- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

" SÁNG TÁC": TRONG MIỀN KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 24274)

LOI TUA- PHU QUANG
Lời Tựa - ảnh FB Phú Quang

 

 

Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018.  (Đêm Nhạc Phú Quang  "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA  bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...

 

Khi  nói về những ca khúc trong chương trình thì ông bảo có xử dụng ý thơ của các thi sĩ ....

"Tội nghiệp," ông không nhớ nỗi tác giả thơ của từng bài hát, tôi phải bỏ công ra tìm thì mới biết được ai là tác giả thơ của những ca khúc ông viết:

 

-Hà Nội Ngày Trở Về, thơ: Doãn Thanh Tùng

-Im Lặng Đêm Hà Nội, thơ:Phạm Thị Ngọc Liên

-Romance 1 - Lời thơ :Ý Nhi

-Mơ Về Nơi Xa Lắm - thơ: Thái Thăng Long

-Khúc Mùa Thu , thơ: Hồng Thanh Quang

-Tình khúc 24, Thơ: Dương Tường

-Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội, thơ: Tạ Quốc Chương

-Mẹ, thơ: Hồng Thanh Quang

-Biển, Nỗi nhớ và Em, thơ: Hữu Thỉnh

-Nỗi Nhớ Mùa  Đông, thơ: Thảo Phương

-Chiều Phủ Tây Hồ, thơ :Thái Thăng Long

-Em Ơi Hà Nội Phố-  thơ :Phan Vũ ( Đây là bài hát đã mang đến cho Phú Quang giải thưởng đầu tiên trong đời về âm nhạc )

...v.v..

 
Khi nghe một ca khúc của Phú Quang, không có tên tác giả thơ, với một người dễ tính, bình thường, thì đó là những ca khúc sáng tác của Phú Quang. Với một người tôn trọng tài sản trí tuệ khi nghe một ca khúc của Phú Quang thì sẽ có câu hỏi:  "Không biết tác phẩm này của Phú Quang là do ông ấy sáng tác hay phổ từ thơ của ai ?"


Phổ thơ không có xấu, trừ khi vất tên của tác giả thơ đi thì hành động đó không chấp nhận được trong một thế giới văn minh. Trường hợp nhạc sĩ Phú Quang có khác đi, lúc mới phổ biến ca khúc phổ từ thơ, ông có ghi hay nhắc tên tác giả thơ ở tác phẩm. Sau một thời gian tác phẩm nổi tiếng, thì những ca khúc phổ thơ của ông chỉ còn độc tên ông...

 

Trong một Video Clip về  bài hát "KHÚC MÙA THU" Phú Quang nói là ca khúc này viết tặng cho hai người bạn (thật ra chỉ là Nhạc phổ Thơ), trong video clips Phú Quang nói về người Việt ở Quận Cam, California.USA,  Phú Quang bảo ông ta qua đây thăm một người bạn là TIẾN SĨ (Sic) và Phở ở Quận Cam dở tàn tệ, dân Việt ở Quân Cam đa số là DANH CA, (đánh cá).

Không hiểu tại sao Nhạc sĩ Phú Quang lại phát biểu như thế, quả tình tôi không rõ Phú Quang học đến lớp mấy và học ở đâu. Nhưng  nghề đánh cá có gì xấu xa ? Đức chúa JESUS khi xưa cũng đã từng đi đánh cá ... (không biết nhạc sĩ Phú Quang có biết chuyện này không?)

 

link video clip:

 

Một bài báo viết về chuyện nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ nhiều bài hát hay về Hà Nội. Ông cho biết: "Thật lòng mà nói hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ khác nhau...Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi cũng luôn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ của họ, để tỏ lòng tôn kính người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình".(Hữu Du)

 

À té ra ông ấy thích "văn chương" , đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ với trí nhớ không được tốt của Phú Quang, những tác phẩm phổ thơ của ông chỉ còn ghi là : Sáng tác Phú Quang.

 

Các bạn thử nhìn vào các tác phẩm của Phú Quang ở trên internet và ở các CD, DVD của các nhà sản xuất âm nhạc thì sẽ biết.

 

Ở một bài viết trước đây "THƠ VÀ NHẠC, THƠ VÀ CA TỪ" trên Tạp Chí Hợp Lưu tôi có viết:

 

 "Những ca khúc của Việt Nam hầu như phần chính tạo nên giá trị của ca khúc là lời ca. Một ca khúc NHẠC 50 PHẦN TRĂM, LỜI 50 PHẦN TRĂM, cái hồn của bài nhạc nó nằm trong lời hát đến hơn 50 phần trăm, nếu giòng nhạc dễ nghe sẽ đưa cái hồn của lời hát thấm vào tâm cảm của người nghe. Nhạc có hay cách mấy mà lời ngô nghê vô nghĩa, thì ca khúc ấy sẽ bị giảm giá trị rất nhiều.

 

Dĩ nhiên một ca khúc muốn nổi tiếng còn phải tùy vào nhiều công sức của người khác, như ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất.

 

Người nhạc sĩ giỏi, chỉ cần 30 phút với chiếc dương cầm thì có thể tạo nên một khúc nhạc, họ chỉ mới hoàn thành có 50 phần trăm, năm mươi phần trăm còn lại đó lời ca. Lời ca là linh hồn của ca khúc, nếu không có lời ca, thì không được gọi là ca khúc.

 

Nếu thử nghe lại toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì phần tạo nên giá trị của tác phẩm là phần lời ca nhiều hơn là phần giai điệu.

 

Nếu đem toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, bỏ tất cả các lời hát phổ từ thơ của các thi sĩ, thì ca khúc của Phú Quang còn lại gì? Bởi những ca khúc khá nổi tiếng của ông hầu như phổ từ thơ." (Đặng Hiền)

 

Và trong một đoạn viết ngắn trên FB cá nhân vào ngày hôm qua tôi có hỏi :

 

"Nếu một người viết ca khúc lấy nguyên một bài thơ của người khác, thêm bớt một vài câu để thành ca từ rồi vất tên tác giả bài thơ đi. Thế gọi là gì ???"

 

Thì nhận được nhiều bình luận, đa số cho rằng đó là hành động không tốt, là ăn cắp, thậm chí ăn cướp...

 

Qua bài viết ngắn này, theo tiêu chuẩn của Phú Quang,  xin thưa đó là : từ "SÁNG TÁC" sang "TỐI TÁC" ạ.

 

ĐẶNG HIỀN

(12/12/2018)

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Tư 20204:09 SA
Khách
Tôi muốn biết lời bài hát"trong miền ký ức" , nó là của PQ hay nhà thơ nào mà tôi tìm mãi ko ra. Bởi vì nó quá giống thung lũng Thác bà thác ông- thủy điện thác bà (cũng có thể là ngẫu nhiên) nơi kỷ niệm ko thể quuên của nhiều thân phận!. Xin cho biết. Cám ơn!
15 Tháng Mười Hai 20188:10 SA
Khách
-Có bạn "Lê Đình" đọc bài này trên FB của Hợp Lưu, có ý kiến rằng :..."Có chút gì đó phảng phất sự đố kỵ".
Và chúng tôi đã trả lời:
-Chúng tôi không hề đố kỵ Nhạc sĩ Phú Quang, chỉ muốn không có những chuyện như vất tên tác giả THƠ ra khỏi tác phẩm một cách vô ý . Thật ra, nói ra những "chuyện tệ hại" đó là để giúp cho xã hội được tốt hơn, và cũng giúp cho những nhạc sĩ bị "lơ dãng" quên sẽ nhớ lại và giữ được phẩm giá. Có thể bạn là người ái mộ của nhạc sĩ Phú Quang, nhưng cũng nên bình tĩnh và sáng suốt để nghe hoặc đọc những chuyện khác với ý của bạn.(TCHL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33429)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36675)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32226)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37400)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
31 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 40024)
T ruyện của Cung Tích Biền là vậy, rất kén người đọc, nhiều khi sẽ rất khó hiểu và không hợp “gout” với loại bạn đọc chỉ muốn tìm những truyện tình lãng mạn để tiêu khiển thời gian. Truyện của ông luôn làm người đọc hoang mang, dằn vặt, thao thức và sốt.
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39705)
Chưa khi nào, từ lúc vung khẩu hiệu Hữu nghị Việt-Trung, Đảng cầm quyền ngậm đắng nuốt cay 16 chữ vàng như lúc này. Bao nhiêu khiếp nhược quỵ lụy dâng đất dâng thác với ôm hôn thắm thiết, vô ích. Đàn áp dân biểu tình chống Tàu để chứng tỏ hòa hiếu, vô ích. Gửi sĩ quan Việt sang cho Bắc Kinh tập huấn, ưu tiên các dự án thầu cho công ty Trung quốc, ngay cả chấp nhận điều kiện mai hậu nguy hiểm: cho phép Hoa kiều sinh sống đông đúc không cần chiếu khán trong các đặc khu, vẫn vô ích .
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37595)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31296)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
24 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 34688)
L ê Văn Tài đến với thơ tiếng Việt bằng một con đường vòng. Anh vốn là một hoạ sĩ. Ở trong nước, từ đầu thập niên 1960, anh vẽ tranh với một phong cách riêng và có một số khám phá về kỹ thuật được nhiều người khen ngợi. Định cư tại Úc từ đầu thập niên 1980, anh tiếp tục vẽ tranh, tham gia cả hàng chục cuộc triển lãm cá nhân cũng như tập thể tại Úc và một số nơi trên thế giới. Lại được nhiều nhà phê bình và nghiên cứu mỹ thuật, như Tiến sĩ Annette Van den Bosch và Merrill Findlay, khen là độc đáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, anh còn làm thơ.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35420)
Ngô Tất Tố là một trong những tác gia nổi tiếng nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Những năm 30, 40 thế kỷ XX ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng , phóng sự Việc làng, Tập án cái đình , truyện ký lịch sử Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám …