- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Một Cõi Đi Về Cho Trịnh Công Sơn?

23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110234)

trinhcongsonTin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn.

Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này. Đất chỉ được cấp theo yêu cầu của “những người bạn và những người mến mộ âm nhạc Trịnh Công Sơn” thôi. Không nghe nói cả nước và cả thế giới có được mấy người mến mộ âm nhạc Trịnh Công Sơn?

Ơn trả nghĩa đền cho Trịnh Công Sơn đã có công gây ra số người mến mộ đó, và cũng là mến mộ đất nước Việt Nam, là một ngàn mét vuông đất.

Một ngàn mét vuông? Nếu diện tích đất này mà nằm lọt giữa Hà Nội hay TP HCM nơi mà đất đai được tính bằng số cây vàng cho từng mét vuông thì quả tình một ngàn mét vuông chính quyền ban cho kể cũng nhiều vô kể. Chỉ có một điều là khoảnh đất này nằm lọt thỏm giữa núi rừng trong khu vực Dòng Thiên An cách trung tâm thành phố khá xa. Chọn nơi này làm cõi đi về cho Sơn để Sơn vui với tiếng khỉ ho cò gáy, tiếng chim chóc hay tiếng heo bò gà vịt từ khu chăn nuôi của Dòng Thiên An ngày xưa vọng sang thì cũng được thôi. Có còn hơn không.

Nhưng một ngàn mét vuông để xây “... một khu nhà lưu niệm với phòng trưng bày hình ảnh tư liệu hiện vật, phòng hội họp, nghe nhạc tối thiểu vài trăm người, thư viện, quầy giải khát, điểm tâm, sân vườn có thể chứa được 500 người ...” như ước nguyện của những bạn bè và người ái mộ Sơn thì có được không? Bởi lý, một miếng đất giả dụ một bề 20 mét và một bề 50 mét, thì quả là dư thừa để xây một ngôi mộ, một bảo tháp hay kim tỉnh, hoặc đủ để cất một quán cà phê bún bò bèo ram ít ướt, hoặc một dãy chuồng gà, chuồng thỏ, chuồng heo hay một chuồng bò chuồng trâu chứa mươi mười lăm con như khu nhà bếp và chăn nuôi ngày trước của Dòng Thiên An gần đó là nhiều. 

Nghe kỷ lại những bài như Cát Bụi, Một Cõi Đi Về, hay ngay cả Cho Một Người Vừa Nằm Xuống... hẳn thấy Sơn không ham chuyện trăm năm bia đá. Nhà lưu niệm nào có thể làm nơi an trú cho một một hạt bụi? Nhà lưu niệm nào bằng con tim của những Việt còn biết yêu nước yêu người?

Nguyễn Du từng băn khoăn ba trăm năm sau còn ai nhớ mình chăng? Trịnh Công Sơn không hỏi câu đó, và thực tình Sơn cũng không cần hỏi câu đó, bởi còn Việt Nam, còn lịch sử Việt Nam, còn ngôn từ Việt Nam, còn nhạc Việt Nam thì còn Trịnh Công Sơn.

Sơn sẽ sống mãi qua những người biết nói với người ngay cả khi yêu thương ngất trời, ngay cả khi hy vọng chứa chan, ngay cả khi cuồng nộ đắng cay tuyệt vọng phẫn hận nhưng chẳng thù đời hay xuôi tay bỏ cuộc, mà vẫn còn muốn nói với nhau những lời êm dịu nên thơ.

Sơn sẽ sống mãi như những câu ca dao, những bài đồng dao, những bài quan họ, những câu hò, câu vè vô danh, không cần tao đàn, nhạc viện, không cần quốc tử giám, không cần hàn lâm viện. Trong thế giới nghệ thuật Việt Nam hiện đại, đặc biệt là âm nhạc và thơ văn, không có một người Việt Nam nào được biết đến, được mến mộ, được yêu thương như Trịnh Công sơn.

Trong khung cảnh văn hóa Tam giáo, Nguyễn Du đã nâng ngôn từ Việt mà đặc thù là tiếng Nôm, đã nâng thi ca Việt mà đặc thù là Lục Bát, lên hàng phổ biến, đã chứng tỏ không có ý nghĩ nào hay tư tưởng nào dù cao siêu uyên áo thâm diệu đến đâu mà tiếng Việt không diễn đạt được, mà chữ Nôm không viết được. Trịnh Công Sơn là người tiếp nối con đường hoàn thiện ngôn từ Việt đó của Nguyễn Du, không chỉ bằng lời mà còn bằng nhạc. Không những hoàn thiện mà còn, nói theo ngôn từ thời thượng, hiện đại hóa hay đổi mới tiếng Việt nữa.

