- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HÃY CHẤM DỨT ĐỔ LỖI CHO CƠ CHẾ

05 Tháng Ba 201812:17 SA(Xem: 25208)

 

 

ND 10
Tranh Nghiêu Đề




 

Người Hy Lạp có một câu danh ngôn nổi tiếng “phẩm cách là vị thần bảo vệ của con người”. Do đó, trong lịch sử từng có những vị tướng hay cả những người lính vô danh, đứng trước quân thù đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết, giữ cho được phẩm cách của chính mình và phẩm giá của quốc gia.

 

Phiên tòa xử các cán bộ cao cấp CS xảy ra vào ngày 18 tháng giêng thì chỉ năm ngày sau đó, cả đất nước trào dâng khí thế sục sôi cổ vũ U23 Việt Nam vào chung kết U23 Châu Á. Hai sự kiện tuy khác xa nhau nhưng có liên hệ đến những vấn đề lớn của người dân Việt Nam.

 

Đội tuyển bóng đá Việt Nam vào chung kết U23 châu Á là một kỳ tích gây chấn động! Bởi từ trước đến nay, đội VN được biết đến như là một trong những đội banh yếu nhất châu lục. Đây là thành quả mà những cầu thủ trẻ U23 Việt Nam xứng đáng được nhận lãnh do sự cố gắng vượt bực của họ. Chính họ chứ không ai khác, đã tạo nên phép màu này. Sau chiến thắng, người dân cả nước đã ùa ra đường hò reo trong hạnh phúc.

 

Nhìn làn sóng người tràn ngập các nẻo đường thành phố với nụ cười rạng rỡ, chúng ta có thể nói VN là một đất nước trẻ đầy năng lực. Ký giả người Anh, cây bút kỳ cựu về bóng đá, ông Duerden đã diễn tả trận bán kết diễn ra giữa một U23 VN non trẻ, quả cảm và U23 Iraq tiếng tăm, mạnh mẽ là “120 phút của một cuộc rượt đuổi tỷ số quá kinh hoàng cho những người yếu tim”. Riêng tôi, nhìn khuôn mặt điềm tĩnh của thủ môn Bùi Tiến Dũng trước những cú sút trực tiếp, sấm sét từ các tuyển thủ hàng đầu của Qatar tôi không khỏi thầm hãnh diện về anh.

 

Giữa dòng người, trong niềm vui vỡ òa của đêm chiến thắng, tôi nghe được cả nỗi khát khao từ những lồng ngực trẻ trong tiếng la lớn, đầy cảm xúc: “tự hào quá Việt Nam ơi!”. Từ sâu thẳm trong lòng mỗi người Việt Nam, ai cũng muốn được tự hào về phẩm cách của mình, bạn bè mình, dân tộc mình.

 

Nhưng ở đất nước ta, qua phiên xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… chúng ta thấy rõ cái cơ chế chuyên chính đang muốn hủy diệt, tước đoạt đi điều cao quý nhất đó của con người. Thử hỏi nếu các thế hệ VN nối tiếp cứ phải tiếp tục sống trong cái thể chế đầy dối trá và bạo lực này, tương lai của những khao khát, những ước mơ trong sáng ấy sẽ đi về đâu?

 

Hãy nói về sự bất nhẫn của chúng ta khi chứng kiến những diễn tiến của phiên tòa. Tước đoạt đi lòng tự trọng của con người là một tội ác. Ai? Điều gì xui khiến?

 

Những kẻ nào trong Ban Tuyên Giáo đã đạo diễn cho cái mà tác giả Bùi Hải gọi là “Màn trình diễn tập thể của lời cầu xin và nước mắt”. Toàn thể các cán bộ, ngay cả cựu Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, ông Đinh La Thăng, tất cả đều không thoát ra khỏi các màn thiểu não: “kể lể hoàn cảnh gia đình, hối hận, xin lỗi, khóc, rồi xin khoan hồng; … cám ơn cán bộ trại giam, hối hận, xin lỗi, khóc, và xin khoan hồng; … kể lể, hối hận, xin lỗi, khóc hơn 1 phút, lại xin khoan hồng; …”.

 

Những cán bộ thuộc hàng cao cấp của đất nước đã tự đánh mất tư cách của chính họ trước đồng bào mình. Và nó khiến  một số đông quần chúng hụt hẫng, ngơ ngác. Hụt hẫng trước thái độ của lãnh đạo và ngơ ngác cho chính thân phận mình. Tôi chợt nhận ra rằng, với cái cơ chế này thì dù Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng,… hay gì gì đi nữa, rồi  thái độ của họ cũng sẽ như Thăng, như Thanh mà thôi!

