- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HÃY CHẤM DỨT ĐỔ LỖI CHO CƠ CHẾ

05 Tháng Ba 201812:17 SA(Xem: 25816)

 

 

ND 10
Tranh Nghiêu Đề




 

Người Hy Lạp có một câu danh ngôn nổi tiếng “phẩm cách là vị thần bảo vệ của con người”. Do đó, trong lịch sử từng có những vị tướng hay cả những người lính vô danh, đứng trước quân thù đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết, giữ cho được phẩm cách của chính mình và phẩm giá của quốc gia.

 

Phiên tòa xử các cán bộ cao cấp CS xảy ra vào ngày 18 tháng giêng thì chỉ năm ngày sau đó, cả đất nước trào dâng khí thế sục sôi cổ vũ U23 Việt Nam vào chung kết U23 Châu Á. Hai sự kiện tuy khác xa nhau nhưng có liên hệ đến những vấn đề lớn của người dân Việt Nam.

 

Đội tuyển bóng đá Việt Nam vào chung kết U23 châu Á là một kỳ tích gây chấn động! Bởi từ trước đến nay, đội VN được biết đến như là một trong những đội banh yếu nhất châu lục. Đây là thành quả mà những cầu thủ trẻ U23 Việt Nam xứng đáng được nhận lãnh do sự cố gắng vượt bực của họ. Chính họ chứ không ai khác, đã tạo nên phép màu này. Sau chiến thắng, người dân cả nước đã ùa ra đường hò reo trong hạnh phúc.

 

Nhìn làn sóng người tràn ngập các nẻo đường thành phố với nụ cười rạng rỡ, chúng ta có thể nói VN là một đất nước trẻ đầy năng lực. Ký giả người Anh, cây bút kỳ cựu về bóng đá, ông Duerden đã diễn tả trận bán kết diễn ra giữa một U23 VN non trẻ, quả cảm và U23 Iraq tiếng tăm, mạnh mẽ là “120 phút của một cuộc rượt đuổi tỷ số quá kinh hoàng cho những người yếu tim”. Riêng tôi, nhìn khuôn mặt điềm tĩnh của thủ môn Bùi Tiến Dũng trước những cú sút trực tiếp, sấm sét từ các tuyển thủ hàng đầu của Qatar tôi không khỏi thầm hãnh diện về anh.

 

Giữa dòng người, trong niềm vui vỡ òa của đêm chiến thắng, tôi nghe được cả nỗi khát khao từ những lồng ngực trẻ trong tiếng la lớn, đầy cảm xúc: “tự hào quá Việt Nam ơi!”. Từ sâu thẳm trong lòng mỗi người Việt Nam, ai cũng muốn được tự hào về phẩm cách của mình, bạn bè mình, dân tộc mình.

 

Nhưng ở đất nước ta, qua phiên xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… chúng ta thấy rõ cái cơ chế chuyên chính đang muốn hủy diệt, tước đoạt đi điều cao quý nhất đó của con người. Thử hỏi nếu các thế hệ VN nối tiếp cứ phải tiếp tục sống trong cái thể chế đầy dối trá và bạo lực này, tương lai của những khao khát, những ước mơ trong sáng ấy sẽ đi về đâu?

 

Hãy nói về sự bất nhẫn của chúng ta khi chứng kiến những diễn tiến của phiên tòa. Tước đoạt đi lòng tự trọng của con người là một tội ác. Ai? Điều gì xui khiến?

 

Những kẻ nào trong Ban Tuyên Giáo đã đạo diễn cho cái mà tác giả Bùi Hải gọi là “Màn trình diễn tập thể của lời cầu xin và nước mắt”. Toàn thể các cán bộ, ngay cả cựu Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, ông Đinh La Thăng, tất cả đều không thoát ra khỏi các màn thiểu não: “kể lể hoàn cảnh gia đình, hối hận, xin lỗi, khóc, rồi xin khoan hồng; … cám ơn cán bộ trại giam, hối hận, xin lỗi, khóc, và xin khoan hồng; … kể lể, hối hận, xin lỗi, khóc hơn 1 phút, lại xin khoan hồng; …”.

 

Những cán bộ thuộc hàng cao cấp của đất nước đã tự đánh mất tư cách của chính họ trước đồng bào mình. Và nó khiến  một số đông quần chúng hụt hẫng, ngơ ngác. Hụt hẫng trước thái độ của lãnh đạo và ngơ ngác cho chính thân phận mình. Tôi chợt nhận ra rằng, với cái cơ chế này thì dù Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng,… hay gì gì đi nữa, rồi  thái độ của họ cũng sẽ như Thăng, như Thanh mà thôi!