Cũng buồn cũng vui, cũng thất tình lục dục nhưng tiếng nói của Trịnh Công Sơn là tiếng nói của thế hệ suy tư ở ngoài đường, thế hệ đem tâm tình viết lịch sử, thế hệ xuống đường và đem cả bàn thờ xuống đường để đặt lại vấn đề về ý nghĩa lịch sử, về lý tưởng đời người, lý tưởng quốc gia và tình nhân loại. Đây là thế hệ nhìn thẳng vào mắt những người công an cảnh sát dẹp biểu tình, những người lính ra trận, những thanh niên trốn quân dịch, những con ông cháu cha êm ấm nhờ phúc nhà, những người lính đồng minh đang tưởng mình là kẻ thế thiên hành đạo... để thầm nói với họ rằng: Tôi nổi loạn và chúng ta hiện hữu. Thế hệ của Quảng Đức, Quách Thị Trang, Mai Tuyết An, Nhất Chi Mai... Cái thế hệ chỉ sáu tháng vùng lên là đủ làm nghiên ngửa một chính quyền đã thoát hiểm và đứng vững suốt chín năm sóng gió. Đó là một sự thật, hiển nhiên như quê hương Việt Nam, như cuộc chiến cam go dành tự chủ tự quyết, như ước vọng thanh bình đòi đoạn mong manh dai dẳng trong lòng người Việt suốt bao thế hệ.

Cho nên, có làm gì cho Sơn, có nghĩ đến gì cho Sơn, thì cũng là làm cho và nghĩ đến những người còn sống. Khu nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn là một cách làm, cách nghĩ đó. Vì tâm tình những thế hệ quá khứ, vì tâm tư của thế hệ hiện tại và vì tiền đồ của những thế hệ tương lai.

Vấn đề còn lại là quyết tâm và vận dụng phương tiện. Liệu cơm gắp mắm, với một ngàn mét vuông và không được một tài trợ chính thức nào, bạn bè và người mến mộ Sơn có thể làm một kim tỉnh, một bảo tháp theo mô hình Chùa Một Cột, một tượng đồng lớn theo mô hình Le Penseur của Rodin, một tháp bút, một tháp hoa sen như ở quảng trường Duy Tân hay một bức tường hoa cương như bia mộ đen ở Washington...bạn bè và những người mến mộ Sơn không thiếu nhân tài để sáng tạo một mô hình độc sáng, không chỉ để tưởng niệm Sơn mà để cho tất cả những người làm thơ, văn, họa, nhạc hiện đại nổi tiếng của Huế, của miền Trung, của Việt Nam... Cho Sơn khỏi “nằm” trơ trọi trên non một mình giữa nơi sơn lâm. Không sao cả. Bởi thiên tài nào mà chẳng cô đơn. Ngày nào đây, có duyên may được cấp phát thêm mặt bằng thì lúc đó hãy tính mở rộng thành một khu lưu niệm đúng nghĩa. Không ai xây Roma xong một ngày. Chùa Một Cột hay tháp Thiên Mụ tự những ngày đầu có lẽ cũng chơ vơ lạc lõng và cũng chẳng mấy ai nghĩ một ngày nào đây đã trở thành những ngọn hải đăng tâm linh của Việt Nam như hôm nay.

Bạn bè và những người mến mộ Sơn cũng có thể xung phong xin lại khu vườn chơi hoang phế dưới chân núi Ngự Bình và biến nơi đó thành Lâm Viên Trịnh Công Sơn hay Đạo Tràng Trịnh Công Sơn, còn hơn là để làm nơi xả rác cho người và trâu bò.

Gia đình thân nhân Trịnh Công Sơn hình như không đến nỗi nào, bạn bè và những người mến mộ Sơn cũng có thể gây quỹ bằng cách thương thuyết với họ để khai thác bản quyền của tất cả tác phẩm của Sơn còn giữ được. Hoàn thành trung tâm còn dư thì dùng tiền đó tổ chức những giải thưởng, những học bổng Trịnh Công Sơn. Phạm Duy, Hữu Loan làm được, Trịnh Công Sơn tại sao không?

Có thể ngoại giao với chính quyền cho phép đấu thầu một hai kỳ xổ số để gây quỹ không? Rồi các chùa, nhất là chùa Huế. Các chùa làm sao quên được một người mà lời nhạc nhiều khi đã trở thành pháp khí, trở thành những tiếng chuông tiếng mõ có tác dụng khai ngộ an tâm không kém gì kinh kệ đúng nghĩa. Có thể vận động các chùa tiếp tay xây dựng trung tâm Trịnh Công Sơn không? Tạo điều kiện cho sinh viên học sinh và các nhóm ái mộ Trịnh Công Sơn tham gia việc gây quỹ xây dựng trung tâm tưởng niệm này. Mỗi người một viên gạch, người yêu thương Sơn, nhớ Sơn trong nước ngoài nước, không ít đâu. 

