- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SẼ KHÁC

28 Tháng Tám 202210:03 CH(Xem: 6668)


VuNuongTroVe-LeMinhPhong
Vũ Nương Trở Về- tranh Lê Minh Phong

 

 

 

Truyện ngắn     

Ngô Quốc Phương    

SẼ KHÁC   

 



Nó không bao giờ tha thứ cho ba nó về việc đã dám bỏ má nó khi nó còn bé xíu, tuy khi lớn lên rồi, nó biết quyết định ly hôn ấy có thể là sự giải thoát cho má. Tuy nhiên, đó là chuyện gia đình, chuyện nó cho rằng lớn hơn, tuy cũng là một minh chứng cho phức cảm của những người có huyết thống, có tình phụ tử, nhưng lại sinh ra trong một đất nước mà những người lớn, cha, ông, chú, dì, anh, bác, chị, cô đi trước không giải quyết một cách tốt hơn, để cho thế hệ sau, những thế hệ sau, trong đó có nó, phải rơi vào cảnh mẹ cha ăn mặn, con cái khát nước khô cổ, ấy là chuyện ba nó ủng hộ hòa hợp, hòa giải mà lại theo tinh thần của mấy cái nghị quyết cũ rích nọ và sách lược thâm sâu kia của bên thắng cuộc đang nắm quyền.

Con ạ, ba nó nói, con phải nghe ba, ba trước cũng nghĩ hẹp hòi, (sic: thế nào là hẹp hòi? mà ai hẹp hòi? cái đầu của nó đã như không muốn nghe mà phản ứng tắp lự, nhưng nó để đó và coi ông già nói gì tiếp qua đường dây viễn liên), đấy là trước, con gái ạ, sau thì ba phải nghe chú đấy, chú út nói rất có lý và còn ai có thể sáng suốt hơn một nhà văn có giải văn bút tây?

Hừm, nó đoán ngay mà, kẻ thắng giải thưởng lớn của tây trong một gia đình ta thua cuộc, kẻ không sống tới một ngày trong chế độ toàn trị, bỏ đi ngay trước khi kẻ thù tràn ngập đô thành, quê hương, để rồi chúng dựng những trại tù tha hồ báo ân, báo oán, bỏ tù, tra tấn, khủng bố, tẩy não, bỏ đói, hành hạ, phân biệt đối xử, kềm kẹp dân lành và gieo oan trái cho bao người từng trong chế độ cũ, thì làm sao mà biết được nỗi khổ, niềm đau, oan tình, oan trái, những nỗi bất công vô tận, không bao giờ có thể nguôi ngoai của đồng bào, nhất là tự nhiên đang có đất nước, Tổ quốc, có quốc gia, có màu cờ riêng của mình, có quốc ca riêng của mình, có lãnh thổ riêng của mình, có cả một bầu trời tự do tươi đẹp, bỗng huỵch một cái mất trắng, kẻ ở lại thì bơ vơ, muốn sống thì phải cam chịu, chịu đựng nhiều, kẻ bỏ đi thì mất hồn là chính, chứ có mấy đứa muốn quay về ôm chân bọn kẻ cướp, thắng cuộc đâu?

Hừm, chú của nó là con út của bà hai, ba của nó là con cả của bà cả của ông nó, vậy mà hai anh em lại gặp nhau, mà gặp nhau ở chỗ ấy, chỗ ôm chân ấy ư?, chỗ chiến bại ấy ư? Ba nó lú, nhưng chú nó đâu có ít lú hơn? Mà chú nó có thể lú kép chứ không phải là đơn, đơn là cái lú của kẻ sinh ra ở xứ tây, không một ngày ăn cơm ta ở quê nhà khi tấm bé, không một ngày sống trong kìm kẹp của lũ bạo chúa sặc máu trả thù, muốn san phẳng thành trì tinh thần và vật chất của chế độ cũ và thay thế tuyệt đối bằng những tượng đài chiến thắng của chúng.

Lú kép là khi được giải thưởng lớn của bọn tây, hừm, với nó, đó là sự may mắn, trúng xổ số thôi, không chỉ vô gia đình nó, mà vô cộng đồng thiểu số một nửa ở nhà, và một nửa phiêu dạt ra hải ngoại này, nhưng trúng số đâu chưa biết, những hào nhoáng của đại giải thưởng, nhất là những giải thưởng là sản phẩm của cả một nhà máy khổng lồ của bọn cánh tả trá hình, từ bọn PR, bọn xuất bản, bọn đại diện, bọn thành viên ban giám khảo, bọn ăn theo phê bình, và cả những kênh cửa phát hành của chúng, để ra những sản phẩm mà chủ yếu là ăn cơm tư bản, chưởi cha tư bản, nhưng lại im bặt, không hề nói năng gì, phê phán gì những quốc gia bạo chúa, độc tài, toàn trị.

Hừm, chính những giải thưởng đó làm chú nó, và bao kẻ khác, mà nó dám gọi là nạn nhân sang trọng đấy, nạn nhân deluxe đấy, nạn nhân phù hoa đấy, đã bị mù lòa.

Nó thà chẳng viết lách gì, chẳng nói năng gì, hơn là đi nói một nửa sự thật, viết một nửa sự thật, và viết bằng con mắt thiển cận, chẳng sâu sắc gì. Đã không trả sự thật cho lịch sử, trả công lý cho nạn nhân, thì làm sao mà có được hòa giải, với hòa hợp được? đó chỉ là thứ mà bọn thắng cuộc ban phát, bố thí cho lũ tôi đòi chiến bại, nô lệ muôn đời của toàn trị, của bạo chúa mà thôi, nếu ai đó muốn chấp nhận vô điều kiện như thế.

Nó thà viết bằng nước mắt, đớn đau, giằn vặt, còn hơn là lạc quan tếu, còn hơn là bằng chủ nghĩa hàng phục, bằng ôm chân, bằng dễ dàng sang trang, bỏ công lý, sự thật vào cái sọt rác, hay một cái rương kín, rồi chôn giấu đi, lờ đi, và coi như chúng không có, để mà hú hí với cái hiện đại, hậu hiện đại, cái hào nhoáng tây cánh tả, kể cả tân, tân, tân… tả, với những hy vọng hão huyền rằng biết cách làm thân, nói chuyện, tán tỉnh độc tài, toàn trị, thì chúng sẽ nghe và nhất là ta có thể về nhà, về quê cũ để tha hồ làm ăn, du hí, kể cả hưu trí, để được đi đây đi đó, dùng tiền của tích trữ bên xứ tây, trời tây, mà hú hí, sung sướng dù là kín, ngầm, hay thô thiển, lộ liễu, bên trời ta…

Đó, đó là ôm chân, mà mấy người đó cũng còn hy vọng thêm cho cả con cháu được hưởng phước theo nữa, khi cả tập đoàn gia đình, gia tộc cùng lò mò về theo lối ấy, cách thức ấy để phì gia, vinh thân, bỏ quên quá khứ oan trái với bao câu hỏi về công lý chưa được trả lời sòng phẳng, đồng thời mũ ni che tai, lờ tịt khổ nạn đang diễn ra hàng ngày mà đồng bào bây giờ đang chịu đựng mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây.

À tiện đây, nó chia sẻ luôn, bữa trước có người cho nó coi trên mạng hình ảnh của những người đảng tân nọ, đảng cựu kia, phe mới ấy… ở hải ngoại, đảng viên tiền phong lãnh đạo gì, nhất là nhóm trẻ, trung niên, mà toàn trưng diện uống champaigne, ôm trai xinh, gái đẹp, gái trẻ, đi xe sang, chơi ở resort xịn, ngủ hotel xịn, đồng hồ, âu phục mắc tiền, nhà lầu xe hơi giàu sang, hào nhoáng… ở xứ người, rồi lại còn về cả mấy quốc gia tư bổn láng giềng bên châu lục nhà nữa để trưng diện, khoe khoang, chẳng kém gì bọn con ông cháu cha bên thắng cuộc và cán bộ giàu sang của chúng đang làm, vậy thì mấy “tiền phong” đó kêu gọi đồng bào đau khổ thế nào? Vậy thì họ giác ngộ, lãnh đạo quần chúng cần lao, dân lành ra sao?

Hừm, nó nghĩ bọn độc tài, toàn trị trong nước đã tệ, bọn giả dối bên ngoài buôn chính trị, bán đô la còn tệ hơn, tệ không kém, khi tự thể hiện bản chất như thế, mà thể hiện trơ tráo, công khai… và nó tự bảo: không, ta sẽ không bao giờ làm thế, không giống họ, cũng chẳng giống cha và chú ta, mà ta cùng bạn bè và bầy em nhỏ của ta mai này lớn lên sẽ làm khác và phải làm khác hoàn toàn.

Nghĩ đến đấy, nó đứng dậy, bước ra cửa sổ, kéo cao tấm rèm, mở toang hai cánh cửa kiếng, một làn gió mới ùa vào, trời xanh, mây trắng ngập tràn mắt nó, và đồng cỏ xanh hôm nay như xanh hơn, mây trắng hôm nay như trắng hơn, hương cỏ cây cũng như thơm hơn, nó mỉm cười, tay vuốt nhẹ mái tóc thề đang trong gió vờn bay…

(NQP, London, Anh quốc, 28/8/2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 16903)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 18769)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13285)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 15851)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 14938)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15108)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.
13 Tháng Tám 20204:54 CH(Xem: 16717)
Còn hơn một tuần nữa là bắt đầu công việc mới ở một bệnh viện khác, Na tự thưởng cho mình một chuyến du lịch ở Hawaii. Lúc mua vé không để ý, Na phải ngồi cạnh lối thoát hiểm nên không có cửa sổ nhìn ra ngắm cảnh. Cạnh Na là một chàng người Mỹ tuổi khoảng ngoài ba mươi, dáng vẻ tầm thước, mắt nâu hạt dẻ trông rất hiền, đang lặng lẽ coi phim tài liệu về thiên nhiên bằng iPad. Na cảm thấy buồn chán nên đợi lúc người ta phát đồ ăn, Na đánh bạo hỏi “mắt nâu” làm sao mà có phim coi, anh ấy bảo phải tải app của hãng hàng không về thì mới coi được phim của họ mà không cần wifi. Giờ phi cơ đang bay nên phải chờ khi có internet kết nối thì mới tải được. Thôi vậy, Na đành đọc báo và ngủ suốt chuyến bay.
17 Tháng Năm 20206:43 CH(Xem: 16684)
Quang “bản phủ”, vốn là chánh án ở Toà án nhân dân huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống y như nhân vật Bao Thanh Thiên bên tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập chiếu trên đài. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến toà, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư ký toà…giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì.
23 Tháng Tư 20207:45 CH(Xem: 15575)
Cách đây ba tuần, khi con vi khuẩn độc ác xâm nhập, tấn công ồ ạt vào lãnh thổ Hoa kỳ, lúc ấy mọi người đã bắt đầu thức tỉnh lo sợ trước một cuộc chiến vô cùng gian nan, một mất một còn với kẻ thù vô hình có sức mạnh tấn công tiêu diệt hàng loạt sinh mạng con người mà loài người vẫn chưa có vũ khí chống lại chúng. Chúng không biết phân biệt già, trẻ, lớn bé hay người ấy là ai, nếu không may đến gần chúng, đụng phải chúng, coi như chúng đã chiếm đoạt cái số phận của người ấy, quyết định sống hay chết là do sự chống trả của một có thể cố gắng đánh bại chúng.
13 Tháng Tư 202011:23 CH(Xem: 17257)
Thế là từ hôm ấy trở đi, trên tất cả các phương tiện truyền thông nước nhà đều dành chỗ, dành thời lượng để tôn vinh ngài Kê. Kiểu như: “Cuộc đời ngài Kê”, “Chuyện ngài Kê”, “Ngài Kê liệt truyện”, “Tấm gương Giáo sư Kê”, “Huyền thoại Kê vàng” vân vân và vân vân. Thôi thì trăm hoa đua sắc, trăm nhà đua nở. Thơ ca nhạc họa, truyện ngắn tiểu thuyết bút ký trường thiên dài kỳ các kiểu. Thậm chí bên bộ dục còn phát động cuộc thi kể chuyện về ngài Kê trong học sinh các cấp, rầm rộ. Có con bé học trò lớp ba mãi trên Mù Căng Chải chưa xuống núi lần nào được giải nhất. Nó kể về công đức ngài Kê với các đồng bào mèo mán lô lô trên quê nó cực hay, nức nở. Hay đến nỗi ngài Kê hôm ấy mở ti vi xem cũng rơi nước mắt.