thấy ở đó một niềm giao cảm.

Trước hết, đây là thiên nhiên mềm, mở tung cửa sáng vào trời xanh. Tiếng mưa gõ nhịp lách tách vào mắt em.


[...]
Cửa sổ trời những mắt chưa quen
trán hoang đồng cỏ
run đường môi kỷ niệm
đi qua những thành phố đầy tim
cười đổ mưa một mình
(Của em)


Hay là thiên nhiên của mùa về với những bông mía trắng phất phơ hay đám lau buồn lắt lay trong gió.


[...]
Ai xui rằng mùa măng chưa tới
Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt
Vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu
Muốn làm người học trò mười bảy tuổi
Đạp xe trên đường đồng
Bông mía trắng những căn nhà ngủ dưới cây...
(Bao giờ)

[...]
Tuổi ấu thơ hòn cù lao xa khuất
Và tình yêu như đám lau buồn
Vàm sông nước xoáy như tiếng cười thầm
Ở sau lưng ở trước mặt
Anh thả người trôi nổi
(Sầu khúc)


Đó là những mảnh thiên nhiên hiền lành, thơ mộng, hoặc buồn bã, nhưng trong chúng, người ta vẫn thấy một cái gì thân mật, gần gũi. Nhưng đó là khi con người còn giữ lại được mình. Khi người ta cảm nhận được sự mất mát, xa lạ của mình đối với chính mình, khi người ta thấy mình đang bị cái thiên nhiên của sắt thép gỗ đá, của tiếng cơ khí chạm vào nhau và phát ra tiếng kêu của một loài sắt lạnh, của những cao ốc, những cột đèn... bao phủ lấy họ, áp đảo họ, người ta không còn thấy được nét mềm mại thơ mộng của thiên nhiên nữa.


Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa

Đi đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hà Nội
Anh [...] ôm em trong tay mà đã nhớ em
ngày sắp tới.
Chiếc kèn hát mãi than van
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bầy...

[...]
Anh đưa em đi trốn
Những dày vò ngày mai
(Dạ khúc)


Khi người ta ý thức được tình trạng bị mất mát, bị xâm chiếm, bị tha hóa của mình thì người ta hoặc là chạy trốn, hoặc chống cự lại, hoặc là trở nên chai lì, mất hết rung động trước những hiện hữu quanh mình. Lòng trở nên dửng dưng, hoang vắng.


[...]
Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tàu mệt lả
(Bao giờ)


Trước một đời sống đang bị cuộn tròn vào tiếng cười của cơ khí, của tiếng động cơ xô anh vào bẫy, trên cát lầy lún mãi, tuổi thiếu niên chạy về nhảy múa trên tóc anh và gọi, có những lúc người thi sĩ đã dửng dưng một cách xót xa như thế. Buổi chiều bây giờ trở thành dửng dưng, như lòng ta dửng dưng nhìn những ống khói cơ khí kia kiệt sức. Màu sắc thường làm dậy lên những rung động trong hồn người. Buổi sáng sắc xanh, buổi trưa sắc trắng, buổi chiều sắc tím, hay hồng. Cũng có khi yêu đời, người ta thấy buổi chiều sắc xanh, hoặc đang yêu người, ta thấy chiều lên sắc hồng; còn khi người ta buồn hoặc để lòng mình lãng mạn vu vơ bập bềnh tiếng sóng, người ta thấy chiều tím. Chiều không xanh không tím không hồng, ấy là chiều đã không còn chỗ trú ngụ trong lòng người. Chiều đã đi ra ngoài trí nhớ. Chiều đã trở thành một thực thể biệt lập, ngoại tại. Và dửng dưng:


Em biết không?
Em biết không?
Trong ngục tù giam giữ những than van
Người ta kêu một mình
Thành tiếng động rửng rưng đống sắt rỉ hoen rơi đổ
Não óc anh hàng chấn song nguyền rủa
Khi em đi qua những đường phố dẫm nát những giấc mộng theo đòi
Hy vọng dội lên trong mọi hồi trống rỗng
Anh ngắm hai bàn tay anh nhớ tàn lá về chiều
Khóc thờ ơ ngoài không trung...
(Sầu khúc)

 

Nhưng Thanh Tâm Tuyền không để cho những tù ngục của mệt mỏi, dửng dưng ấy giam giữ ông. Ông bám vào tình yêu, vào sự lãng mạn của mình. Đó là chiếc chìa khóa giúp ông mở tung những cánh cửa của chán nản, của tuyệt vọng, của mệt mỏi, của sự đồng phục trong đời sống, của những sắt thép gỗ đá và những mệnh lệnh liên tiếp được dựng lên, tung ra để cầm nắm, để giam giữ tâm-ý-thể con người. Khuôn mặt tình yêu có trong sáng hay buồn bã, đôi mắt tình yêu có rạng rỡ hay thảm sầu, chàng thi sĩ vẫn tìm ra ở đó những phúc âm của đời mình.


[...]
Hãy ngửa khuôn cổ tròn như một cành hoa trắng,
anh đeo vào đây vòng ca ngợi
Hãy chìm mắt xuống những lớp nhớ nhung
như biển lớn anh đang dâng
Hãy đặt bàn tay mười ngón lửa
sưởi lên môi anh từng lạnh giá bởi những lời đã thốt
Anh sẽ hôn em, thời khắc hạnh phúc vẫn mong manh

[...]
Bởi con chim vẫn giam trong lồng ngực vừa được bay nên bay
mau hơn ánh sáng, anh nhìn được mắt em tuyệt vời tận muôn nghìn quá khứ.
Bởi con chim đã bay kịp thời-gian nên chậm lại, anh nhìn
thấu hồn em trong suốt những mai sau.
Bởi con chim còn xòe cánh liệng tròn, anh thâu nhận hết em qua vô vàn hình ảnh
(Liên-đêm-mặt trời tìm thấy)

[...]
Anh đưa tiễn em, gửi theo những giấc mộng giấu kín hết đời. Em
lên đường và anh chỉ còn chân tay tẻ nhạt vô duyên như xứ sở
tang thương vì bom đạn.
(Chiều trên phi trường)

 

 

.4.


Nhịp điệu không vần của những cánh rừng

 

Trong tình yêu riêng của mình, Thanh Tâm Tuyền đã sống và chết trong đời sống như thế, đã hạnh phúc và đớn đau như thế, nhưng người thi sĩ ấy không để tình yêu che mờ hết những rung động khác trong con người chàng. Thanh Tâm Tuyền đòi hỏi tự do. Tự do trong mọi thể thái của nó. Người thi sĩ ấy đã làm thơ, và thơ của ông trước tiên là một sự phá bỏ những xiềng xích cũ. Sự cân đối, mực thước, cùng nhịp điệu, lối gieo vần của những thể thơ cũ có lẽ đã cản trở Thanh Tâm Tuyền trong cách diễn đạt những tư tưởng vỡ bờ, những lề lối suy nghĩ nằm ngoài khuôn phép của ông. Thanh Tâm Tuyền muốn cho hơi thở mình được tự do, tư tưởng mình được phóng khoát, nên ông đã đẩy thơ tự do của ông, thời ấy, vào những con đường hết sức mới lạ. Dĩ nhiên là Thanh Tâm Tuyền không thể thoát khỏi ảnh hưởng của những trào lưu Tây Phương đang ghi những dấu ấn trên tâm thức của thanh niên thời đó. Nhưng việc ông can đảm và sáng tạo đưa vào thi ca chúng ta thời ấy những thể mới, ý mới như ông đã làm cũng đã cho chúng ta thấy tính cách khai phá của ông.

Trên đường đi tìm một tự do hằng khao khát, Thanh Tâm Tuyền, như bất cứ ai chọn cuộc lên đường đầy thử thách để tìm một dải đất mới cho mình, đã có những lúc phẫn nộ. Có những phẫn nộ chính đáng, trong đó có những mầm hạt cho một hạnh phúc ước mơ sau này. Có những phẫn nộ xem ra vô lý, vô cớ, không dựa trên một lý do chính đáng nào cả, nếu ta không làm một cuộc nội soi vào tâm lý nhà thơ. Nhưng thật ra thì phẫn nộ, phản kháng là yếu tính của con người nghệ sĩ, của kẻ sáng tạo. Tôi thấy, ở một mức độ và góc cạnh nào đó, sự phản kháng của Thanh Tâm Tuyền có một số nét gần gũi với cung cách phản kháng của Albert Camus.

Trong Con người phản kháng (L'homme révolté), và trước đó, thể hiện trong Kẻ xa lạ (L'étranger), Camus đã trình bày ý nghĩa của cung cách phản kháng này. Nhiều người và nhiều nhà phê bình đã không hiểu rõ ý nghĩa phản kháng trong các tác phẩm của Camus nên đã đưa ra những bàn cãi và phê bình đi ra ngoài những điều ông muốn nói, và bởi thế, đã thất bại trong việc đánh giá các tác phẩm của ông. Bây giờ, sau khi những bàn cãi sôi nổi đã lắng xuống, Albert Camus đã chết, và tác phẩm của ông đã được xếp vào loại những tác phẩm chứa đựng những giá trị thâm sâu và nhân bản nhất của con người [5] , người ta mới nhìn kỹ hơn những ý nghĩa mà Camus đã mang đến cùng với từ “phản kháng” trong văn chương ông. Camus đã không dùng từ này theo nghĩa vẫn được chấp nhận. Sự phản kháng của ông không trực tiếp để chống lại cái khát vọng có tính cách lãng mạn để thăng hoa và tiêu diệt những giới hạn ràng buộc con người. Sự phản kháng này nhắm thẳng vào tất cả những âm mưu, những sức cản làm giảm bớt đi cái khả năng của con người trong việc nắm bắt những cơ hội để sống hạnh phúc trong vòng những giới hạn ấy. Những kẻ thù mà Camus vạch mặt và không ngừng chiến đấu để chống lại là tất cả những sức mạnh làm đông cứng, mô-mi-hoá con người, cho dù bất cứ những sức mạnh này ở dưới dạng nào—tinh thần, cá nhân, hay định chế—bắt nguồn từ sự vô cảm, mơ ngủ, hay từ những mạng lưới chằng chịt của các ý thức hệ, xanh hay đỏ, của thời đại này nhằm trói buộc và cầm bắt tâm-ý-thể con người. [6]

Hãy đọc lại Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest để thấy sự phản kháng này của Thanh Tâm Tuyền. Hay là đọc bài sau đây:


Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
lưỡi lê thấu phổi
tim còn nhẩy đập
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
[...]

núi cao uốn cây rừng
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
đất nước ào ào vỗ nhịp
triều biển chập chùng
Hà Nội Huế Sài gòn
ôm nhau nức nở
[...]

nhịp ba

tình yêu

tự do

mãi mãi

tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do
mãi mãi anh ơi
(Nhịp ba)


Hoặc sự phản kháng của Thanh Tâm Tuyền trước những bất hạnh, những bất công, những bất túc của lương tâm con người. Trong lời phản kháng này, ta vẫn còn nghe ra một niềm hy vọng.


Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
Những dòng nước mắt

Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lời rừng mãi trống không

[...]

Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
Trên màu da nức nở
Trong hộp đêm
Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng

[...]
thế giới va chạm những loài kim réo gọi
Thời gian mềm
không gặp thời gian
Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh
(Đen)

 

Đen ở đây là một khí quyển. Một khí quyển xã hội, văn hoá và nghệ thuật. Đen trong màu da, đen trong cõi sống. Đen trong khúc hát, đen trong tiếng kèn. Tiếng kèn vút lên thảm thiết như máu nhỏ trong hồn, trong tuỷ. Tiếng kèn đi vào cuộc đời, phủ chụp lấy con người. Nó hoà tan tất cả vào sự khốn cùng, tủi cực. Nó không còn phân biệt màu da nữa khi nó tràn lấp thân phận người như những lớp sóng. Những con sóng rách nát phủ chụp lên đời sống người. Blues, điệu khúc buồn, đen. Cho những cảnh đời sầu thảm, dưới đáy. Cho những phận đời nhược tiểu.  Nhưng, đâu đó, nhà thơ vẫn còn nuôi một chút hy vọng. Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh. [7]

Và sau đây là một cơn phẫn nộ xem ra vô lý, vô cớ, không dựa trên một lý do chính đáng nào cả, nếu ta không chịu khó đi vào những thâm cung, mật thất của tâm lý nhà thơ, như ta đã nói. Nào ai có biết tôi phẫn nộ gì. Cuộc đời này lúc nào cũng chật hẹp, tù túng, người nhìn người hau háu những móng vuốt giơ ra. Tôi phẫn nộ với tất cả mọi thứ đảo lộn hay đã được sắp xếp để đặt vào thế giới này, biến nó thành những công thức. Hay tôi phẫn nộ với chính con người bên trong của tôi. Con người luôn kìm giữ tôi lại. Tôi, hay “kẻ đó”, mới là con người “chính diện” trong chính bản thể tôi, linh hồn tôi?


Tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi... [8]
(Phục sinh)


Ngôn ngữ của Thanh Tâm Tuyền mạnh và chắc; nhịp điệu sắc gọn ở những bài mang ý phẫn nộ. Trong những bài nói chuyện yêu đương chan chứa, những hình ảnh dịu được đưa vào đã giúp điều chỉnh giọng thơ. Chính Thanh Tâm Tuyền cũng có nói xa gần đến điều này khi bảo thơ tự do “không gieo vần lối đồng âm đồng thanh, vần của nó là vần ẩn giấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó là sự phối hợp của một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định khiến cho hơi thơ tự do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác” [9] . Ngoài ra, cũng trong đoạn trình bày về thơ tự do, cũng như về thái độ, cung cách làm thơ của mình, trong tập Liên-đêm-mặt trời tìm thấy, Thanh Tâm Tuyền cũng nhắc đến một thứ nhịp điệu gọi là nhịp điệu của hình ảnh, một thứ nhịp điệu khác là nhịp điệu của ý tưởng, cả hai thứ này là sự thể hiện của nhịp điệu của ý thức.  

Những điều Thanh Tâm Tuyền phát biểu rất đáng cho chúng ta lưu ý. Tôi sẽ không phân tích nhiều về cấu trúc thơ Thanh Tâm Tuyền, để chia sẻ cái nhìn cũng như phát biểu này của nhà thơ, trên những mặt từ pháp, cú pháp, ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ ảnh, bố cục, sự sắp xếp câu đoạn, ý tưởng, các hình ảnh, các vang âm, các biện pháp chuyển nghĩa (tropes) trong đó có cả sự điệp ý, điệp từ, điệp hình ảnh, khiến các ý tưởng và hình ảnh vang động, liên hệ, vẫy gọi nhau và làm chúng trở nên những mối liên kết trong một tấm lưới rung động những bước sóng xô đẩy, kết nối chúng là toàn bài thơ, v.v. Cho dù tất cả những điều này, cùng nhau, có thể giải thích được, phần nào, những gì ông nói.

 

Tôi muốn làm một điều khác, nhìn một cách khác.

 

Nhịp điệu của hình ảnh, nhịp điệu của ý tưởng, nhịp điệu của ý thức. Hãy nghĩ đến một rừng cây. Một rừng cây nguyên sinh, chẳng hạn. Cây mọc trong rừng không cần vần, không theo vần, không nhất thiết phải ngay hàng thẳng lối. Có ánh nắng là có sự sống, có sự mọc lên và trưởng thành. Có tiết tấu riêng của chúng. Có tình yêu là có sự sống, có sự phát triển. Cây cối mọc cùng nhau có tình yêu dành cho nhau không? Hẳn là phải có. Chúng hẳn là phải “phải lòng” nhau, phải yêu thương nhau mới mọc lên cạnh nhau như thế. Con người, trong “bối cảnh” này, có lẽ chỉ là một cái duyên, nếu có thể nói được như thế, một chút duyên phù trợ. Một chút duyên, trong lẽ nhân duyên. Cả một rừng cây, như một bài thơ, cho ta thấy rõ nhịp điệu của hình ảnh, cho dù cây cối có thể không mọc “ngay hàng thẳng lối” để “tiếp ứng” nhau. Còn ý tưởng và ý thức?  Chắc là có đấy. Một rừng cây cũng sẽ có riêng trong chúng một nhịp điệu về ý tưởng và ý thức nào đó, nhìn từ góc độ của Kẻ Sáng Tạo, của Thiên Nhiên, của Trời Đất. Những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, chẳng hạn như các bài Vĩ Tuyến, Chim, Lệ Đá Xanh, Hoa, Bến Tàu, Mưa Ngủ, chẳng hạn, đều có thể nhìn như những cánh rừng như thế. Chưa kể những bài dài hơn, hay gần chất văn xuôi hơn.

 

Thanh Tâm Tuyền tạo nhịp điệu cho hình ảnh, ý tưởng từ công phu riêng của ông, từ ý thức ông, từ sự mẫn cảm nghệ thuật nơi ông. Ông hay dùng những bước sóng của hình ảnh, như đã nói, để kết nối, để đảo ánh, phản chiếu những ý tưởng, hình ảnh trong thơ mình, qua những từ hay những  nét ảnh mang tính “chìa khoá”. Những bước sóng ấy được ông thả cho chìm nổi, hay đôi khi cuồn cuộn, khắp bài thơ, mà tôi tạm gọi là những “ba ảnh”, hay những lớp sóng, những bước sóng của hình ảnh. Hình ảnh làm thành những lớp sóng, những ba động. Chúng tạo nên một nhịp điệu lan truyền trong bài thơ mà, nếu không có sự mẫn cảm, người đọc có thể không bắt được chúng. Ngoài ra, tôi tin rằng, cũng rất nhiều khi, ông tạo được điều đó từ trực giác, từ vô thức và tiềm thức luôn làm việc trong ông. Cái trực giác nhạy bén của một lối nhìn tượng trưng-siêu thực. Của những hình ảnh, ý tưởng luôn đập trong ông cái tiếng đập thiết tha của sự gắn bó, nối kết và hoà điệu.

