- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HÃY CHẤM DỨT ĐỔ LỖI CHO CƠ CHẾ

05 Tháng Ba 201812:17 SA(Xem: 25825)

 

 

ND 10
Tranh Nghiêu Đề




 

Người Hy Lạp có một câu danh ngôn nổi tiếng “phẩm cách là vị thần bảo vệ của con người”. Do đó, trong lịch sử từng có những vị tướng hay cả những người lính vô danh, đứng trước quân thù đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết, giữ cho được phẩm cách của chính mình và phẩm giá của quốc gia.

 

Phiên tòa xử các cán bộ cao cấp CS xảy ra vào ngày 18 tháng giêng thì chỉ năm ngày sau đó, cả đất nước trào dâng khí thế sục sôi cổ vũ U23 Việt Nam vào chung kết U23 Châu Á. Hai sự kiện tuy khác xa nhau nhưng có liên hệ đến những vấn đề lớn của người dân Việt Nam.

 

Đội tuyển bóng đá Việt Nam vào chung kết U23 châu Á là một kỳ tích gây chấn động! Bởi từ trước đến nay, đội VN được biết đến như là một trong những đội banh yếu nhất châu lục. Đây là thành quả mà những cầu thủ trẻ U23 Việt Nam xứng đáng được nhận lãnh do sự cố gắng vượt bực của họ. Chính họ chứ không ai khác, đã tạo nên phép màu này. Sau chiến thắng, người dân cả nước đã ùa ra đường hò reo trong hạnh phúc.

 

Nhìn làn sóng người tràn ngập các nẻo đường thành phố với nụ cười rạng rỡ, chúng ta có thể nói VN là một đất nước trẻ đầy năng lực. Ký giả người Anh, cây bút kỳ cựu về bóng đá, ông Duerden đã diễn tả trận bán kết diễn ra giữa một U23 VN non trẻ, quả cảm và U23 Iraq tiếng tăm, mạnh mẽ là “120 phút của một cuộc rượt đuổi tỷ số quá kinh hoàng cho những người yếu tim”. Riêng tôi, nhìn khuôn mặt điềm tĩnh của thủ môn Bùi Tiến Dũng trước những cú sút trực tiếp, sấm sét từ các tuyển thủ hàng đầu của Qatar tôi không khỏi thầm hãnh diện về anh.

 

Giữa dòng người, trong niềm vui vỡ òa của đêm chiến thắng, tôi nghe được cả nỗi khát khao từ những lồng ngực trẻ trong tiếng la lớn, đầy cảm xúc: “tự hào quá Việt Nam ơi!”. Từ sâu thẳm trong lòng mỗi người Việt Nam, ai cũng muốn được tự hào về phẩm cách của mình, bạn bè mình, dân tộc mình.

 

Nhưng ở đất nước ta, qua phiên xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… chúng ta thấy rõ cái cơ chế chuyên chính đang muốn hủy diệt, tước đoạt đi điều cao quý nhất đó của con người. Thử hỏi nếu các thế hệ VN nối tiếp cứ phải tiếp tục sống trong cái thể chế đầy dối trá và bạo lực này, tương lai của những khao khát, những ước mơ trong sáng ấy sẽ đi về đâu?

 

Hãy nói về sự bất nhẫn của chúng ta khi chứng kiến những diễn tiến của phiên tòa. Tước đoạt đi lòng tự trọng của con người là một tội ác. Ai? Điều gì xui khiến?

 

Những kẻ nào trong Ban Tuyên Giáo đã đạo diễn cho cái mà tác giả Bùi Hải gọi là “Màn trình diễn tập thể của lời cầu xin và nước mắt”. Toàn thể các cán bộ, ngay cả cựu Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, ông Đinh La Thăng, tất cả đều không thoát ra khỏi các màn thiểu não: “kể lể hoàn cảnh gia đình, hối hận, xin lỗi, khóc, rồi xin khoan hồng; … cám ơn cán bộ trại giam, hối hận, xin lỗi, khóc, và xin khoan hồng; … kể lể, hối hận, xin lỗi, khóc hơn 1 phút, lại xin khoan hồng; …”.

 

Những cán bộ thuộc hàng cao cấp của đất nước đã tự đánh mất tư cách của chính họ trước đồng bào mình. Và nó khiến  một số đông quần chúng hụt hẫng, ngơ ngác. Hụt hẫng trước thái độ của lãnh đạo và ngơ ngác cho chính thân phận mình. Tôi chợt nhận ra rằng, với cái cơ chế này thì dù Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng,… hay gì gì đi nữa, rồi  thái độ của họ cũng sẽ như Thăng, như Thanh mà thôi!

 

Con người, ai cũng muốn được an toàn, được sống trong một đất nước thượng tôn luật pháp. Trong những xã hội dân chủ tây phương, luật pháp là để bảo vệ người dân cả về thể lý và tâm lý. Đứng trước tòa án, không người dân nào thấy là họ cần phải quỵ lụy, khóc lóc cầu xin quan tòa hay ông Donald Trump cả. Nhưng với xã hội Cộng Sản, lãnh đạo tuy nhận mình là tôi tớ của dân nhưng lại có nhu cầu được nhìn thấy người dân tuân phục; hung bạo với dân, nhưng lúc nào cũng muốn được nhìn như là anh minh, cao cả, rộng lượng, khoan hồng. Phiên tòa vừa qua, nó nhắc chúng ta một điều cần nhớ - không riêng gì Việt Nam, cái cơ chế tàn bạo của các nước cộng sản có thể khiến cho con người trở nên tráo trở, hèn kém, đê tiện.

