- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“HIỆP SĨ” ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ!

19 Tháng Ba 20183:16 SA(Xem: 24124)



796f62c1-3981-40fe-bcb0-949ada79f3de
Chân dung nhà báo Phạm Thị Đoan Trang- ảnh internet



Tôi khởi viết những dòng chữ đầu tiên này khi chị Phạm Đoan Trang - một nhà báo tự do - vừa bị công an bắt. Nhưng dù chị được thả ra hay lại bị bắt lại, tôi tin rằng chị vẫn luôn luôn là người tự do. Những hàng rào công an hay bốn bức tường gạch của chế độ này, dù có muốn, cũng không thể giam giữ tâm hồn của người phụ nữ ấy.

Trong một bài viết sẵn, để chia tay tự do, mang tên “Chúng sẽ đến trong 5 phút nữa”, tôi nghe chị mô tả về một buổi làm việc của chị với công an có cả tiếng đàn guitar và tiếng mưa rơi. Điều gì làm cho Hà Nội trong con mắt của người phụ nữ bị truy bức ấy vẫn gần gũi, thân thiết và đẹp lạ lùng như thế?

*

Mỗi người có một chọn lựa. Nhưng chọn trở về, ở lại, đối mặt và sống cùng những khắc nghiệt của bạo lực… chắc hẳn giá trị mà chị theo đuổi phải là vô giá. Và tôi tin người phụ nữ này cũng đang cầm giữ một thứ hạnh phúc cũng vô giá không kém. Thế nên, tiếng đàn cùng những ca từ của “If” làm cho tấm lòng và tình yêu của chị trở nên tha thiết vô cùng.

Ca nhạc sĩ David Gates viết “If” với hình ảnh người con gái ông mơ về, còn Đoan Trang hát “If” với cái chọn lựa khắc nghiệt của chị làm cơn mưa Hà Nội chợt ướt hết lòng tôi. Tôi thấy lòng mình cũng thổn thức theo tiếng đàn của người phụ nữ ấy. Phải rồi, “Chẳng có nơi nào là nhà nếu nơi đó không là quê hương. Và nếu khi nào trái đất ngừng quay, rồi chậm dần đi vào cõi chết, thì phút giây cuối cùng ấy, chúng ta cũng sẽ chọn ở cùng mảnh đất này”. Cách đây gần nữa thế kỷ, những người lính miền Nam đem vợ con vượt thoát đến vùng đất tự do rồi lại lặng lẽ quay trở về, dù con đường dẫn về quê hương phải mở lối bằng chết chóc và hàng vạn những gian nan. Thế mà sau hàng mấy thập niên xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, ngày nay người VN hăm hở rời bỏ quê hương mà không hề dừng lại, tự hỏi xem mình đã đánh mất những gì!

**

Cuộc rượt đuổi giữa nhà báo Đoan Trang và công an ly kỳ như một cuốn phim trinh thám. Chỉ khác nó không hề là một trò giải trí. Trong cuộc rượt đuổi đó, có những người lái xe ôm, đeo khẩu trang bịt kín mặt, chỉ còn đôi mắt để nhận diện nhau. Và người phụ nữ với đôi chân mang thương tích, với tâm hồn từng bị nhấn chìm, từng bị làm nhục, run rẩy bám chặt vào áo của người lái xe phía trước.

Chị sợ!? Chắc chắn rồi. Mật vụ VN vẫn quen thói bắt cóc, hành hung bất kể ai, bất chấp phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thái Lai ở Khánh Hòa từng bị 4 người mặc thường phục xông vào đánh tới ngất xỉu; chị Thúy Quỳnh, Ngô Thị Hồng Lâm, Trang Nhung từng bị bắt cóc, bị thẩm vấn, bị đánh đập tàn nhẫn rồi quăng giữa đồng không mông quạnh vào lúc 9 giờ đêm, …

Thế nhưng, bằng một cách nào đó, những con người thầm lặng lại đang bắt đầu nhân rộng. Tôi cảm nhận được sự vươn dậy mạnh mẽ của đám đông đang nhân rộng đó. Họ đang đón chào bóng tối, mặc nhiên chấp nhận trả những cái giá không rẻ chút nào để làm nhân tố tạo nên đổi thay. Sẽ chẳng ai biết đến những gì Ls Phạm Công Út đã làm, nếu hôm nay ông không bị khai trừ khỏi Luật Sư Đoàn của thành phố. Nhiều người có lẽ bàng hoàng khi nhận tin ông bị khai trừ, nhưng hãy nghe chính Ls Út nói về những suy nghĩ của ông khi nhận quyết định này: “Tôi cho luật sư giống như hiệp sĩ thời phong kiến của Châu Âu. Khi làm hiệp sĩ thì có lúc thắng có lúc bại. Lúc thắng thì mang cái thắng đến cho người khác, còn lúc bại thì mình là người phải trả giá. Dấn thân vào con đường hiệp sĩ thì phải chấp nhận vậy thôi.”