Trịnh Công Sơn chết đã năm năm rồi, ngoài cái vườn chơi Bình Qưới ở ngoại ô TP HCM, hình như chưa có một tượng đá, một công viên, một tên đường, một khu bảo tàng... nào chính thức dành cho Sơn. Đặc biệt là nơi chính quê hương chôn nhau cắt rốn của Sơn. Trong khi đó, tên tuổi của những người như Trương vĩnh Ký, Alexandre de Rhodes, Nguyễn trường Tộ, Paulus Của... xuất hiện khắp nơi, được tưởng niệm thường xuyên. Biết đâu mai đây lại sẽ có cả Trần Lục, Nguyễn Thân tham dự nữa. Điều đó có công bằng hợp lý cho một người như Sơn không?

Tưởng niệm Sơn không phải vì Sơn là người Huế, mà vì Sơn là người Việt Nam. Không phải Sơn là người Việt Nam mà vì Sơn là người Á châu. Không phải Sơn là người Á châu mà vì Sơn là người. Không “Ngụy”, không “cách mạng”, mà cũng chẳng “cách mạng 30”, dù Bùi Giáng đã dạy cho Sơn một bài học thực tế, thực tế như con cá sống vì nước. Bài học còn hai con mắt khóc người một con. Khóc một con mắt thôi vì dù thương yêu mấy đi nữa, khổ đau vì chia lìa mất mát mấy đi nữa thì cũng chỉ thương bằng một mắt, cũng chỉ khóc bằng một mắt thôi, phải để dành con mắt kia mà sống, ngay cả sống còn, sống sót. Con mắt còn lại đó lỡ kẹt phải bỏ nước ra đi thì để nhìn ghe vượt biên, không ra đi mà ở lại thì để nhìn công an khu vực, để đọc hộ khẩu và bảng hiệu cửa hàng nhu yếu phẩm. Trước, trong và sau cuộc đổi đời, Sơn đã khóc, đã cười và đã sống, sống như một người, sống ra người. Hay nói như Nietzsche, ecce homo! Chừng đó cũng đủ để nhớ Sơn rồi, không phải nhớ cho Sơn mà nhớ cho chính mình, những người còn đang trả nợ đời.

Và đã nhớ thì gắng cho ra nhớ, đã tưởng niệm thì gắng cho ra tưởng niệm, bất cứ nơi đâu, trong tâm, nơi tượng đài, công viên, đường phố, trường ốc, quảng trường, nhịp cầu... đâu đâu cũng có thể mang tên Sơn, nhắc nhớ Sơn, như Sơn đã và đang ở trong lòng nhân thế từ gần nửa thế kỷ qua...

Đời mắc nợ hạt bụi Trịnh Công Sơn nhiều hơn là Sơn mắc nợ cuộc đời.

HOÀNG NGUYÊN NHUẬN

(Trại Đỗ Quyên 14/6/2006)

*

Một vài bài liên hệ xin hoan hỉ đọc thêm:

- 40 Năm Hành Trình Âm Nhạc -Trịnh Công Sơn, Thái Hòa và Tôi của Trần Tuyết Hoa [chuyenluan online số tháng 04/06]

- Trịnh Công Sơn và Tôi của Nguyễn Tú A [chuyenluan online số tháng 04/06]

- Giã Từ Nguyễn Du Thế Kỷ 20 của Hoàng Nguyên Nhuận [ Hoàng Nguyên Nhuận - Phồn Hoa Kinh, Văn Mới, Ca. 2003]

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106555)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96499)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 106558)
C hiến tranh đồng nghĩa với bom đạn, với súng gươm, với giết chóc, với gian lao, khổ ải, với tàn phá, hủy diệt, ... mà lại nói tới lãng mạn, hay dù hẹp hơn, tới thi ca lãng mạn là một điều hoàn toàn nghịch lý, khó có thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những người Việt Nam đã từng sống trong cuộc chiến ba mươi năm vừa qua, đây lại là một sự thực, một sự thực có bằng chứng hẳn hoi mà người tìm hiểu khó có thể chối cãi.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92106)
Vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ, nhân quyền, Ngài đã bị nhà chức trách tống tù từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982, Ngài cùng thân mẫu bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để quản thúc. Mười năm sau Ngài trở vào Nam hoạt động công khai đòi duy trì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 1 năm 1995 Ngài lại bị Công an thành phố HCM bắt giam, kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế.
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 107745)
Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/ Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai / Malaysian Institute of Maritime Affairs, đang trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của chính nước Mỹ, đã đến lúc chánh quyền Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự thách đố của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự.
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 101255)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99674)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91690)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90053)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108527)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.