 

Có thể nói, trong gần như tất cả các bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, người ta đều có thể nhìn ra hay cảm nhận về phát biểu của ông về một thứ nhịp điệu của ý tưởng và hình ảnh trong thơ. Ở đây, ta hãy thử đọc lại một, hai bài thơ của ông để cảm nhận cái mặt biển với những bước sóng ấy của nhịp điệu:

 

Nửa đêm, mọi người ngủ ôm lấy mình
Một người khác trong giấc mơ
Trăng vừa xanh, đèn sân khấu, rất buồn rất buồn, dạ khúc ca
Biển chập chùng hằng thế kỉ xưa
Người lên tiếng khóc
Nô lệ nghìn năm nhân loại gục đầu
Chia tay cho ta đi như một loài cỏ cây điên dại
Như một hồn lang thang không gặp được bóng mình
Xoá hờn oán ngày ngày sóng ngã cao đầu choáng váng
Rồi trời sáng chỉ còn sương trắng không nhìn thấy mặt nhau
Đau như thú dữ cháy rừng. Ta đập tan hình hài và thức giấc

(Thức giấc)

 

Đấy là một thứ nhan sắc mới của thơ. Nó trải sóng và bước đi bằng những bước của một thứ nhịp điệu-hình ảnh. Những hình ảnh ráp nối, thường là không logic, phi tuyến tính, đôi khi liên kết, rồi mất liên kết, rồi hoà ảnh, hoà điệu trở lại trong một nhịp khúc mới. Ý nghĩa của bài thơ có thể không đến ngay, hay không bao giờ đến hoàn toàn, nhưng nó đem lại cho người đọc một tâm trạng, một cảm thức vừa gần gũi, vừa xa lạ như trong một giấc mơ. Người trở về với quá khứ nguyên thuỷ của nó, thất lạc chính mình, gắn bó và lạc lõng trong những phức ảnh có tính gốc mẫu, những cổ mẫu mang tính nguồn gốc trong mơ. Nửa đêm / ngủ / một người khác / giấc mơ / trăng / biển / rừng / hồn / cỏ cây / điên dại / khóc / chia tay / lang thang / choáng váng / không nhìn thấy mặt nhau / thú dữ / đau / cháy / không gặp được bóng mình / hình hài / đập vỡ / trời sáng / trắng / thức giấc. Và, đặc biệt, cũng nên chú ý đến những yếu tố cơ bản là NƯỚC (biển chập chùng, sóng ngã), LỬA (hờn oán, cháy rừng), TRỜI (trăng vừa xanh, trời sáng), ĐẤT (nhân loại, cỏ cây, thú dữ), THỜI GIAN (chập chùng, hằng, nghìn năm, xưa, thế kỷ, ngày ngày), KHÔNG GIAN (lang thang, đi, bóng, trời, sương trắng…).  Các ý tưởng, hình ảnh gợi nhiều hơn tả, độ mở rất rộng, ánh xạ, khúc xạ nhau, tạo nên những phép chiếu kỳ bí, lạ lùng. Những phép chiếu ý, chiếu hình, chiếu ngôn ngữ, chiếu lập thể.  Những hình ảnh chớp tắt, loé sáng, tán lạc, kết nối, vỡ tan. Và người trở về với hiện thực trắng và thô của mình. Một thứ nhan-sắc-thơ có phần quái lạ, hoang dại và kỳ dị, kỳ ảo, được trình hiện với những mảnh vỡ như rơi ra từ vô thức, tiềm thức, trong một cấu trúc được sắp xếp và hình thành, phần nào, từ ý thức sáng suốt.

 

Hầu hết các bài thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền đều phản ánh, trong bố cục, trong cấu trúc của chúng, những hình ảnh, ý tưởng với độ mở rộng như thế—những độ mở có thể, một cách rất kỳ dị, nghịch ngôn, được toả chiếu từ những “hố đen”, và những (vùng) “vật chất tối”, chứa đầy năng lượng, từ những chỗ mất liên kết, trống và trắng—, nhưng lại có thể được thu nhiếp, soi chiếu, phân tích, bằng một  nhịp thức, một lối phân giải theo một kiểu phác đồ tổng quát như trên. Hãy nghe Thanh Tâm Tuyền định nghĩa và mô tả khuôn mặt ấy của thơ, một lần nữa:

 

hơn một loài quạ đen khủng khiếp
cánh màn trắng ngón tay lo âu vuốt mắt
hãy đánh rơi vào buổi chiều của trời
một cuộc đời tròn như hạt cốm
mùa thứ ba trong năm nhỏ sữa
may mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình

cần thêm vào tam đoạn luận
người là phải chết
mày là một người vậy mày phải chết
một yết thị
các con hãy ngủ tim những người thân yêu
cuộc hành trình thiêng liêng đi mãi bằng dòng máu

hoàn thành bao nhiêu tác phẩm
chỉ để sau rốt kết luận một lời
anh hãy từ biệt mọi người bằng tác phẩm của anh

một câu thơ hay tự nhiên như lời nói
bài thơ hay là cái chết cuối cùng

giã từ cái gường cái bàn cái ghế
một người hai người và ba người

một người hai người và ba người

(Định nghĩa một bài thơ hay) 

 

 

Nhưng, như tôi đã nhận xét, trong những bài có chủ ý rõ là nói về tình yêu nam nữ, tình yêu đôi lứa, Thanh Tâm Tuyền vẫn dùng những nhịp gãy, nhịp trắc trở, những dấu nhấn, những liên kết và những khoảng trống liên kết khác thường so với những thể thơ cũ. Nhưng những hình ảnh rất đẹp và lạ và mới trong những bài thơ này đã làm cho cả bài thơ mềm đi và bay lên như một tiếng chim vào cửa sổ trời mở rộng.

 

Đêm hiền từ nhỏ to trên trán
Màu đen sáng đủ ngó vào nụ cười
Có đấy không này em mưa chan hoà
Trên ngực trên ngực em bát ngát
Một lần không gian xảo hết cả nhiệt tình
Đầy rất đầy hai trũng tay
Người ta bảo đêm tháng giêng cỏ cây hiện thành người
Anh bảo em chúng ta hãy là
Những cây leo yếu đuối
Những cỏ non dại dột
Mùa xuân đòi em trong quấn quít chờ đợi

Da trắng như tiếng hát ở trên trời
Anh cúi hôn cánh môi tím màu đêm mà thương nhớ
Từng chút một từng chút một
Em biến thành pho tượng rực rỡ
Anh biến thành thiên tài ngây thơ

Trong đầu là hư vô
Trong mắt là hoang đảo
Trên môi là thần chú
Trên tay là trống không
Cả đời là sa mạc
Cả tôi là tự do

(Đêm, khúc số 3 / Tặng Duy Thanh)

Đọc kỹ, thật sự, ở một số bài, người ta vẫn thấy Thanh Tâm Tuyền còn sử dụng những vần hoặc nhịp điệu của thơ cũ. Những bài này không nhiều, nhưng vẫn có. Và vẫn rất đáng yêu. Hãy đọc lại năm câu thơ này:

Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tàu mệt lả.
(Bao giờ)


Vần vẫn còn đấy, mặc dù nhịp điệu có được làm cho sai khác đi. Đoạn thơ sau đây cũng thế. Vần vẫn còn đó, nhưng nhịp điệu đã được chuyển hoá đi làm cho khác lạ, tạo nên những syncopes như trong âm nhạc. Những âm được sử dụng cũng là những âm chõi, cùng với những nhịp nhấn khác lạ, làm cho bài thơ toát ra một cảm giác buồn bực, dồn nét, bứt rứt. Tất cả những điều đó dọi phóng thành một cảnh buồn, chiếu mãi trong tâm thức người đọc. Những cảnh ấy được tạo nên bằng những bức ảnh đen trắng hoặc có màu xám xịt. Tiếng lóc cóc của vó ngựa trên đường về huyệt mộ và tiếng kèn harmonica nổi bật lên trong bối cảnh này.


Khi đêm chạy trở lui
Người nào thổi harmonica
Tôi đến bằng mọi cách
Tiếng kèn khóc oà

Mưa bẩn sân ga
Toa tầu hạng ba
Chuyến xe hàng ốm yếu
Thổ mộ con ngựa già

Đường mòn đưa đến huyệt
Đứa trẻ con thổi harmonica
Trong hoàng hôn tóc rối
Tiếng kèn khóa oà...
(Sầu khúc)

 

 

.5.

Cái Tôi kỳ việt. Cái tối thượng, cái vực thẳm và cái bi tráng của con người qua Sophocles và Heidegger

 

Tôi đã yêu thơ, đã làm thơ, và đã đọc thơ của nhiều người. Càng đọc nhiều tôi lại càng yêu nhiều. Càng yêu nhiều, tôi lại cứ muốn đọc mãi. Thơ làm cho ta yêu cuộc sống hơn, thiết tha với sự sống hơn. Nếu thơ không làm được những điều đó, không gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm đó, thơ không đạt đến cứu cánh của nó nữa.

Thơ Thanh Tâm Tuyền cho tôi nhiều cảm xúc. Mỗi lần trở lại với thơ ông, tôi đều tìm ra một nét gì mà tôi đã chưa hề thấy trước đó. Bởi những ý tưởng, những hình ảnh Thanh Tâm Tuyền sử dụng thường không nằm trong những ước lệ của tiếng nói hay của lối suy tư hàng ngày, ta thường không nhìn ra được hết cái chân diện mục của chúng. Gần gũi với trường phái thơ siêu thực của Pháp, những hình ảnh mà Thanh Tâm Tuyền sử dụng trong thơ ông cũng, phần nào, có tác dụng của những đường nét trong những bức tranh siêu thực của các hoạ sĩ thế kỷ 20. Dù sao, nếu nhìn dưới khía cạnh hội họa, tôi nghĩ chúng ta đều thấy rằng những “bức tranh cất tiếng” [10] của Thanh Tâm Tuyền có nhiều nét gần gũi với các bức tranh của những họa sĩ siêu thực lớp sau như Max Ernst, René Magritte, Salvador Dali, Pierre Roy... hơn là với những họa sĩ siêu thực lớp trước như Jean (Hans) Arp [11] . Nói về tính chất siêu thực trong văn chương, cũng như trong các thể thái khác, có lẽ không ai có thẩm quyền hơn André Breton. Ông định nghĩa: tính cách siêu thực là cái tính cách tự động thuần túy xét trên mặt tâm linh, qua đó, nó được diễn tả ra hết sức rõ ràng—bằng chữ viết, hoặc bằng bất cứ một thể thái nào khác—cái tiến trình tư duy thật sự của con người. Đây là tiếng nói của bất cứ một hình thái thẩm mỹ hay đạo đức nào. Được sáng tạo ra từ những thúc đẩy ở ngoài phạm vi luận lý và lấy chất liệu từ tiềm thức và từ những thị kiến nghệ thuật, các thi sĩ hoặc họa sĩ thuộc trường phái siêu thực đã sáng tạo nên những tác phẩm xuất phát từ những mơ mộng thuần túy của họ về một thế giới mà họ mong ước đạt tới. Tác phẩm của họ không còn nằm trong phạm trù thực tại mà đã bước chân sang một biên địa khác, có những lý tưởng, những ước mơ, và ngay cả những ảo vọng nữa. Đây là những con chim vô hình đập cánh và bay vào cõi vô biên, để rơi lại những tiếng hót vương vất trong cõi trần gian.

Thơ Thanh Tâm Tuyền, ở một số khía cạnh, đã bay nghiêng về những vùng không gian đó. Còn ông, trong chốn trần gian tăm tối và đầy lệ thảm kia, nơi dàn đồng ca của tiền bạc, máu mê và quyền lực vẫn còn che kín cả bóng đêm lẫn bóng ngày, nơi mặt trời mù mà ông đã muốn dùng mảnh chai để ném lên hòng đánh thức, nơi những tiếng nói bình thường của con người đang còn quờ quạng, dắt díu nhau trong đêm mù tối, nơi máu trong tim / Chảy nhanh như máy móc đau ốm / … / Ở cuối đêm, với Những ám hiệu / Của mặt biển đen, ông sẽ ra sao?

Những câu thơ tiên tri ngày nào có trở về trong đời sống kẻ thi sĩ?


Những giấc ngủ xiềng xích
Cuộc lưu đày thêm xa
Tôi trốn về lẩn lút
Đất đai không tìm ra
Đâu cũng toàn quỷ sứ
Riễu cợt tôi ngây ngô

Cớ sao nhà ngươi khóc
Muốn làm người là điên
Con người thì cô độc
Không phép thuật nhiệm mầu

Tôi khóc mặc tôi khóc
Bầy quỷ nhảy xung quanh
Tôi khóc hoài tôi khóc
Và chúng nó phát điên

Chúng tước lấy tiếng nói
Giam tôi trong bóng tối.
Tôi khóc không ra lời
Và tôi đi lang thang
Tôi đi tìm tiếng nói
Cho cổ họng của tôi

[...]
Tôi nhìn người tuyệt vọng
Tôi nhìn người khẩn cầu
Linh hồn tôi rách nát
Lời nói còn ở đâu ....
(“Liên-đêm-mặt trời tìm thấy”)

 

Thanh Tâm Tuyền, ngay trong những ngày xưa, thời ông còn được tự do làm thơ hạnh-phúc-yêu-thương-phẫn-nộ, đã cho thấy ông là một con người đã từng nếm nhiều trái-cây-đau-khổ. Tôi nghĩ là ông đã đọc nhiều, đi nhiều, thấy nhiều, cảm nhiều, mơ mộng nhiều, suy nghĩ nhiều, nhớ thương nhiều... Ông đã sống nhiều và ông đã trải đời sống mình ra thơ. Thơ ông, và cả ông nữa, đã được hàn gắn, hay vẫn còn bị xé rách? Đó là một con người với ý chí/ý thức sống mãnh liệt và với tiềm thức/vô thức luôn như một ngọn lửa bốc bùng, cháy nóng. Con người ấy, nhìn ở một góc cạnh nào đó, có những lúc có vẻ ngạo mạn, vô lý, rừng rú, vì bị nhìn qua những ngộ nhận, định kiến, nhưng, khi nhìn kỹ và bắt được ngọn nguồn những phẫn nộ, xa cách, đau đớn trong ông, người ta nhận ra là nhà thơ đã sống rất thật cuộc đời mình. Thanh Tâm Tuyền đã sống buốt sắc, sôi nổi, thiết tha, và đắm đuối, dịu dàng. Tất cả chỉ là vì Thơ và cho Thơ.

Trong cái nhìn mang tính bản thể luận và thi pháp học của Heidegger, con người là một hữu thể “kỳ lạ”, “quái dị”, “bí ẩn”, “kinh khủng” nhất. Nó chứa đựng cả cái tối thượng lẫn cái vực thẳm. Và tính hai mặt này chỉ xuất lộ rõ rệt nhất trong cái nhìn sâu sắc của thơ ca.  Con người là kẻ sáng tạo, kẻ tìm được đường tới. Nó là nơi tồn tại của ngôn ngữ, hiểu biết và đam mê.  Và chừng nào con người còn là nơi tồn tại của ngôn ngữ, hiểu biết và đam mê, bạo lực trong hành động và bạo lực trong lời nói là một phần không thể tách rời trong hiện hữu nó. “Con người kinh khủng”, “kẻ bạo lực”, đồng thời là “con người bí ẩn, đầy sáng tạo” này, dấn mình vào những điều chưa từng được nói, đột nhập vào những điều chưa được suy nghĩ, buộc những điều chưa xảy ra phải xảy ra, và khiến cho những điều chưa bao giờ được nhìn thấy xuất hiện ra trước mắt. Nơi hắn, cái trung tâm, cái trọng lực không thể kìm giữ.

Con người là kẻ sáng tạo và luôn muốn vượt thắng. Thế nhưng, trong cơn bạo lực vô cớ, không kìm hãm của những chuyến lang thang, nó đã bị bắn, bị đẩy ra khỏi khuôn khổ tự nhiên và quen thuộc của mình. Rõ hơn, nó bị cắt khỏi cái chốn lưu cư quen thuộc của bản thể mình, của cái hữu-thể-tại-thế (Dasein) của chính nó. Cái hữu-thể-tại-thế ấy là ma-trận hiện sinh của con người. Bị xé ra khỏi ma-trận này, con người có thể sẽ rơi vào vị thế của những nhân vật chính diện của kịch bi tráng Hy Lap. Oedipus, Antigone là điển hình cho những nhân vật bi tráng như thế. Điều này càng được chiếu sáng trong nhân học chính trị của Heidegger.  

Sophocles, trước đó, cùng trong hướng nhìn này về con người, trong phát biểu qua thi kịch về sự “kỳ lạ”, “quái dị”, không chịu ở yên, không chấp nhận bị “đóng gói” trong thể thức, không chấp nhận lưu cư trong cái giới hạn, cũng đã cho thấy con người vừa là một cái gì kinh khủng, đáng sợ, vừa là một cái gì kỳ diệu. Trong lời nói, trong suy tưởng, trong hành động, trong mọi thể thái của nó, vượt khỏi những giấc mơ hoang dại nhất của mình, con người, trong sự khôn ngoan, kỳ diệu và kinh khủng, nó đã vượt qua tất cả. Khi thì bước vào linh địa của cái tốt, cái trong sáng, trinh tuyền, hạnh phúc, lúc lại sa chân vào quái địa của cái xấu, cái ác, cái khổ đau, cái tàn hung bạo liệt. Nó có tính thắng vượt và có tính “bạo động”. Nó có sự sáng tạo, có khuynh hướng vươn tới cái lạ, cái không bình thường, với sức mạnh của tinh thần vượt thắng, vượt qua cái giới hạn của sự bình thường.

Có lẽ Thanh Tâm Tuyền đã sống cái sống uy dũng và có phần nào bi tráng này hơn đa số con người hiện sống giữa đời như chúng ta chăng?

*


Để tóm kết bài viết này, tôi muốn ghi lại những dòng chữ sau đây của Rainer Maria Rilke. Người thi sĩ Đức tài hoa và tha thiết ấy đã nói những lời hết sức thật và sống động về thơ, về sự làm thơ:


Người ta phải chờ đợi và gom góp những cảm xúc và sự dịu ngọt của cả đời dài, có khi cả một đời người, tới lúc đó, ở cuối cuộc gom góp đó, người ta mới có thể viết được mươi câu thơ hay. Bởi lẽ, thơ, không phải như người ta tưởng chỉ là những cảm xúc giản dị, mà nó chính là kinh nghiệm.

Để có thể viết được một câu thơ, người ta phải thấy bao nhiêu là thành phố, bao nhiêu là người là vật, người ta phải hiểu biết về loài vật, người ta phải cảm được sự sung sướng của con chim bay và biết được những cánh hoa nhỏ bé đã mở mắt chào đón bình minh như thế nào. Người ta phải có khả năng nhớ lại những con đường ở những xứ sở xa xôi mà người ta đã đi qua, những gặp gỡ bất ngờ và những chia tay xa tắp trong trí nhớ. Người ta phải có khả năng nhớ lại được những ngày niên thiếu với những dấu vết khó giải thích, nhớ lại những bậc sinh thành mà người ta đã làm cho đau khổ khi những bậc sinh thành này mang đến cho người ta niềm vui mà người ta không thèm đón bắt, nhớ lại những cơn đau yếu hết sức kỳ lạ bắt đầu bằng một số những thay đổi sâu xa và trầm trọng, nhớ lại những ngày người ta ẩn kín, im lặng trong phòng, nhớ lại những buổi sáng bên bờ biển, những biển hồ sông rạch, nhớ lại những buổi tối lang thang đã bay qua đời người ta rồi bay tuốt lên trời cao với những vì sao [...]. Người ta phải có những kỷ niệm về những đêm yêu đương, không đêm nào giống một đêm nào, có những hồi tưởng về những tiếng la hét của phụ nữ trong khi sinh đẻ, và về những người đàn bà nhẹ bẫng, tái nhợt, nằm thiêm thiếp trên giường sau khi sinh nở. Nhưng người ta cũng cần phải có kinh nghiệm ở bên cạnh một người đang chết, người ta cần phải có kinh nghiệm ngồi bên cạnh một người đã chết rồi trong một căn phòng có cửa sổ mở tung ra những cơn ồn ào từng chập. Nhưng chỉ có hồi niệm không vẫn chưa đủ. Người ta phải có khả năng để quên chúng đi khi chúng trở nên quá nhiều, quá đầy trong óc người ta, và người ta phải có lòng nhẫn nại để chờ cho đến khi chúng quay trở lại. Bởi vì những hồi niệm chưa phải là điều thiết yếu. Hồi niệm chỉ là thiết yếu khi chúng biến thành máu chảy trong trái tim, trong thân thể người ta, khi chúng trở thành những dáng vẻ và điệu bộ, không tên tuổi và không còn có thể tách thoát, phân biệt khỏi chính chúng ta. Chỉ tới lúc đó người ta mới có thể bất ngờ, trong một thời khắc hiếm hoi nào đó, viết ra chữ đầu tiên của một câu thơ đang bắt đầu ngoi lên từ trong những vùng âm u mờ mờ sương đục của hồi niệm và chảy tràn ra ngoài. [12]  


Thanh Tâm Tuyền đã dâng hiến cho đời nhiều dòng thơ rất đẹp, những câu thơ, những bài thơ đau khổ và phẫn nộ và tha thiết và thương yêu của ông đã làm cho ta hạnh phúc, ngỡ ngàng, và xót xa đến chảy nước mắt. Nhưng nếu Thanh Tâm Tuyền chỉ có được mươi câu thơ hay, ông cũng xứng đáng cho ta yêu mến và cảm phục, bởi lẽ ông đã sống, đã tân toan trong đời sống, đã chịu đựng và gìn giữ tất cả để trở nên một thi sĩ.

Hãy choàng vào cổ thi sĩ một vòng hoa và hãy để chàng ngồi giữa chúng ta trong cuộc đời này.


1986
(Bổ sung mở rộng: XI, 2023)

 


 

(*) Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.

 

“Kỳ”, trong “kỳ việt”, có thể được hiểu là “kỳ dị”, “kỳ quái”, hay “kỳ khôi” (“khôi”, theo nghĩa “ngọc quý”, hay “lớn lao”), “kỳ bí”, “kỳ diệu”, một cái gì lạ lùng, khác với, hoặc đi xa hơn, vượt khỏi cái bình phàm, cái thường tình.  Còn “việt”, xin hiểu theo nghĩa là “vượt qua, băng qua, vượt lên” như trong  “việt dã” (băng đồng), “siêu việt” (vượt lên trên), hay “phiên san việt lĩnh” (翻山越嶺 trèo đèo vượt núi).  

 

Xem thêm về dương bản thiên nhiên trong hồn thơ Thanh Tâm Tuyền qua tiểu luận “Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ Ở Đâu Xa của Thanh Tâm Tuyền (hay “Biệt Khúc cho Thanh Tâm Tuyền”, 2006 (nhuận sắc 2023)) của Bùi Vĩnh Phúc.

 

[1] Bài này nguyên thuỷ được viết vào năm 1986, khi Thanh Tâm Tuyền còn sống tại Việt Nam, chưa định cư tại Mỹ. Được bổ sung mở rộng vào năm 2023.

 

[2] Xem chú thích (*) ở trên, về dương bản thơ Thanh Tâm Tuyền.

 

[3] Về chủ đề và hình ảnh cái-tôi-bị-xé-rách này, Edgar Allan Poe có một thể hiện rất đặc biệt qua truyện William Wilson. Nét độc đáo của Poe nằm ở chỗ ông không để nhân vật chính, William Wilson, bị xé rách ở bên trong, trong phần sâu kín của nội tâm anh ta. Poe để cho nhân vật bị tách làm hai trong “đời thực”. Và để họ theo đuổi, giám sát, kình chống và tìm cách “đối trị” nhau bên ngoài “tiền trường”, trên sân khấu của đời sống, của cõi người xương thịt. Và sự bị xé rách đó đưa đến một chung cuộc gay cấn. Chuyện này của Poe đã tạo cảm hứng cho Luis Malle đưa nó lên màn bạc vào năm 1968, với Alain Delon (trong hai vai) đóng vai chính, cùng Brigitte Bardot. Tên phim là Histoires extraordinaires, chuyện thứ hai trong ba chuyện.

 

[4] Thật ra, có thể nói tính chất siêu thực thường không dung nạp lý tính. Siêu thực ở ngoài lý trí. Thế nhưng, những đoạn thơ mà nhiều người nghĩ có vẻ “siêu thực” nhất của Thanh Tâm Tuyền lại chứa đựng đầy lý tính. Và hình ảnh trong những bài này thường mang màu sắc ẩn dụ. Xin xem Liên-đêm-mặt trời tìm thấy ở các bài “Hơi thở”, “Thành phố”; “Bài không tên” ở trang 72, đoạn 10,; “Sầu khúc”, đoạn 5; “Từ chối”; “Bài không tên” trang 113-123.

 

[5] Trong một tiểu luận tựa đề là “Camus in America”, Serge Doubrovsky đã cho rằng Camus là một nhà văn vĩ đại của nước Mỹ. Và mặc dù Camus đương nhiên là một nhà văn lớn của Pháp, nhìn dưới khía cạnh quần chúng, ông vĩ đại hơn nữa trong lòng người Mỹ. Trường hợp đặc biệt và độc nhất của Camus được tạo ra do một sự liên đới cảm nhận và chia sẻ giữa Camus, tác phẩm của ông và quần chúng Mỹ. Cái chết đột ngột của Camus làm chấn động bất cứ một con người nào có suy tư. Chưa nói đến phản ứng của giới văn học, có nhiều người bình thường đã nước mắt đầm đìa khi nghe tin Camus chết; có những người khác thề nhịn ăn trong nhiều ngày. Trên nước Mỹ, nơi văn chương chỉ được coi là một hoạt động có tính cách phụ thuộc, cái chết của Hemingway và Faulkner không để lại những giọt nước mắt. Chưa nói là một tác giả ngoại quốc, một nhà văn nổi tiếng của Mỹ chết đi cũng không gây xúc động gì lắm trong lòng quần chúng Mỹ cho bằng cái chết của một tay chơi football hồi hưu. Trường hợp Camus là trường hợp đặc biệt và độc nhất (“Camus in America”. Trích N.R.F., XCVIII (01/02/1961), 292-296, Ellen Conroy Kennedy dịch ra Anh văn).


[6] Xem Germaine Brée, Introduction to Camus, Prentice Hall, Inc. 1962.

 

[7] Có thể xem thêm “Nghệ Thuật Đen” (1960). tiểu luận của Thanh Tâm Tuyền.


[8] Việc “mình tự gọi tên mình” có thể có một số lý do. Chẳng hạn, một là để tự xác định con người mình, tự giới thiệu mình với thế giới, với cuộc đời; hai là để tự an ủi, tự cầm nén vết thương, niềm vui hay nỗi thống khổ của mình; và ba là để đối thoại, lên tiếng với con người khác bên trong mình, một sự lên tiếng có thể ôn hoà, giận dữ, hay cuồng nộ.

 

Thật sự, Thanh Tâm Tuyền không phải là người đầu tiên tự gọi tên mình một cách đau khổ trong thơ. Trước đó, một nhà thơ khác cũng đã tự gọi tên mình một cách thống khổ như thế. Xem Federico García Lorca, “Thơ ở New York”, “Đất và trăng”.


Quiero llorar porque me da la gana
como lloran los ninos del último banco
porque yo no soy un poeta, ni un hombre, ni una hoja
pero sí un pulso herido (...)
Quiero llorar diciendo mi nombre,
Federico García Lorca, a la orilla de este lago...

(Tôi muốn khóc bởi vì tôi muốn khóc
như những đứa trẻ con khóc buồn trên những tay ghế dựa của những
kẻ ngẩn ngơ
bởi vì tôi không là thi sĩ, cũng chẳng là con người, chẳng là cánh lá
nhưng chỉ là cái nẩy bật chảy máu của một vết thương (...)
Tôi muốn khóc và gọi tên tôi
Federico García Lorca, bên bờ hồ này... )


[9] Xem Liên-đêm-mặt trời tìm thấy, 1964.


[10] Chữ của Plutarch (diễn lại ý của Simonides): “Painting is mute poetry, and poetry a speaking picture”, Irving Babbitt, The New Laokoon, Boston and New York, 1910.


[11] Những họa sĩ siêu thực đầu tiên, trong nỗ lực diễn tả những kinh nghiệm nội tâm, ở bên ngoài ý thức, đã đi theo con đường sử dụng các kỹ thuật của tâm lý học hiện đại. Sơn hay mực được vẩy đổ trên vải vẽ không có một mục đích để tạo một hình thể rõ rệt nào trong óc người sáng tạo. Những mảnh giấy nhỏ cũng được xé ra và thả xuống mặt tranh, tạo nên những sự kết hợp bất ngờ. Nhà nghệ sĩ siêu thực hy vọng rằng những sự kết hợp bất ngờ đó có thể là chìa khoá mở toang cánh cửa tiềm thức của họ. Những họa sĩ siêu thực lớp sau phát triển tính cách siêu thực theo một kỹ thuật khác. Họ diễn tả lại cái thế giới của những giấc mộng mà họ có qua nỗ lực thực hiện những bức tranh tiến đến độ chính xác và rõ ràng như sự chính xác, rõ nét của một tấm ảnh chụp. Mặc dù có vẻ đứng ở một cực bên kia với những họa sĩ siêu thực đầu tiên trong kỹ thuật sáng tạo, những họa sĩ siêu thực lớp sau này cũng nhấn mạnh rằng hình ảnh trong tranh của họ là những hình ảnh tự phát, tự sinh, và có những liên hệ trực tiếp với những kinh nghiệm vô thức của thế giới nội tâm họ.


[12] Rainer Maria Rilke, The Notebooks of Malte Laurids Brigge, M.D. Herter Norton dịch ra Anh văn (W.W. Norton & Company, Inc., 1949). BVP thoát dịch.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 938)
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 866)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1110)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 1008)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1335)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 3831)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2877)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3517)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
25 Tháng Mười Hai 202310:41 CH(Xem: 3126)
Hàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam - thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái - lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Eve dụ dỗ.
22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 4135)
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối, Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang: Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi, Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…