Chia sẻ của Ls Phạm Công Út làm chúng ta chợt nhận ra con người trong cái xã hội bị lên án là tiêu cực - vô cảm này, bắt đầu chán sống với sự giả dối. Và những cái bóng thầm lặng chung quanh nhà báo Đoan Trang trong buổi sáng chủ nhật ấy làm cho cơn mưa phùn Hà Nội chợt bớt rét.

**

Hãy mường tượng cảnh người lái xe ôm đi thẳng vào quán, băng qua đám công an và ngồi dựa lưng vào chị. Hãy cảm nhận trọn vẹn sự ấm áp mà anh vừa trao cho người phụ nữ ấy. Sự xuất hiện của anh đâu có làm thay đổi được thực trạng. Công an vẫn ngồi đầy trong quán, nhưng chắc chắn Đoan Trang biết chị không một mình. Cái quang cảnh “cài răng lược” giữa giới hoạt động và công an; những chuyến xe máy của “phe ta” phóng ngang qua liếc mắt vào quán dò xét tình hình; những bóng người lảng vảng đây đó, … Họ chính là những nhân tố khiến buổi đối đầu của Đoan Trang trở nên lãng mạn một cách lạ lùng với tiếng đàn, mưa xuân, Romance và Serenade …

Hãy nghe Đoan Trang Tâm sự về sự hiện diện của họ hôm ấy trong lòng chị: Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, họ không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu”.

Nếu Đoan Trang là chất men gốc thì những hy sinh của chị đang tạo nên những chất men mới. Ngay chính Ls Phạm Công Út cũng không hề biết rằng Ls Ngô Anh Tuấn, người đồng nghiệp thường hay tranh luận, đã từng đem anh ra trước nhóm “chém anh tơi bời” (chữ của Ls Tuấn) lại trân trọng những đóng góp của anh cho xã hội và tha nhân đến thế. Và cũng chính sự thầm lặng của anh đã khiến Ls Tuấn tâm nguyện “sẽ viết tiếp những ước mơ còn dang dở của anh...”

***

Có bao giờ người gặp nạn lại cảm thấy mình là hiệp sĩ? Tôi xúc động về cái cách gọi tên sự việc của Ls Phạm Công Út. Đất nước tôi hiện có rất nhiều những người đã chọn sống và hành động như thế.

Tôi yêu đất nước mình vì tôi yêu những con người “hiệp sĩ” của đất nước tôi.

 

Nguyệt Quỳnh

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33423)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36661)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32212)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37396)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
31 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39938)
T ruyện của Cung Tích Biền là vậy, rất kén người đọc, nhiều khi sẽ rất khó hiểu và không hợp “gout” với loại bạn đọc chỉ muốn tìm những truyện tình lãng mạn để tiêu khiển thời gian. Truyện của ông luôn làm người đọc hoang mang, dằn vặt, thao thức và sốt.
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39702)
Chưa khi nào, từ lúc vung khẩu hiệu Hữu nghị Việt-Trung, Đảng cầm quyền ngậm đắng nuốt cay 16 chữ vàng như lúc này. Bao nhiêu khiếp nhược quỵ lụy dâng đất dâng thác với ôm hôn thắm thiết, vô ích. Đàn áp dân biểu tình chống Tàu để chứng tỏ hòa hiếu, vô ích. Gửi sĩ quan Việt sang cho Bắc Kinh tập huấn, ưu tiên các dự án thầu cho công ty Trung quốc, ngay cả chấp nhận điều kiện mai hậu nguy hiểm: cho phép Hoa kiều sinh sống đông đúc không cần chiếu khán trong các đặc khu, vẫn vô ích .
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37590)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31291)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
24 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 34683)
L ê Văn Tài đến với thơ tiếng Việt bằng một con đường vòng. Anh vốn là một hoạ sĩ. Ở trong nước, từ đầu thập niên 1960, anh vẽ tranh với một phong cách riêng và có một số khám phá về kỹ thuật được nhiều người khen ngợi. Định cư tại Úc từ đầu thập niên 1980, anh tiếp tục vẽ tranh, tham gia cả hàng chục cuộc triển lãm cá nhân cũng như tập thể tại Úc và một số nơi trên thế giới. Lại được nhiều nhà phê bình và nghiên cứu mỹ thuật, như Tiến sĩ Annette Van den Bosch và Merrill Findlay, khen là độc đáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, anh còn làm thơ.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35412)
Ngô Tất Tố là một trong những tác gia nổi tiếng nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Những năm 30, 40 thế kỷ XX ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng , phóng sự Việc làng, Tập án cái đình , truyện ký lịch sử Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám …