- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 9958)

NGHỆ THUẬT/HỘI HOẠ

 

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

 

  Trần C. Trí                                     

 

Torrance Art Museum

3320 Civic Center Dr.

Torrance, CA 90503

22 tháng Một12 tháng Ba, 2022

6 PM – 9 PM

 

SuLapLaiCuaKhacBiet

 

Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật thành phố Torrance

hân hạnh giới thiệu

cuộc triển lãm Sự Lặp Lại Của Khác Biệt.

 

Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.

Về mối tương quan giữa bản sắc (tính đồng nhất) và sự khác biệt (tính không đồng nhất) theo các hệ thống triết học trong quá khứ, bản sắc được hiểu là căn bản và thực chất, còn sự khác biệt được cho là phụ thuộc và là mối quan hệ bên ngoài giữa hai thực thể tự tương đồng.
Sự phá vỡ giả thiết truyền thống này đã gợi ra những khái niệm mới về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt”. Bản sắc vẫn luôn tồn tại, nhưng giờ đây lại có thêm một nguyên lý phụ thuộc phái sinh từ một mối quan hệ đã có từ trước giữa những dị biệt. Sự khác nhau không còn đơn thuần là nét tương phản ngoại tại giữa các thực thể, mà đã trở thành một nguyên lý về tính di truyền, tạo đủ điều kiện cho tính không đồng nhất nội tại.

 

Image in the Polished Mirror- Khang B. Nguyen

Image in the Polished Mirror

Painting by Khang B. Nguyen


Quan niệm “sự lặp lại có tính chất phân biệt” được nhận thức như là sự lặp lại hay sự sản sinh của sự khác biệt, chứ không phải là của một thực thể tự tương đồng nguyên sơ. Nói cho rõ hơn, quan niệm này định nghĩa một tiến trình liên tục mà trong đó bản chất nội tại của các thực thể cụ thể được phát triển và phân biệt qua những mối quan hệ phức tạp với những thực thể khác.
Tất cả những gì đang hiện hữu đều “trở thành” mà không bao giờ “là”, vì nó khác biệt với chính nó trong từng giây từng phút qua mối quan hệ với Cái Khác.

Sự khác biệt, do vậy, là ở ngay trong các thực thể chứ không chỉ là giữa thực thể này với thực thể khác.

Các khái niệm về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt” đã phối hợp với nhau để cấu thành nguyên lý về tính di truyền, giải thích được sự chiêm nghiệm của mỗi cá nhân cụ thể trong hiện tại.

 

Với sự tham gia của các hoạ sĩ:

 

Alicia Piller
Asad Faulwell
Brian Randolph
Ibuki Kuramochi
Kayla Tange
Khang B. Nguyen
Linnea G. Spransy
Lorenzo H. Segovia

 

Giám tuyển: Khang B. Nguyen

 

Khang B. Nguyễn có bằng M.A. ngành triết học và tôn giáo thế giới của Claremont Graduate University và đang chuẩn bị hoàn tất chương trình Ph.D. với luận án có đề tài “Unmediated access to an (inherent) transconsciousness capacity is possible by virtue of the nonduality of consciousnessand the integral dimension of being, knowing and time”. Với tư cách họa sĩ, ngoài những cuộc triển lãm chung, Khang đã có bốn cuộc triển lãm solo và làm giám tuyển (curator) cho 9 cuộc triển lãm từ trước đến nay.

Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 202111:52 CH(Xem: 11590)
JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962 Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.
25 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 11106)
Cách đây hơn hai chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu nghệ thuật (nhựa màu 3 cuốn) về chân dung nhạc sĩ Văn Cao, và có một tình tiết khiến tôi bị ám ảnh mãi - không phải vì sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mà bởi sự thiếu "sang trọng" rất phản cảm của nó: những người làm phim đã buộc nhạc sĩ ngồi bên cây đàn piano, giơ cả hai khuỷu tay đập mạnh vào phím đàn như một người mất trí, hoặc căm hận ai đó, và không chỉ một lần! Người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng tôn trọng phương tiện nghệ thuật của mình, trong thực tế không ai làm như vậy!
09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 13048)
Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.
26 Tháng Giêng 20218:20 CH(Xem: 12448)
Dẫn nhập: Cuộc đời 88 năm của GS Hoàng Tiến Bảo quá phong phú và đa dạng, phải cần tới một cuốn sách mới có thể phác hoạ được một chân dung đầy đủ về Thầy. Đây chỉ là một bài viết ngắn xen lẫn với cả những điều riêng tư, nhân dịp Tưởng niệm 101 Năm ngày Sinh của Thầy. Với tất cả sự thận trọng, người viết mong rằng bài tưởng niệm này, có thể chưa đầy đủ nhưng sẽ không có các chi tiết sai lạc. Cám ơn GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Hữu Anh, cùng các Bạn đồng môn từ các khoá Y khoa Đại học Sài Gòn đã cung cấp cho tư liệu, hình ảnh và cả những thông tin còn nhớ được qua các cuộc nói chuyện trao đổi để có thể hoàn thành bài viết.
23 Tháng Mười Hai 20201:43 SA(Xem: 13162)
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
26 Tháng Mười 202011:50 CH(Xem: 12740)
Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.
20 Tháng Mười 202010:35 CH(Xem: 12075)
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.
06 Tháng Mười 202011:10 CH(Xem: 14083)
Trung uý Bá đã biểu lộ lòng can đảm phi thường, bất chấp nguy hiểm cho sinh mạng mình và chỉ quan tâm tới những người bệnh, với kết quả là ông đã cứu được nhiều mạng sống. Những hành động dũng cảm của Trung uý Bá phản ánh phẩm chất lớn lao của bản thân ông và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Lieutenant Ba’s singularly impressive display of courage, utterly disregard for his own safety, and his overriding concern for his patients resulted in the saving of many lives. First Lieutenant Ba’s heroic actions reflect great credit upon himself and the Army of the Republic of Vietnam. [ BA, DOAN VAN 57/208029 1LT of the Republic of Vietnam: Awarded Bronze Star Medal with “V” Device, Headquarters US MACV, 20 May 1968 ] (1)
08 Tháng Chín 202010:19 CH(Xem: 15156)
Để mô tả nghành tư pháp nước ta hiện nay, xin được dẫn bằng nỗi lo sợ sâu thẳm trong lòng người dân VN qua câu nói của cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng trước toà: “ Xin hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người !”
31 Tháng Ba 20207:18 CH(Xem: 17176)
NGÔ THẾ VINH Lời Dẫn Nhập: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sau khi hoàn tất bộ sách đồ sộ “Cây Cỏ Việt Nam” mà Giáo sư gọi là “công trình của đời tôi" và vào mấy năm cuối đời, như một Di Chúc, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã đề tặng toàn sự nghiệp ấy cho: “Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước. Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh. Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào”.