- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 9957)

NGHỆ THUẬT/HỘI HOẠ

 

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

 

  Trần C. Trí                                     

 

Torrance Art Museum

3320 Civic Center Dr.

Torrance, CA 90503

22 tháng Một12 tháng Ba, 2022

6 PM – 9 PM

 

SuLapLaiCuaKhacBiet

 

Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật thành phố Torrance

hân hạnh giới thiệu

cuộc triển lãm Sự Lặp Lại Của Khác Biệt.

 

Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.

Về mối tương quan giữa bản sắc (tính đồng nhất) và sự khác biệt (tính không đồng nhất) theo các hệ thống triết học trong quá khứ, bản sắc được hiểu là căn bản và thực chất, còn sự khác biệt được cho là phụ thuộc và là mối quan hệ bên ngoài giữa hai thực thể tự tương đồng.
Sự phá vỡ giả thiết truyền thống này đã gợi ra những khái niệm mới về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt”. Bản sắc vẫn luôn tồn tại, nhưng giờ đây lại có thêm một nguyên lý phụ thuộc phái sinh từ một mối quan hệ đã có từ trước giữa những dị biệt. Sự khác nhau không còn đơn thuần là nét tương phản ngoại tại giữa các thực thể, mà đã trở thành một nguyên lý về tính di truyền, tạo đủ điều kiện cho tính không đồng nhất nội tại.

 

Image in the Polished Mirror- Khang B. Nguyen

Image in the Polished Mirror

Painting by Khang B. Nguyen


Quan niệm “sự lặp lại có tính chất phân biệt” được nhận thức như là sự lặp lại hay sự sản sinh của sự khác biệt, chứ không phải là của một thực thể tự tương đồng nguyên sơ. Nói cho rõ hơn, quan niệm này định nghĩa một tiến trình liên tục mà trong đó bản chất nội tại của các thực thể cụ thể được phát triển và phân biệt qua những mối quan hệ phức tạp với những thực thể khác.
Tất cả những gì đang hiện hữu đều “trở thành” mà không bao giờ “là”, vì nó khác biệt với chính nó trong từng giây từng phút qua mối quan hệ với Cái Khác.

Sự khác biệt, do vậy, là ở ngay trong các thực thể chứ không chỉ là giữa thực thể này với thực thể khác.

Các khái niệm về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt” đã phối hợp với nhau để cấu thành nguyên lý về tính di truyền, giải thích được sự chiêm nghiệm của mỗi cá nhân cụ thể trong hiện tại.

 

Với sự tham gia của các hoạ sĩ:

 

Alicia Piller
Asad Faulwell
Brian Randolph
Ibuki Kuramochi
Kayla Tange
Khang B. Nguyen
Linnea G. Spransy
Lorenzo H. Segovia

 

Giám tuyển: Khang B. Nguyen

 

Khang B. Nguyễn có bằng M.A. ngành triết học và tôn giáo thế giới của Claremont Graduate University và đang chuẩn bị hoàn tất chương trình Ph.D. với luận án có đề tài “Unmediated access to an (inherent) transconsciousness capacity is possible by virtue of the nonduality of consciousnessand the integral dimension of being, knowing and time”. Với tư cách họa sĩ, ngoài những cuộc triển lãm chung, Khang đã có bốn cuộc triển lãm solo và làm giám tuyển (curator) cho 9 cuộc triển lãm từ trước đến nay.

Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 20199:47 CH(Xem: 18792)
Khoảng thời gian ba thế kỉ XVII-XVIII-XIX là thời thịnh của thể loại truyện nôm. Các nhà văn thời này đều có chấp bút và đã lưu lại nhiều tác phẩm văn chương lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc. Truyện Phan Trần là một truyện nôm ra đời trong thời kì này, cụ thể là khoảng cuối thế kỉ XVIII, trễ lắm là đầu thế kỉ XIX.
02 Tháng Tư 201910:27 CH(Xem: 21398)
Cũng như hai bài thơ Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu đã khảo sát ở phần I, trong các bài thơ còn lại về chủ đề này, Nguyễn Du vẫn say mê trò chuyện, luận bàn, thậm chí tranh cãi với Hồn oan nước Sở từ hơn hai ngàn năm, như hồn đang hiển hiện quanh quất bên mình, trên dòng sông lịch sử tựa một nấm mồ lớn đang vùi lấp thân xác của một con người tri âm tri kỷ đặc biệt đối với ông.
09 Tháng Ba 201910:26 CH(Xem: 22544)
Hơn hai trăm năm trước, trong một cuộc “Bắc hành”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết tới tám bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên. Trong “tòa lâu đài” thơ chữ Hán Nguyễn Du (Mai Quốc Liên), có một mảng thơ rất quan trọng là nói về các danh nhân văn hóa - lịch sử, đặc biệt là về các bậc thầy văn chương Trung Hoa. Tám bài thơ nói trên mà chúng tôi sẽ khảo sát có trữ lượng suy tưởng - cảm xúc cực kỳ phong phú, sâu sắc, cho thấy cả trái tim lớn của đại thi hào nước Việt dành cho một nhà thơ-nhà ái quốc vĩ đại của Trung Hoa cổ xưa, đồng thời thể hiện bút pháp siêu việt của Nguyễn Du trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn bản thân lẫn đối tượng miêu tả, trong sự sáng tạo về nghệ thuật ngôn từ của một nhà văn-nghệ sĩ Việt Nam kiệt xuất thời Trung đại.
05 Tháng Ba 20198:59 CH(Xem: 22172)
Huế là xứ thơ. Có lẽ do các yếu tố lịch sử, phong cảnh và nếp sống, vùng đất sông Hương núi Ngự là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ – cả nổi tiếng lẫn khét tiếng. Nếu kể hết tên, chắc chắn sẽ thiếu sót. Bài này chỉ viết lơn tơn – không phải với mục đích phê bình văn học hoặc tài liệu giáo khoa gì ráo – về hai tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp có những liên hệ oái oăm về thân tộc và chỗ đứng của họ trên văn đàn và trong lòng độc giả.
24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20509)
Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!
03 Tháng Giêng 201911:15 CH(Xem: 26691)
Chữ Nghiệp mang sắc thái đạo Phật đó được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học phân tích khá kỹ lưỡng, xoay quanh thuyết Thiên mệnh hay Định mệnh, thuyết Nghiệp báo - Nhân quả chủ yếu để nói về thân phận nhân vật nàng Kiều. Nhưng thiết nghĩ, hai câu thơ ấy, đầu tiên phải vận dụng ngay cho chính tác giả của nó. Cái Nghiệp đó, đối với Nguyễn Du, từ thời trai trẻ, đã được ông coi như “án phong lưu” mà ông phải tự nguyện mang tới suốt đời! (Phong vận kỳ oan ngã tự cư)(2). Nghiệp gì vậy? Có điều gì hệ trọng và thống thiết buộc Nguyễn Du phải bật lên lời tự vấn về giá trị sự tồn tại của ông trong cõi đời phù du này khiến nhiều thế hệ người Việt Nam phải xúc động và gắng tìm hiểu nguyên do: Trước khi chết còn lo mãi chuyện nghìn năm (Thiên tuế trường ưu vị tử tiền. Mộ xuân mạn hứng) - Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như? (Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Độc tiểu thanh ký).
14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27415)
Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.
12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 24203)
Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018. (Đêm Nhạc Phú Quang "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...
06 Tháng Mười Hai 201810:26 CH(Xem: 21341)
Người Việt ta xưng hô ai đó là “ông” để bày tỏ lòng kính trọng, và gọi bằng “thằng” những kẻ hèn hạ đáng khinh. Lịch sử ta chép rằng một trong những truyền thống của người Việt cổ là tín ngưỡng thờ cúng các vị anh hùng, thũ lĩnh. Người VN trọng cái khí phách, cái đảm lược của một tướng lĩnh trước gian nan, kính cái đức hy sinh, thờ người dám xả thân vì nước; bởi thế cho nên lại càng thêm khinh ghét những kẻ nhu nhược, luồn cúi, làm tay sai cho giặc. Thời Pháp thuộc cha ông ta có câu vè để răn con cháu: " Việt Gian có lũ thằng Tường / Thằng Lộc thằng Tấn thằng Phương một bầy"
16 Tháng Mười Một 20187:55 CH(Xem: 24827)
Tôi không nghĩ rằng giới nhạc sĩ VN lại coi thường giới làm thơ, đến độ dùng thơ của người ta để tạo thành ca khúc, xong vất tên của người ta ra và không thèm ghi tên tác giả thơ vào tác phẩm. Vì hành động đó là hành động đốn mạt của kẻ vô sỉ, hành động ăn cắp tim óc của người khác.