 

Văn hóa làng xã truyền đời của ông bà ta rất coi trọng tình bằng hữu, nghĩa tương tri. Cứ nhìn hoàn cảnh bể dâu của ông Đinh La Thăng để thấy cái thể chế này không thể được tồn tại. Mới ngày nào, mỗi bước đi của ông, từ thăm góc bếp “Mẹ VN Anh Hùng” cho đến lội ao vớt bèo trong ngày Chủ Nhật Xanh đều có hàng chục nhà báo chạy theo chụp hình từng góc cạnh; nức nở tung hô không thiếu một lời hoa mỹ nào. Đến khi ông bị kỷ luật, báo chí lạnh lùng quay mặt. Khi ông bị còng tay như tội phạm giết người, các đồng chí của ông chẳng một lời phản đối! Người cộng sản khi sa cơ cô độc nhất thế giới. Tình đồng chí của họ nhạt như nước ốc; bạc bẽo; lạnh lùng; hoang vắng như đám ma của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Khi người CS xuống tay với đồng chí, họ xuống tay cũng rất lạnh lùng. Những cuộc Đại thanh trừng ở Nga hay ở Trung Quốc là những điển hình rất rõ nét của sự tàn nhẫn ấy. Có thể nói mà không sợ quá lời – sống trong xã hội CS là sống chung với giống sài lang, dù anh ở tầng lớp nào cuộc sống cũng dẫy đầy bất trắc. Trong thế giới này, chỉ có hai giống được quyền tồn tại; hoặc là anh trở thành chúng, hoặc anh chấp nhận sống như loài sâu bọ. Chúng dùng bạo lực để gây sợ; sử dụng côn đồ; dung dưỡng cái xấu, cái ác; sẵn sàng tống giam người vô tội như Hoàng Đức Bình hàng mười bốn năm trời; sẵn sàng cướp đi sáu, bảy năm thanh xuân của những tinh hoa đất nước như Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc,…

 

Nhưng cũng chính vì những hy sinh của họ, của Khánh, của Phúc, của Hoàng Bình, Nam Phong, Nguyễn văn Oai,… đã khiến tôi luôn vững tin vào những giá trị cốt lõi của dân tộc, và cái tiếng reo đầy cảm xúc của đêm chiến thắng ấy cứ lập lại mãi trong trí nhớ tôi. Tôi tin rằng người VN muốn được tôn trọng. Người VN muốn được sống trong cái văn hóa hiền hòa ngàn đời của cha ông: thủy chung với bạn bè; tách bạch với điều xấu tốt; yêu thương đất nước và quan tâm đến tất cả mọi người quanh mình. Tôi tin rằng chúng ta không muốn nhìn thấy một thế hệ trong sáng của Quang Hải, Bùi Tiến Dũng,… mai kia vì một lý do nào đó phải đánh mất nhân cách của chính mình.

Trông chờ cộng sản thay đổi ư? đó là một điều không thực tế. Nhưng với sức mạnh của tập thể, người dân VN có thể  thay đổi được vận mạng của chính mình.

Đâu chỉ có bóng đá, những thành tựu về khoa học, toán học, y học của người Việt đã được biết đến khắp nơi trên thế giới. Hãy vực dậy chính mình, để chúng ta luôn xứng đáng là người Việt Nam. Tướng Lương Xuân Việt, một tướng trẻ, ưu tú của quân lực Hoa Kỳ, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: " …tôi cũng rất may có dòng máu dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền."

Hãy thôi lật trang sử để đi tìm chân dung Nguyễn Thái Học. Dòng máu đang luân lưu trong Lương Xuân Việt cũng đang chảy trong huyết quản những người trẻ VN hôm nay. Ngày 31 tháng 1 vừa qua, đứng trước hệ thống tòa án đã biến các cán bộ cao cấp thành trò hề cho cả nước, sinh viên Trần Hoàng Phúc 23 tuổi, đã dõng dạc nói với lãnh đạo CS: “Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng nó chứng tỏ rằng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không? Và tôi sẽ tiếp tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi”.

Hãy chấm dứt ngay cảnh phơi vi cá trên nóc tòa nhà Đại Sứ bằng cách đặt đúng những người tài đức vào vị trí lãnh đạo. Ngay từ thời khắc này, hãy chấm dứt đổ lỗi cho cơ chế. Hãy dùng sức mạnh của tập thể để đặt trạm BOT vào đúng tuyến đường của nó. Khi người dân VN không chấp nhận làm đàn cừu, cái cơ chế đó tự khắc sẽ tan đi.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 4125)
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối, Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang: Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi, Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 4660)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).
01 Tháng Mười Một 202312:55 SA(Xem: 4417)
Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4586)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4954)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6464)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 5917)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6923)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6257)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 6541)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…