 

Con người, ai cũng muốn được an toàn, được sống trong một đất nước thượng tôn luật pháp. Trong những xã hội dân chủ tây phương, luật pháp là để bảo vệ người dân cả về thể lý và tâm lý. Đứng trước tòa án, không người dân nào thấy là họ cần phải quỵ lụy, khóc lóc cầu xin quan tòa hay ông Donald Trump cả. Nhưng với xã hội Cộng Sản, lãnh đạo tuy nhận mình là tôi tớ của dân nhưng lại có nhu cầu được nhìn thấy người dân tuân phục; hung bạo với dân, nhưng lúc nào cũng muốn được nhìn như là anh minh, cao cả, rộng lượng, khoan hồng. Phiên tòa vừa qua, nó nhắc chúng ta một điều cần nhớ - không riêng gì Việt Nam, cái cơ chế tàn bạo của các nước cộng sản có thể khiến cho con người trở nên tráo trở, hèn kém, đê tiện.

 

Văn hóa làng xã truyền đời của ông bà ta rất coi trọng tình bằng hữu, nghĩa tương tri. Cứ nhìn hoàn cảnh bể dâu của ông Đinh La Thăng để thấy cái thể chế này không thể được tồn tại. Mới ngày nào, mỗi bước đi của ông, từ thăm góc bếp “Mẹ VN Anh Hùng” cho đến lội ao vớt bèo trong ngày Chủ Nhật Xanh đều có hàng chục nhà báo chạy theo chụp hình từng góc cạnh; nức nở tung hô không thiếu một lời hoa mỹ nào. Đến khi ông bị kỷ luật, báo chí lạnh lùng quay mặt. Khi ông bị còng tay như tội phạm giết người, các đồng chí của ông chẳng một lời phản đối! Người cộng sản khi sa cơ cô độc nhất thế giới. Tình đồng chí của họ nhạt như nước ốc; bạc bẽo; lạnh lùng; hoang vắng như đám ma của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Khi người CS xuống tay với đồng chí, họ xuống tay cũng rất lạnh lùng. Những cuộc Đại thanh trừng ở Nga hay ở Trung Quốc là những điển hình rất rõ nét của sự tàn nhẫn ấy. Có thể nói mà không sợ quá lời – sống trong xã hội CS là sống chung với giống sài lang, dù anh ở tầng lớp nào cuộc sống cũng dẫy đầy bất trắc. Trong thế giới này, chỉ có hai giống được quyền tồn tại; hoặc là anh trở thành chúng, hoặc anh chấp nhận sống như loài sâu bọ. Chúng dùng bạo lực để gây sợ; sử dụng côn đồ; dung dưỡng cái xấu, cái ác; sẵn sàng tống giam người vô tội như Hoàng Đức Bình hàng mười bốn năm trời; sẵn sàng cướp đi sáu, bảy năm thanh xuân của những tinh hoa đất nước như Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc,…

 

Nhưng cũng chính vì những hy sinh của họ, của Khánh, của Phúc, của Hoàng Bình, Nam Phong, Nguyễn văn Oai,… đã khiến tôi luôn vững tin vào những giá trị cốt lõi của dân tộc, và cái tiếng reo đầy cảm xúc của đêm chiến thắng ấy cứ lập lại mãi trong trí nhớ tôi. Tôi tin rằng người VN muốn được tôn trọng. Người VN muốn được sống trong cái văn hóa hiền hòa ngàn đời của cha ông: thủy chung với bạn bè; tách bạch với điều xấu tốt; yêu thương đất nước và quan tâm đến tất cả mọi người quanh mình. Tôi tin rằng chúng ta không muốn nhìn thấy một thế hệ trong sáng của Quang Hải, Bùi Tiến Dũng,… mai kia vì một lý do nào đó phải đánh mất nhân cách của chính mình.

Trông chờ cộng sản thay đổi ư? đó là một điều không thực tế. Nhưng với sức mạnh của tập thể, người dân VN có thể  thay đổi được vận mạng của chính mình.

Đâu chỉ có bóng đá, những thành tựu về khoa học, toán học, y học của người Việt đã được biết đến khắp nơi trên thế giới. Hãy vực dậy chính mình, để chúng ta luôn xứng đáng là người Việt Nam. Tướng Lương Xuân Việt, một tướng trẻ, ưu tú của quân lực Hoa Kỳ, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: " …tôi cũng rất may có dòng máu dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền."

Hãy thôi lật trang sử để đi tìm chân dung Nguyễn Thái Học. Dòng máu đang luân lưu trong Lương Xuân Việt cũng đang chảy trong huyết quản những người trẻ VN hôm nay. Ngày 31 tháng 1 vừa qua, đứng trước hệ thống tòa án đã biến các cán bộ cao cấp thành trò hề cho cả nước, sinh viên Trần Hoàng Phúc 23 tuổi, đã dõng dạc nói với lãnh đạo CS: “Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng nó chứng tỏ rằng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không? Và tôi sẽ tiếp tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi”.

Hãy chấm dứt ngay cảnh phơi vi cá trên nóc tòa nhà Đại Sứ bằng cách đặt đúng những người tài đức vào vị trí lãnh đạo. Ngay từ thời khắc này, hãy chấm dứt đổ lỗi cho cơ chế. Hãy dùng sức mạnh của tập thể để đặt trạm BOT vào đúng tuyến đường của nó. Khi người dân VN không chấp nhận làm đàn cừu, cái cơ chế đó tự khắc sẽ tan đi.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99020)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91017)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89444)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108036)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101215)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89091)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98246)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95655)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95200)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 87724)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.