 

Con người, ai cũng muốn được an toàn, được sống trong một đất nước thượng tôn luật pháp. Trong những xã hội dân chủ tây phương, luật pháp là để bảo vệ người dân cả về thể lý và tâm lý. Đứng trước tòa án, không người dân nào thấy là họ cần phải quỵ lụy, khóc lóc cầu xin quan tòa hay ông Donald Trump cả. Nhưng với xã hội Cộng Sản, lãnh đạo tuy nhận mình là tôi tớ của dân nhưng lại có nhu cầu được nhìn thấy người dân tuân phục; hung bạo với dân, nhưng lúc nào cũng muốn được nhìn như là anh minh, cao cả, rộng lượng, khoan hồng. Phiên tòa vừa qua, nó nhắc chúng ta một điều cần nhớ - không riêng gì Việt Nam, cái cơ chế tàn bạo của các nước cộng sản có thể khiến cho con người trở nên tráo trở, hèn kém, đê tiện.

 

Văn hóa làng xã truyền đời của ông bà ta rất coi trọng tình bằng hữu, nghĩa tương tri. Cứ nhìn hoàn cảnh bể dâu của ông Đinh La Thăng để thấy cái thể chế này không thể được tồn tại. Mới ngày nào, mỗi bước đi của ông, từ thăm góc bếp “Mẹ VN Anh Hùng” cho đến lội ao vớt bèo trong ngày Chủ Nhật Xanh đều có hàng chục nhà báo chạy theo chụp hình từng góc cạnh; nức nở tung hô không thiếu một lời hoa mỹ nào. Đến khi ông bị kỷ luật, báo chí lạnh lùng quay mặt. Khi ông bị còng tay như tội phạm giết người, các đồng chí của ông chẳng một lời phản đối! Người cộng sản khi sa cơ cô độc nhất thế giới. Tình đồng chí của họ nhạt như nước ốc; bạc bẽo; lạnh lùng; hoang vắng như đám ma của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Khi người CS xuống tay với đồng chí, họ xuống tay cũng rất lạnh lùng. Những cuộc Đại thanh trừng ở Nga hay ở Trung Quốc là những điển hình rất rõ nét của sự tàn nhẫn ấy. Có thể nói mà không sợ quá lời – sống trong xã hội CS là sống chung với giống sài lang, dù anh ở tầng lớp nào cuộc sống cũng dẫy đầy bất trắc. Trong thế giới này, chỉ có hai giống được quyền tồn tại; hoặc là anh trở thành chúng, hoặc anh chấp nhận sống như loài sâu bọ. Chúng dùng bạo lực để gây sợ; sử dụng côn đồ; dung dưỡng cái xấu, cái ác; sẵn sàng tống giam người vô tội như Hoàng Đức Bình hàng mười bốn năm trời; sẵn sàng cướp đi sáu, bảy năm thanh xuân của những tinh hoa đất nước như Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc,…

 

Nhưng cũng chính vì những hy sinh của họ, của Khánh, của Phúc, của Hoàng Bình, Nam Phong, Nguyễn văn Oai,… đã khiến tôi luôn vững tin vào những giá trị cốt lõi của dân tộc, và cái tiếng reo đầy cảm xúc của đêm chiến thắng ấy cứ lập lại mãi trong trí nhớ tôi. Tôi tin rằng người VN muốn được tôn trọng. Người VN muốn được sống trong cái văn hóa hiền hòa ngàn đời của cha ông: thủy chung với bạn bè; tách bạch với điều xấu tốt; yêu thương đất nước và quan tâm đến tất cả mọi người quanh mình. Tôi tin rằng chúng ta không muốn nhìn thấy một thế hệ trong sáng của Quang Hải, Bùi Tiến Dũng,… mai kia vì một lý do nào đó phải đánh mất nhân cách của chính mình.

Trông chờ cộng sản thay đổi ư? đó là một điều không thực tế. Nhưng với sức mạnh của tập thể, người dân VN có thể  thay đổi được vận mạng của chính mình.

Đâu chỉ có bóng đá, những thành tựu về khoa học, toán học, y học của người Việt đã được biết đến khắp nơi trên thế giới. Hãy vực dậy chính mình, để chúng ta luôn xứng đáng là người Việt Nam. Tướng Lương Xuân Việt, một tướng trẻ, ưu tú của quân lực Hoa Kỳ, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: " …tôi cũng rất may có dòng máu dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền."

Hãy thôi lật trang sử để đi tìm chân dung Nguyễn Thái Học. Dòng máu đang luân lưu trong Lương Xuân Việt cũng đang chảy trong huyết quản những người trẻ VN hôm nay. Ngày 31 tháng 1 vừa qua, đứng trước hệ thống tòa án đã biến các cán bộ cao cấp thành trò hề cho cả nước, sinh viên Trần Hoàng Phúc 23 tuổi, đã dõng dạc nói với lãnh đạo CS: “Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng nó chứng tỏ rằng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không? Và tôi sẽ tiếp tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi”.

Hãy chấm dứt ngay cảnh phơi vi cá trên nóc tòa nhà Đại Sứ bằng cách đặt đúng những người tài đức vào vị trí lãnh đạo. Ngay từ thời khắc này, hãy chấm dứt đổ lỗi cho cơ chế. Hãy dùng sức mạnh của tập thể để đặt trạm BOT vào đúng tuyến đường của nó. Khi người dân VN không chấp nhận làm đàn cừu, cái cơ chế đó tự khắc sẽ tan đi.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 20224:09 CH(Xem: 11557)
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng gía trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới. Thế nhưng, ở một nơi xa kia, có một ông già gầy gò, ốm yếu, tóc bạc hàng ngày đến thư viện các trường đại học ở Mỹ để photo các tài liệu về văn chương Miền Nam Việt Nam, hàng ngày ông “ngồi khâu lại di sản”, vá lại một nền văn học đã bị đốt cháy trên chính quê hương mình, tự mình thành lập tủ sách di sản văn chương Miền Nam nhằm lưu giữ, chia xẻ lại cho đời sau, đó là nhà văn Trần Hoài Thư.
28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 10049)
Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.
15 Tháng Mười Hai 20219:00 CH(Xem: 10077)
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau: “Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
08 Tháng Mười Hai 202110:17 CH(Xem: 9741)
Chúng tôi xin được lấy tên thiên tiểu luận đặc sắc Một cuốn kinh về tình thương [12, tr.139] của nhà văn Lưu Trọng Lư làm nhân lõi cho nội dung bài viết này. Người viết vốn được mệnh danh là “nhà văn của tình thương” từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước đã “chiêu tuyết” cho nhân vật từng bị phán xét là “đĩ đứng đầu” bằng những lời nồng nhiệt, đặc biệt nhận định Thúy Kiều là “kẻ có một mối từ tâm lớn” [13, tr.1690]. Và suốt từ khi Truyện Kiều ra đời đến nay, tình thương hay “mối từ tâm lớn” toát ra từ kiệt tác này cùng những giá trị nội dung tư tưởng nhiều mặt của nó đã/ đang được bàn luận sôi nổi, với nhiều lý thuyết cũ - mới chắc không bao giờ chấm dứt…
28 Tháng Mười Một 20219:39 CH(Xem: 9693)
Xem xong phim “LEVIATHAN”, tôi nhớ tới bộ phim màu Liên-xô “ILIA MUROMET” từ hơn nửa thế kỷ trước và chợt nghĩ: nhiều người có tuổi thơ đã từng say mê dán mắt trên màn ảnh bộ phim quay về một câu chuyện cổ tích Nga nọ, nếu hôm nay được xem bộ phim Nga hiện đại “LEVIATHAN” dựa theo câu chuyện về một quái vật thần thoại trong Kinh Thánh, chắc sẽ bàng hoàng, ngỡ ngàng đến đau đớn… Cái vẻ đẹp phi thường của dũng sĩ huyền thoại Nga chiến thắng rồng lửa nhiều đầu để bảo vệ hạnh phúc dân lành giờ đã biến mất tăm, chỉ còn lại trên đất nước hùng vĩ ấy sự thống trị & lộng hành của cái ác, sự giả dối đáng kinh tởm, trở thành lãnh địa của những kẻ ngang nhiên chà đạp lên quyền sống người lương thiện, bên đống xương mục của Cá Ông voi,Vua Biển cả - vết tích sót lại của một thời cổ tích tựa ánh tàn của mơ ước Con người từ ngàn xưa đang hấp hối…
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 11542)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 10432)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 10468)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 10472)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 9805)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…